Bốn giây
xuất hiện của "đường lưỡi bò" trong bộ phim hoạt hình dài hơn tiếng
rưỡi có thể không dài, nhưng đó lại là cách thức tuyên truyền rất tinh vi của
Trung Quốc.
Dư luận đang dậy sóng về chuyện bộ phim hoạt
hình Abominable (tên phát hành tại Việt Nam: Everest:
Người tuyết bé nhỏ) bị dừng chiếu sau khi khán giả phát hiện cảnh phim có
hình ảnh "đường lưỡi bò" mà Trung Quốc tự ý vẽ ra trên Biển
Đông.
"Đường lưỡi bò" hay "đường chín
đoạn" là khái niệm mà Bắc Kinh dựa vào để tuyên bố quyền lịch sử đối với
gần như toàn bộ Biển Đông. Tuy nhiên, yêu sách này hoàn toàn trái với luật quốc
tế và trên thực tế, Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) năm 2016 đã ra phán quyết
khẳng định tuyên bố của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý.
Vụ việc một lần nữa cho thấy sự nguy hiểm của chính
sách tuyên truyền mà Bắc Kinh đang thực hiện về một thứ mà thậm chí ngay cả bản
thân họ cũng mơ hồ về nguồn gốc.
"Nhận thức, chứ không phải bất cứ điều gì khác,
là thứ nguy hiểm nhất trên Biển Đông", giáo sư Zheng Wang, Giám đốc Trung
tâm Nghiên cứu Hòa bình và Xung đột thuộc Đại học Seton Hall (Mỹ), một chuyên
gia về Trung Quốc, viết cho The Diplomat năm 2014.
Trong bài viết về việc "đường lưỡi bò" đã ăn
sâu vào suy nghĩ của người Trung Quốc như thế nào, ông Wang cho biết từ những
năm 1940, các thế hệ người Trung Quốc đã được các sách giáo khoa địa lý tuyên
truyền rằng "cực nam đất nước là Zengmu Ansha".
Zengmu Ansha là cách Trung Quốc gọi bãi ngầm James
(James Shoal) ở phía nam Biển Đông, rất gần bờ biển Malaysia. Từ bài học này,
những đứa trẻ Trung Quốc bắt đầu hình thành nhận thức về cái gọi là "đường
chín đoạn". Một bài tập phổ biến với chúng là tính khoảng cách từ cực bắc
đến cực nam Trung Quốc qua bản đồ và kết quả là 5.500 km, theo giáo sư Wang.
"Trong nhiều tranh chấp lãnh thổ, bản đồ đã được
các bên yêu sách sử dụng như một công cụ quan trọng để biện minh cho việc bảo
vệ hoặc giành lại các vùng lãnh thổ đang tranh chấp", ông Wang nói.
"Bản đồ cũng được sử dụng trong hệ thống giáo dục để hình thành quan niệm
của thế hệ trẻ về biên giới và chủ quyền quốc gia".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét