Quan điểm, nguyên tắc:
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng theo Cương lĩnh và các quan
điểm, chủ trương của Đảng về tổ chức, hoạt động của Quốc hội; bảo đảm sự lãnh
đạo của Đảng đối với Quốc hội trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn mà Hiến pháp, pháp luật quy định.
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng cần đi đôi với đổi mới tổ
chức, nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội và đặt trong tổng thể yêu cầu
đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị theo phương châm thực hiện
từng bước, có lộ trình hợp lý, phù hợp.
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng tuân thủ nguyên tắc tất
cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Quyền lực nhà nước là thống nhất,
có sự phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ và kiểm soát hiệu quả giữa các cơ
quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư
pháp. Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Đổi mới trên cơ sở tiếp
thu có chọn lọc kinh nghiệm của thế giới phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực
tiễn của Việt Nam và yêu cầu hội nhập quốc tế sâu rộng; bảo đảm phát triển bền
vững trong tương lai.
Mục tiêu:
Mục tiêu đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng là nhằm xây dựng
Quốc hội vì nhân dân, thực sự đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân,
là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất,
phát huy dân chủ, pháp quyền, khoa học, tăng tính chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu
lực, hiệu quả, công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động của Quốc hội,
đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam đến năm 2030 và định hướng đến năm 2045; cụ thể là:
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng để thực hiện hiệu quả hơn
nữa chức năng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, vừa bảo đảm phát huy vai trò của
Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan đại biểu cao nhất của
nhân dân, vừa bảo đảm dân chủ trong hoạt động của Quốc hội. Tăng tính chuyên
nghiệp, phát huy dân chủ, tính pháp quyền trong tổ chức và hoạt động của Quốc
hội.
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng gắn với đổi mới tổ chức và
hoạt động của Quốc hội trong khuôn khổ Hiến pháp; xác định rõ hơn vị trí, vai
trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phương thức hoạt động của Quốc hội, các
cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội và Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của
Quốc hội theo hướng rành mạch, chủ động, trách nhiệm, chuyên sâu, chuyên
nghiệp, tăng tính nghiên cứu khoa học, nhạy bén, bao quát được hiệu lực hoạt
động, đề xuất được sáng kiến nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội. Chất
lượng hoạt động lập pháp được nâng cao, đổi mới quy trình, đáp ứng kịp thời yêu
cầu thực tiễn; quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước thực chất hơn;
nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát. Tăng tính công khai, minh bạch,
bảo đảm thực hiện chức năng đại diện của nhân dân; đổi mới hình thức hoạt động
của Quốc hội; xây dựng Quốc hội điện tử. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế kiểm soát
quyền lực và cơ chế bảo vệ Hiến pháp, bảo đảm các nguyên tắc pháp quyền trong
hoạt động của Quốc hội. Hoàn thiện bộ máy giúp việc khoa học, chủ động, chuyên
nghiệp, chuyên sâu.
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng nhằm xây dựng Quốc hội khoa
học, hiện đại, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả, công khai, minh bạch, dân chủ, hướng
tới hoạt động thường xuyên, thực sự vì nhân dân, là cơ quan đại biểu cao nhất
của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất; thực hiện đầy đủ, chuyên
nghiệp chức năng lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, giám
sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước; hoàn thiện công tác tổ chức bộ máy
và nhân sự cấp cao của các cơ quan nhà nước, hiến định vị trí, vai trò của Hội
đồng bầu cử quốc gia, của cơ chế bảo vệ Hiến pháp. Phát huy vị trí, vai trò
trung tâm của đại biểu Quốc hội; xây dựng hệ thống pháp luật khoa học, đồng bộ,
thống nhất, ổn định, khả thi, công khai, minh bạch, thúc đẩy sáng tạo, bền
vững, ứng phó kịp thời trước những chuyển biến nhanh của thực tiễn và hội nhập
quốc tế sâu rộng, bảo đảm giữ vững quốc phòng - an ninh trong điều kiện mới.
HAIVAN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét