Mỗi năm, khi Nhân dân cả nước và người Việt Nam ở nước ngoài hân hoan chuẩn bị đón Tết Nguyên đán, thì trên mang xã hội lại “lao nhao” các bài viết xuyên tạc, phủ nhận giá trị tốt đẹp Tết cổ truyền (Nguyên đán). Với suy nghĩ chủ quan, một số “nhà thông thái” chê bai Tết cổ truyền của dân tộc ta; cho rằng: Tết Nguyên đán “làm cho nền kinh tế èo uột”, “thủ phạm của sự đình trệ kinh tế”, gây lãng phí thời gian, tiền của… Từ đó, đề nghị “gộp” Tết Nguyên đán vào “Tết Tây”; hoặc bỏ Tết Nguyên đán. Đó là những luận điệu xỏ xiên, bởi đòi bỏ Tết cổ truyền là rũ bỏ văn hóa dân tộc.
Việt Nam ta đã và đang thực hiện mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Song, để trở thành quốc gia văn minh, không có nghĩa chối bỏ quá khứ tốt đẹp; gạt bỏ giá trị văn hóa dân tộc.
Tết cổ truyền Việt Nam là nét văn hóa độc đáo tổ tiên truyền lại; bởi nó lưu giữ hồn cốt tổ tiên, cội nguồn, gốc tích dân tộc. Ở đó, là những giá trị tinh thần, tín ngưỡng, tâm linh, ước vọng, nuôi dưỡng tâm hồn Việt; đặc biệt, nó đã được “sàng lọc” qua lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của tổ tiên ta. Chối bỏ Tết cổ truyền là hành vi cổ súy chối bỏ tổ tiên, chối bỏ văn hóa Việt! TS. Sin Harng Luh chua chát: “Nếu cội nguồn truyền thống của mình mà không giữ được thì sao dám trông mong phát triển những thứ lớn lao hơn”.
Bác Hồ của chúng ta đã dạy “… Cái gì cũ mà tốt phải phát triển thêm”. Tết cổ truyền có lịch sử lâu đời, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta, cần gìn giữ. Ai đó, nếu quan tâm văn hóa dân tộc, thay vì “đề xuất” bỏ Tết Nguyên đán, sao không “hiến kế” các giải pháp góp phần hạn chế những tiêu cực phát sinh? Chớ nên “tạo cớ” để các thế lực phản động lợi dụng xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam ta./.
Yêu nước ST.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét