Hiện nay, chúng ta đang nỗ lực xây dựng và hoàn thiện nhà nước
pháp quyền XHCN, bản chất là yêu cầu thượng tôn pháp luật, mọi cơ quan, đơn vị,
tổ chức, cá nhân trong xã hội phải sống và làm việc trong khuôn khổ Hiến pháp
và pháp luật. Đây là yêu cầu mà mọi nhà nước pháp quyền trên thế giới đều hướng
tới.
Thế nhưng, hiện nay có nhiều người lầm tưởng rằng, môi trường
internet, mạng xã hội là môi trường dân chủ vô hạn độ, người ta muốn nói gì thì
nói, viết gì thì viết... mà không phải chịu trách nhiệm. Đó là một sai lầm rất
nguy hiểm, vì suy nghĩ như vậy không khác nào coi môi trường internet, mạng xã
hội là một môi trường vô luật pháp. Không ít người đã vi phạm pháp luật bị xử
lý, thậm chí bị xử lý hình sự vì những phát ngôn xuyên tạc, chống đối Đảng, Nhà
nước; vu khống, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác trên
internet và bị quy vào tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi
ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo Bộ luật
Hình sự. Không chỉ ở Việt Nam mà ở bất cứ quốc gia nào, các quyền dân chủ đều
phải nằm trong khuôn khổ pháp luật.
Tương tự, quyền tự do báo chí của công dân được Nhà nước ta tôn
trọng, bảo vệ. Tuy nhiên, quyền tự do đó cũng phải trong khuôn khổ pháp luật.
Điều 10, Luật Báo chí năm 2016 quy định rõ: “Quyền tự do báo chí của công dân
bao gồm: “1.Sáng tạo tác phẩm báo chí; 2.Cung cấp thông tin cho báo chí; 3.Phản
hồi thông tin trên báo chí; 4.Tiếp cận thông tin báo chí; 5. Liên kết với cơ
quan báo chí thực hiện sản phẩm báo chí; 6. In, phát hành báo in”.
Điều 9 của Luật Báo chí quy định rõ các hành vi bị nghiêm cấm,
ví dụ như: “Đăng, phát thông tin chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam có nội
dung: a) Xuyên tạc, phỉ báng, phủ nhận chính quyền nhân dân; b) Bịa đặt, gây
hoang mang trong nhân dân; c) Gây chiến tranh tâm lý; Đăng, phát thông tin có
nội dung: a) Gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa nhân dân với chính
quyền nhân dân, với lực lượng vũ trang nhân dân, với tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị-xã hội; b) Gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ, ly khai dân tộc, xâm phạm
quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc...; Xuyên tạc lịch sử; phủ nhận
thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc...; Kích động bạo lực;
tuyên truyền lối sống đồi trụy...”.
Sở dĩ ngày nay, Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao
trước hết nhờ những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội, tích cực chăm lo đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân, bảo đảm các quyền tự do, dân chủ, bảo
đảm an sinh xã hội. Việt Nam còn là một môi trường hòa bình, ổn định, có quan
hệ ngoại giao hữu nghị với các nước, đấu tranh vì tiến bộ trên thế giới. Vừa
qua, Việt Nam đã trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ
2023-2025. Đây là lần tái cử của Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc
sau nhiệm kỳ 2014-2016 rất thành công, cho thấy uy tín cao của Việt Nam đối với
cộng đồng quốc tế về dân chủ, nhân quyền. Những thực tế khách quan đó cho thấy
bản chất của xã hội XHCN tại Việt Nam là một xã hội dân chủ, vì con người, và
không có luận điệu xuyên tạc nào có thể phủ nhận./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét