Thứ Hai, 30 tháng 1, 2023

Truyền thông chính sách cần kịp thời và cẩn trọng

 

Truyền thông cần được bắt đầu từ khi nhận diện vấn đề chính sách chứ không phải chỉ đến khi chính sách đã được ban hành. Cần phát huy tối đa các báo, tạp chí điện tử để truyền thông điệp chính sách. Đây là các nguồn tin có tính mở, tính cập nhật, khả năng tiếp cận cao. Nhờ đó, các thông điệp dễ được trích dẫn thông tin hơn là các báo in hay các văn bản quản lý nhà nước dạng in. Sự cẩn trọng cần được bảo đảm từ khâu lựa chọn các giải pháp chính sách để các lựa chọn đó không dẫn đến các hệ lụy xã hội, hành chính, kinh tế… về lâu dài; không tạo ra sự ức chế, bức xúc trong các bên liên quan.

Truyền thông chính sách một cách khách quan cũng cần tính tới yếu tố cẩn trọng, nhất là khi đưa tin lên mạng xã hội. Thực tiễn cho thấy, không ít người Việt Nam lên mạng xã hội nhưng không có mục tiêu cụ thể, chỉ để “dạo quanh”, “xem có gì không” hoặc chỉ để “giết thời gian” trong lúc đang chờ đợi việc khác, hoặc thành một thói quen nhưng không có trông đợi cụ thể. Chính vì vậy, khi tiếp nhận thông tin, họ không cố gắng sàng lọc hay nỗ lực kiểm chứng thông tin từ các nguồn khác.

Bên cạnh đó, vốn mạng xã hội được ngầm định là một nguồn thông tin tham khảo và cho phép mang tính cảm tính cá nhân khi bình luận (không như các loại hình truyền thông đại chúng khác) nên nếu các chủ thể truyền thông cung cấp thông tin không chính xác hoặc phiến diện thì sẽ bị đánh đồng với các nguồn tin khác trên mạng xã hội, nơi thật giả lẫn lộn, độ tin cậy không cao.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét