LUẬN VỀ KẺ SĨ NGÀY XƯA VÀ NAY
Nói tới kẻ sĩ là nói tới những người có văn
hóa và nhân cách ở trình độ cao; kẻ sĩ là người học cao, hiểu rộng. Chữ sĩ cũng có bóng dáng đầu tiên của học trò, nhưng
mục đích ở cuối chặng đường học hành lại là làm quan. Tóm lại, chữ sĩ phản ánh một hành trình gồm nhiều chặng, từ lúc
đi học đến khi làm quan.
Từ xa xưa, giới trí thức, những người học cao hiểu rộng, có chí
khí được nhân dân vinh danh là kẻ sĩ. Danh xưng kẻ sĩ, ngoài ý nghĩa đề cao đạo
học và nhân tài, còn là sự gửi gắm, hy vọng, đặt ra yêu cầu cao về nhân cách,
cốt cách người quân tử, dù cạm bẫy, cám dỗ thế nào cũng phải luôn giữ lòng ngay
thẳng, tôn trọng, đấu tranh bảo vệ lẽ phải. Tuy nhiên, ngày xưa vẫn có kẻ sĩ
thuộc hạng “dài lưng tốn vải”, hữu danh vô thực, thường được gọi là “sinh đồ ba
quan” mà Phan Huy Chú đã than phiền: “Từ khi kẻ nịnh thần đề nghị đổi phép thi,
hạng sinh đồ ba quan đầy cả trong thiên hạ. Người trên do đó lấy tiền mà không
ngại, kẻ dưới nộp tiền để đỗ mà không biết thẹn, làm cho trường thi thành ra
chỗ buôn bán”.
Trí thức ngày nay cũng có thể xem là kẻ sĩ dù
có khác nhau về cái học (nội dung đào tạo, phương pháp rèn luyện, chỗ đứng
trong xã hội)… nhưng về vai trò, sứ mệnh đối với xã hội, với nhân tâm, thế đạo
thì không khác. Kẻ sĩ hay trí thức mãi mãi là hình thái văn hóa. Lịch sử dân
tộc qua các thời kỳ đã chứng minh, hiền tài là nguyên khí quốc gia, là vốn quý
của dân tộc. Sự tồn vong của chế độ; cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín của đất
nước phụ thuộc rất lớn vào vai trò của tầng lớp tinh hoa trong đời sống xã hội.
Cụ Nguyễn Công Trứ (1778-1858) viết: “Tước hữu ngũ, sĩ cư kỳ liệt/
Dân hữu tứ, sĩ vi chi tiên...” (Tước có 5 bậc, sĩ được dự vào bậc
nhất/ Dân có 4 loại, sĩ đứng đầu…). Bất cứ triều đại nào muốn phát triển thịnh
vượng cũng phải coi trọng chính sách xây dựng, trọng dụng hiền tài.
Cái học ngày xưa có gì khác với cái học ngày nay? Và kẻ sĩ ngày
xưa nắm giữ vai trò gì đối với quốc gia, xã tắc? Thời Phong kiến, kẻ sĩ lấy tư
tưởng nho giáo để làm cái sự học của mình; lấy Đạo tam cương, ngũ thường là
rường cột của mọi mối quan hệ đạo đức – xã hội; đó là những chuẩn mực tất
nhiên, bất biến. Trong ba mối quan hệ quân – thần, phụ – tử, chồng – vợ, hai
mối quan hệ đầu được kẻ sĩ coi trọng. Kẻ sĩ coi đức trung và đức hiếu là hai
giá trị căn bản nhất xác định giá trị của con người. Họ trung thành với vương
triều, là mưu sĩ cận thần, là sĩ phu yêu nước, góp phần cùng đế vương “trị
quốc, bình thiên hạ”. Trong thời đại ngày nay không còn quan hệ vua – tôi thì
đó chính là “lòng trung thành với tổ quốc, với nhân dân và với chế độ đã đem
lại độc lập, tự do, cơm ngon, áo đẹp như ngày nay”. Thời nào cũng thế, đã là kẻ
sĩ thì phải lấy trung, hiếu làm trọng, phải là những người “giàu sang không thể
cám dỗ, nghèo khó không thể chuyển lay, quyền uy không thể khuất phục”. Đã là
kẻ sĩ thì trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng phải luôn nuôi dưỡng chí khí lớn lao,
phải gánh vác trọng trách với non sông đất nước và luôn luôn kiên trì ý chí anh
hùng. Kẻ sĩ dám chấp nhận mọi khó khăn để thực hiện bổn phận, trách nhiệm với
non sông; có vị trí cao và vai trò quan trọng trong xã hội, có tài trị nước an
dân, có bổn phận nặng nề nhưng vẻ vang.
Nước Việt hơn 4000 năm văn hiến có biết bao nhiêu kẻ trí sĩ đem
tài năng của mình để kinh bang tế thế, mang cái tài của mình mà trị quốc an
dân; biết bao kẻ sĩ dấn thân vì đại nghiệp giải phóng dân tộc, từ bỏ vinh hoa,
phú quý để đồng hành cùng dân tộc; góp sức lực và trí tuệ của mình vào sự
nghiệp thống nhất nước nhà; ví như giáo sư Trần Đại Nghĩa, kỹ sư luyện kim Võ
Quý Huân, bác sĩ Trần Hữu Tước từ bỏ nơi gấm hoa để theo Bác Hồ về nước đóng
góp vào sự nghiệp chung, đó là rửa mối nhục nô lệ của dân tộc.
Ngày nay đám “kẻ sĩ – trí giả nửa mùa” đó cũng không phải là ít;
thậm chí là những kẻ con cháu, dòng dõi thế gia; được đảng nhà nước cho ăn học
tử tế, hưởng lương bổng từ ngân sách nhà nước; thậm chí có kẻ còn đương chức,
đương quyền nhưng lại trở cờ theo giặc, thường xuyên chống phá sự bình yên của
đất nước ta. Bọn chúng ôm dạ phản trắc, thấy lợi nhỏ quên nghiệp lớn, bán rẻ Tổ
quốc và luôn có tư tưởng thờ ngoại bang. Nhiều cái tên cũng được xem là “kẻ sĩ”
như: Chu Hảo, Nguyên Ngọc, Nguyễn Quang A, Nguyễn Đăng Quang, Mạc Văn Trang, Đỗ
Ngọc Thống, Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Đức Thành, Chu Mộng Long…là những trường hợp
điển hình. Chúng lợi dụng những sự kiện được dư luận quan tâm để xuyên tạc, bịa
đặt, bôi nhọ Đảng và Nhà nước ta, kêu gọi phương Tây can thiệp chuyện nội bộ
của Việt Nam. Chúng là lũ lưu manh nhân danh trí trức. Những “kẻ sĩ” này, luôn
cho mình là học cao, biết rộng; trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, nhưng
có một điều chắc chắc là “trung, hiếu, lễ, nghĩa, trí, tín” những cái làm nền
tảng để làm nên kẻ sĩ thì họ lại không hề có. Họ can tâm phò trợ ngoại bang,
khúm núm và tôn thờ bọn ngụy quân – ngụy quyền, đám tàn binh, thất tướng đang
ngày đêm chống phá đất nước ta.
Đại hội XIII của Đảng xác định: “Phát triển
nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao …, gắn với cơ chế tuyển
dụng, sử dụng đãi ngộ nhân tài”[1]. Như vậy, mục tiêu lao động và cống hiến của giới trí thức, nhà
khoa học, văn nghệ sĩ trong thời đại ngày nay là sự hòa quyện, phản ánh chân
thực và sinh động khát vọng dân tộc hùng cường. Mỗi cá nhân kẻ sĩ là một nhân
tố quan trọng cấu thành nguyên khí quốc gia, vốn quý của dân tộc. Mọi tư tưởng,
hành động của kẻ sĩ cần đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết và trước
hết, hướng đất nước đến phồn vinh, hạnh phúc, hùng cường. Khi kẻ sĩ mang trong
mình cốt cách như cây tùng, cây bách thì chẳng có thế lực nào có thể lôi kéo,
chẳng có thủ đoạn nào có thể khuất phục, chẳng có vũ khí nào có thể hạ gục./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét