Trong chiến lược chống phá Việt Nam, âm mưu cơ bản, lâu dài của các thế lực thù địch là xoá bỏ chủ nghĩa xã hội (CNXH), xoá bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thủ tiêu sự lãnh đạo của Đảng, đưa cánh mạng Việt Nam theo quỹ đạo chủ nghĩa tư bản. Để thực hiện âm mưu đó, chúng coi tấn công trên mặt trận tư tưởng, lý luận là “mũi đột phá” hòng làm tan rã niềm tin, gây hỗn loạn về tư tưởng, lý luận, tạo ra những “khoảng trống” để dần dần đưa hệ tư tưởng tư sản thâm nhập vào cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhằm chuyển hóa, xóa bỏ tư tưởng xã hội chủ nghĩa (XHCN).
Bên cạnh sự chống phá của các thế lực
thù địch, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN đang đặt
ra nhiều vấn đề mới cần phải giải quyết cả về lý luận và thực tiễn. Những tác động
của tình hình thế giới, khu vực, của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và
những tiêu cực bởi mặt trái của kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế; những hạn
chế trong “Công tác đấu tranh phản bác, ngăn chặn các thông tin xấu độc,
quan điểm sai trái, thù địch có lúc, có nơi còn bị động, thiếu sắc bén, tính
chiến đấu chưa cao; công tác nắm bắt dư luận trước những sự kiện, tình huống bất
ngờ còn chưa kịp thời”, dẫn đến sự xuất hiện các quan điểm, nhận thức khác
nhau về con đường đi lên CNXH ở nước ta, thậm chí là sai trái, lệch lạc
với mục tiêu, lý tưởng của Đảng, của dân tộc. Đại hội XIII của Đảng đã chỉ
rõ: “Một bộ phận cán bộ, đảng viên phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí, ngại
khó, ngại khổ, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa”; “Bốn nguy cơ mà Đảng ta đã chỉ ra còn tồn tại,
có mặt còn gay gắt hơn. ...Có biểu hiện chưa quan tâm đúng mức bảo đảm
phát triển theo định huớng XHCN… Tham nhũng, lãng phí, quan liêu, suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”
trong nội bộ cũng như những mâu thuẫn xã hội còn diễn biến phức tạp. Các thế lực
thù địch tiếp tục tăng cường chống phá Đảng, Nhà nước và đất nước ta”.
Trong tình hình hiện nay, nhiệm vụ đấu
tranh tư tưởng, lý luận, vì thế không chỉ là tất yếu, mà đã trở thành mặt trận
nóng bỏng hàng đầu của công tác tư tưởng, lý luận, trực tiếp liên quan đến mục
tiêu, lý tưởng, sự ổn định, phát triển bền vững của đất nước. Vì vậy, Đảng ta
yêu cầu: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức công tác tư tưởng theo
hướng chủ động, thiết thực, kịp thời và hiệu quả; nâng cao tính chiến đấu, tính
giáo dục, tính thuyết phục trong tuyên truyền, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước. ...Đẩy mạnh tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, hoàn thiện hệ thống
lý luận về đường lối đổi mới, về CNXH và con đường đi
lên CNXH ở Việt Nam”.
Theo đó, trên mặt trận tư tưởng, lý luận phải
kiên quyết đấu tranh chống lại những quan điểm, tư tưởng sai trái của các
thế lực thù địch và những phần tử cơ hội chính trị, khắc phục những nhận
thức lệch lạc; đồng thời, tích cực bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, bảo
vệ và phát triển những giá trị tốt đẹp trong truyền thống văn hóa dân tộc, chủ
động định hướng giá trị đúng đắn đối với sự phát triển của con người và xã hội
Việt Nam. Phải quán triệt sâu sắc quan đểm: “Gắn kết chặt chẽ giữa “xây” và “chống”,
lấy “xây” là cơ bản, “chống” phải quyết liệt, hiệu quả. Vì thế, công tác tư tưởng
luôn phải được quan tâm đầy đủ, được tiến hành thường xuyên, mọi sự xem nhẹ
công tác tư tưởng đều sẽ phải trả giá, thậm chí một cái giá rất đắt.
Công tác tư tưởng phải tạo được sự nhận
thức đúng đắn, thống nhất về vị trí, vai trò của nhiệm vụ đấu tranh trên mặt trận
tư tưởng, lý luận; trên cơ sở đó, thấy rõ trách nhiệm của từng địa phương, cơ
quan, đơn vị trong cuộc đấu tranh trên mặt trận nóng bỏng này. Làm cho các tổ
chức, các lực lượng nắm vững nội dung và yêu cầu cốt lõi của đấu tranh trên mặt
trận tư tưởng, lý luận hiện nay là bảo vệ và phát triển nền tảng tư tưởng của Đảng,
nhằm củng cố vững chắc trận địa tư tưởng của Đảng trong xã hội, tăng cường khả
năng “miễn dịch” trước mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch.
Đồng thời, “Đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo
đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Cụ
thể là:
Thứ nhất, cấp ủy, tổ chức đảng cần tập trung nâng cao năng lực lãnh đạo tiến
hành công tác tư tưởng, lý luận; nâng cao tính chiến đấu và sức thuyết phục
trong đấu tranh tư tưởng, lý luận. Căn cứ vào tính chất, đặc điểm của từng loại
hình tổ chức đảng để xác định chức năng, nhiệm vụ cụ thể trong đấu tranh tư tưởng,
lý luận; phải thường xuyên chăm lo lãnh đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả
công tác tư tưởng, làm cho cán bộ, đảng viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên
định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, tin tưởng tuyệt đối vào đường lối,
quan điểm của Đảng, phát huy bản chất cách mạng, truyền thống vẻ vang của dân tộc.
Công tác tư tưởng, lý luận có vai trò
quan trọng hàng đầu trong hoạt động lãnh đạo và công tác xây dựng Đảng; có ý
nghĩa quyết định bảo đảm cho Đảng có nền tảng tư tưởng vững chắc, có chủ
trương, đường lối, cương lĩnh chính trị, chiến lược phát triển kinh tế
- xã hội được xây dựng trên cơ sở khoa học, phù hợp với quy luật vận động của
xã hội và hợp lòng dân. Sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng trên mặt trận đấu
tranh tư tưởng, lý luận phải thể hiện tập trung ở việc xây dựng và tổ chức thực
hiện các chỉ thị, nghị quyết lãnh đạo và chương trình hành động thực hiện nghị
quyết. Để chủ động tiến công toàn diện, thống nhất và đồng bộ làm thất bại mọi
âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch trên mặt trận tư tưởng, lý
luận, cần quán triệt sâu sắc các chỉ thị, nghị quyết của Ban Chấp hành Trung
ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh
phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
Thứ hai, tăng cường,
nâng cao hơn nữa tính hiệu quả của các Ban chỉ đạo 35; tiếp tục
quán triệt sâu sắc Nghị quyết số 35 của Bộ Chính trị, Kế hoạch số 14 của
Ban Bí thư về thực hiện Nghị quyết số 35 của Bộ Chính trị và Hướng dẫn số 105 của
Ban Tuyên giáo Trung ương về công tác lý luận chính trị. Ban chỉ đạo 35 các
cấp cần thường xuyên được củng cố, kiện toàn về tổ chức, nâng cao trách nhiệm của
các thành viên; tăng cường công tác kiểm tra của Ban chỉ đạo, cấp ủy cấp
trên đối với Ban chỉ đạo, cấp ủy cấp dưới về tổ chức thực hiện nhiệm vụ đấu
tranh trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận. Ban chỉ đạo 35 của Trung ương cần chỉ đạo
thường xuyên, tạo sự thống nhất giữa các bộ, ban, ngành và lực lượng tham
gia đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch trên mặt trận tư tưởng, lý
luận; định hướng kịp thời trước những vấn đề nảy sinh tác động đến dư luận, tâm
trạng xã hội...Quan tâm xây dựng, củng cố, phát huy vai trò của lực lượng
nòng cốt; chú trọng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy lý luận
chính trị, khoa học xã hội và nhân văn; cán bộ hoạt động trên các lĩnh vực
báo chí, xuất bản, văn hóa, nghệ thuật...; cần nghiên cứu xây dựng cơ chế hoạt
động phù hợp.
Thứ tư, coi trọng việc
giáo dục, động viên, phát huy vai trò, trách nhiệm của mọi cán bộ, đảng viên, tạo
nên lực lượng đông đảo, rộng khắp. Thực hiện tốt quan điểm: “Bảo vệ vững
chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác có hiệu quả các quan điểm
sai trái, thù địch là một nội dung cơ bản, hệ trọng, sống còn của công tác xây
dựng, chỉnh đốn Đảng; là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Đảng, toàn dân,
toàn quân”.
Thực tiễn luôn vận động, phát triển,
theo đó lý luận cũng luôn phát triển với những nội dung mới. Mặt khác, các thế
lực thù địch luôn tìm cách đưa ra những chiêu thức mới, những luận điệu và cách
thức chống phá mới. Vì thế mỗi cán bộ, đảng viên phải thường xuyên được giáo dục,
cập nhật tình hình. Các cấp uỷ, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên và
các tổ chức quần chúng thường xuyên quan tâm định hướng dư luận, tạo
sự đồng thuận, thống nhất cao trong toàn xã hội, góp phần đấu tranh vạch trần
các quan điểm sai trái, thù địch. Đây không chỉ là sự quán triệt và cụ thể
hóa quan điểm phát huy sức mạnh tổng hợp trong đấu tranh chính trị - tư tưởng,
mà còn là một yêu cầu cơ bản của nhiệm vụ đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý
luận theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét