Sau khi quân Giải phóng miền Nam Việt Nam rút
khỏi Huế, để che giấu thất bại của mình cũng như bôi nhọ hình ảnh quân Giải
phóng, Mỹ nguỵ và truyền thông phương Tây đã vẽ lên cái gọi là "thảm sát
Huế 1968".
Theo các thông tin do Mỹ và VNCH đưa ra, trong
22 địa điểm tìm được các mồ chôn tập thể, người ta đếm được 2.326 sọ người. Sau
tết, các gia đình kê khai có người chết hoặc mất tích là 4.000 gia đình. Chính
quyền Việt Nam Cộng Hòa thì đưa ra danh sách 4.062 nạn nhân được họ xác định là
đã bị mất tích, bắt cóc hoặc bị giết. Theo các báo cáo của Việt Nam Cộng Hòa,
nhiều thi thể được tìm thấy ở tư thế bị trói buộc, bị tra tấn và đôi khi bị
chôn sống.
Nhờ những "món nghề truyền thông" đã
thành thương hiệu (tương tự như sự kiện nước mắt Đức Mẹ Maria 1954 đưa tới sự
kiện 2 triệu người di cư vào Nam), Mỹ đã khiến cả thế giới tin rằng Việt Cộng
là thủ phạm đứng sau vụ thảm sát ở Huế. Đến mức, tới ngày 30/4/1975, hàng triệu
người miền Nam đã phải di cư sang nước ngoài vì tin rằng sẽ có cuộc "tắm
máu" nếu Việt Cộng chiếm được miền Nam. Nhưng sự thật đâu phải như vậy!
Từ những bài học kinh nghiệm xương máu đó nên
Chính phủ Việt Nam tỏ ra cực kỳ thận trọng với thông tin về những cuộc thảm sát
mà Mỹ và phương Tây đang cáo buộc Nga ở Ucraina. Việt Nam không ủng hộ bất cứ
hành vi vi phạm nhân quyền nào nhưng tất cả thông tin đưa ra phải được đánh
giá, xem xét kỹ lưỡng, chứ không phải là thông tin 1 chiều, thiếu chứng cứ như
hiện nay.
Bởi lẽ, đơn giản vì chúng tôi cũng là nạn
nhân, từng bị Mỹ vu cáo rất nhiều trong suốt 20 năm chiến tranh. Nên đừng đòi
hỏi Việt Nam phải tin lời cáo buộc của Mỹ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét