Đấu tranh với những quan điểm xuyên tạc phát triển kinh tế thị trường
theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Thời gian gần đây, các thế lực thù địch gióng lên luận
điệu đòi xóa bỏ định hướng xã hội chủ nghĩa trong Cương lĩnh, đường lối của Đảng
ta. Trong rất nhiều luận điệu đó, nổi lên là phủ nhận cụm từ “định hướng xã hội
chủ nghĩa” trong quá trình phát triển kinh tế thị trường ở nước ta. Chúng cho rằng,
kinh tế thị trường không thể gắn với định hướng xã hội chủ nghĩa, hai thực thể
này không thể song hành cùng nhau; kinh tế thị trường là tự do, hãy để nó hoạt động
tự do. Đây là một luận điệu hoàn toàn sai trái.
Sự
ra đời của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa gắn liền với sự nghiệp
đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Ban đầu là đường lối phát triển kinh
tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của
nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ Đại hội VI đến nay, Đảng ta luôn
khẳng định: “Sản xuất hàng hóa không đối lập với chủ nghĩa xã hội mà là
thành tựu của nền văn minh nhân loại, tồn tại khách quan cần thiết cho công cuộc
xây dựng chủ nghĩa xã hội. Phát triển kinh tế thị trường theo định hướng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam vừa là sự lựa chọn phù hợp với xu hướng phát triển
khách quan của thời đại, vừa là sự tiếp thu các giá trị truyền thống của đất nước
và những thành tựu cả về lý luận và thực tiễn trong các giai đoạn phát triển của
đất nước. Đây cũng là sự trùng hợp giữa quy luật khách quan với mong muốn chủ
quan, giữa tính tất yếu thời đại với lô-gic tiến hoá nội sinh của dân tộc. Như
vậy, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tồn tại khách quan trong suốt
thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.
Mục
tiêu của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta nhằm thực hiện
dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; phát triển kinh tế nhiều thành
phần trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước cùng với
kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.
Thực hiện đa dạng hóa các hình thức sở hữu nhưng dựa trên cơ sở chế độ công hữu
về những tư liệu sản xuất chủ yếu; đa dạng hóa các hình thức phân phối, trong đó
phân phối theo lao động là đặc trưng cơ bản nhất. Đảng xác định làm cho chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần
của nhân dân. Vì vậy, tính định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế
thị trường còn thể hiện ở chỗ tăng trưởng kinh tế phải đi đôi thực hiện tiến bộ
và công bằng xã hội, phát triển văn hóa, giáo dục, xây dựng nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét