NHẬN DIỆN SỰ KHÁC NHAU
GIỮA LUẬN ĐIỆU SAI TRÁI CỦA CÁC THẾ LỰC
THÙ ĐỊCH VÀ CÁC Ý KIẾN KHÁC VỚI QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG TA
Đấu
tranh chống quan điểm sai trái, thù địch là một nhiệm vụ quan trọng trong công
tác tư tưởng hiện nay của Đảng, nhằm làm thất bại âm mưu và hoạt động “diễn
biến hòa bình” của các thế lực thù địch, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi sự
suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, củng
cố sự thống nhất tư tưởng trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Đồng thời phản bác lại những luận điệu
vu khống, xuyên tạc của các thế lực thù địch, làm rõ đúng - sai, góp phần giáo
dục, nâng cao nhận thức cho đảng viên và quần chúng nhân dân, qua đó có biện
pháp đấu tranh ngăn chặn, từng bước đẩy lùi các hoạt động chống phá của chúng,
góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa,
khối đại đoàn kết toàn dân tộc, mục tiêu Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Trong quá trình lãnh đạo đất nước,
Đảng ta luôn phát huy sức mạnh thời đại với trí tuệ của dân tộc, mọi chủ trương
đường lối đều được lấy ý kiến của các giai tầng trong xã hội nhằm tạo sức mạnh
tổng hợp. Tuy nhiên, cũng chính trong quá trình này, các thế lực phản động, thù
địch đưa ra những luận điệu của riêng mình. Cùng với đó, các giai tầng trong xã
hội cũng có những quan điểm riêng. Tổng thể các ý kiến đó chúng ta dễ dàng nhận
thấy sự khác nhau giữa
những “quan điểm sai trái, thù địch” với những ý kiến khác với quan điểm, đường
lối của Đảng đó là:
Thứ nhất, khác
nhau về mục đích: Các
thế lực thù địch, cơ hội chính trị tung ra những quan điểm sai trái, thù địch
một cách công khai, thẳng thắn nhằm đả kích vào Đảng, phủ nhận vai trò lãnh đạo
của Đảng, đả kích vào chế độ xã hội chủ nghĩa, nhằm lái đất nước đi vào con
đường tư bản chủ nghĩa. Còn có những ý kiến của cán bộ, đảng viên khác, thậm
chí có khi trái với một số chủ trương của Đảng trong một thời điểm nào đó nói
chung là vì mục đích, động cơ xây dựng, muốn đóng góp ý kiến với Đảng, Nhà nước
để làm tốt hơn, lãnh đạo và quản lý đất nước hiệu quả hơn.
Thứ
hai, khác nhau về nội
dung: Các quan điểm sai
trái, thù địch phủ nhận, bác bỏ thẳng thừng những nội dung cốt lõi, then chốt
trong đường lối chính trị, quan điểm cơ bản của Đảng. Như là bác bỏ những nguyên lý cơ bản hoặc
toàn bộ nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh; bác bỏ lý tưởng xã hội chủ nghĩa, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, ca
ngợi, cổ súy cho chủ nghĩa tư bản, bôi đen chủ nghĩa xã hội, xuyên tạc chủ
nghĩa xã hội cả trên lý luận lẫn thực tiễn; phủ nhận, bác bỏ vai trò lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam, quy mọi sai lầm, khuyết điểm về cho Đảng Cộng sản…
Thứ
ba, khác nhau về phương pháp: Những người có quan điểm sai trái,
thù địch không từ một thủ đoạn nào để chống Đảng Cộng sản Việt Nam, chống Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chống chế độ xã hội chủ nghĩa, chống
nhân dân. Họ sẵn sàng bịa đặt, nói xấu một cách vô liêm sỉ, đổi trắng thay đen,
suy diễn một cách vô căn cứ, đồng nhất toàn bộ Đảng Cộng sản với một số cán bộ
đảng viên tham nhũng, thoái hóa biến chất, phủ nhận công lao của Đảng, phủ nhận
lịch sử, cực đoan, phiến diện, siêu hình, qui chụp mọi khuyết điểm, sai lầm về
cho Đảng Cộng sản Việt Nam, lấy hiện tượng thay cho bản chất..
.
Thứ tư,
khác nhau về đối tượng: Những
người tung ra các quan điểm sai trái, thù địch chủ yếu là các thế lực thù địch
bên ngoài, các đảng phái chính trị phản động như đảng Việt Tân ở hải ngoại, các
phần tử cơ hội, chính trị trong và ngoài nước, có những người đã từng vi phạm
pháp luật Việt Nam, lòng đầy hận thù với chế độ. Trong số này, có cả một số người trước
kia là cán bộ, đảng viên song bây giờ họ đã chuyển sang “trận tuyến bên kia”,
họ đã sám hối, trở cờ, trở thành thế lực thù địch. Còn những cán bộ, đảng viên
có ý kiến khác với đường lối của Đảng có thể do trình độ nhận thức hạn chế, do
phương pháp tư duy giản đơn, không biện chứng, do ngộ nhận hoặc chịu ảnh hưởng
nhất định của những quan điểm sai trái chứ không phải là thế lực thù địch.
Thứ năm, khác
nhau về cách thức đăng tải: Các
thế lực thù địch tìm mọi cách để tuyên truyền, phát tán những quan điểm sai
trái của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng như cho xuất bản sách,
báo ở nước ngoài, sản xuất băng đĩa hình, in truyền đơn rồi tìm cách chuyển về
trong nước, sử dụng các đài truyền hình, phát thanh của nước ngoài (như RFI,
BBC…) nhằm vào Việt Nam. Đặc
biệt ngày nay dựa vào thành tựu của công nghệ thông tin hiện đại, các thế lực
thù địch sử dụng mạng Internet, các mạng xã hội, các blog để tán phát rất
nhanh, hữu hiệu quan điểm của họ vào Việt Nam và trên khắp thế giới. Trái lại, là cán bộ, đảng viên, nếu có
ý kiến khác hoặc trái với đường lối, quan điểm của Đảng có thể phản ánh lên cấp
trên, cấp có thẩm quyền, có quyền bảo lưu ý kiến, hoặc trình bày, thảo luận
trong các hội thảo khoa học, hội nghị nội bộ chứ không được tùy tiện phát tán
trên các phương tiện thông tin đại chúng; đảng viên phải chấp hành Điều lệ Đảng
và Quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được
làm.
Đối với
2 loại ý kiến trên đây chúng ta phải có thái độ và phương pháp đối xử linh
hoạt, đúng đắn và phù hợp. Đối với quan điểm sai trái, thù địch trong và ngoài
nước, chúng ta phải đấu tranh, phê phán mạnh mẽ, kiên quyết, kiên trì, không mơ
hồ, không thỏa hiệp. Còn đối với những cán bộ, đảng viên có ý kiến khác với
đường lối, quan điểm của Đảng, đây là mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, chúng ta
cũng phải đấu tranh, phê phán, làm rõ đúng - sai thông qua đối thoại, trao đổi,
tọa đàm, thuyết phục trên tinh thần đồng chí, tăng cường đoàn kết, đồng thuận,
không đẩy họ về phía các thế lực thù địch mà cố gắng lôi kéo họ về phía chúng
ta; chúng ta phê phán quan điểm sai chứ không phê phán con người, xúc phạm, đả
kích cá nhân. Có như vậy Đảng ta mới
phát huy được sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, sức mạnh dân tộc với sức mạnh
thời đại để thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất
nước.
MẠNH
HƯNG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét