Ở bất kỳ xã hội nào thì uy tín của cá nhân luôn được coi trọng và đó cũng chính là thước đo giá trị của con người. Uy tín của một cá nhân được tập thể và xã hội khẳng định trên
nhiều khía cạnh, là tiêu chí, thước đo để mỗi người không ngừng phấn đấu, tu dưỡng rèn luyện, hoàn thiện những phẩm chất nhân cách cần thiết. Song, bên cạnh những người có uy tín thật được xã hội tôn vinh, ghi nhận, lan tỏa thì cũng còn một số người sử dụng uy tín giả làm “bình phong” trước tập thể thể. Lợi dụng uy tín giả để âm thầm “xâm lấn”, “đục khoét”, “chui sâu”, “leo cao” vào cơ quan, tổ chức và đã để lại hậu quả không nhỏ cho xã hội. Uy tín giả, là loại uy tín được xây dựng không dựa trên những phẩm chất, năng lực và các giá trị đích thực của cá nhân mà lại được chủ thể tạo nên bằng các thủ thuật khác nhau để lừa dối, mê hoặc quần chúng, nhằm chiếm được sự ủng hộ của họ. Nhận diện đúng uy tín giả từ đó có có biện pháp miễn dịch, đề kháng, chống lại với loại uy tín giả là rất cần thiết. Trước hết, uy tín giả do sự thổi phồng một cách khéo léo năng lực, công lao, thành tích của mình trước người khác. Loại uy tín giả này thực tế không được dựa trên những giá trị đích thực của cá nhân mà họ tạo dựng bằng cách thổi phồng, hoặc “trang điểm” thành tích, đồng thời “giấu diếm” khuyết điểm bản thân. Thứ hai, uy tín giả do khoảng cách, bằng cách tự tạo nên một khoảng cách, “hàng rào chắn” nhất định giữa bản thân với quần chúng. Một bộ phận cán bộ cán bộ lãnh đạo, quản lý họ luôn tạo ra khoảng cách “an toàn” với quần chúng nhằm đề cao giá trị bản thân, đồng thời che dấu những những khuyết điểm của mình trước cấp dưới, trước tập thể. Thứ ba, uy tín giả do sự hăm dọa quần chúng bằng nhiều cách nhằm làm cho quần chúng sợ hãi, thừa nhận quyền lực và ảnh hưởng của mình đối với chính họ. Loại uy tín giả này thường gắn với thói độc đoán gia trưởng trong phong cách lãnh đạo, quản lý. Họ luôn xem thường cấp dưới, họ sẵn sàng phủ định hoặc “trấn áp” tinh thần cấp dưới, “phô trương sức mạnh bản thân” làm cho cấp dưới không dám tiếp xúc, không dám đề xuất ý kiến và từ đó làm cho tập thể luôn phải “sợ” người lãnh đạo, quản lý. Thứ tư, uy tín giả do “mị dân”, “dân chủ giả hiệu”, cố tạo những khía cạnh khôn khéo nào đó để lôi kéo quần chúng, để quần chúng lầm tưởng, đánh giá mình là người luôn luôn biết quan tâm đến người khác. Đây là loại uy tín giả dễ đánh lừa người khác nhất là những người nhẹ dạ, cả tin.Có thể nhận thấy, uy tín giả là
hiện tượng tâm lý - xã hội được biểu hiện ở một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản
lý, có khi dễ nhận diện mà đôi khi cũng ngấm ngầm khó phán xét, đánh giá. Nhận
diện đúng uy tín giả là rất quan trọng, mỗi người cần nhạy bén, sắc sảo về
chính trị, về chuyên môn, cần phải có những hiểu biết nhất định về kiến thức
tâm lý học, xã hội học để vạch trần bản chất sai trái của những cá nhân, loại
trừ uy tín giả, lan tỏa những giá trị đích thực trong cộng đồng, xã hội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét