Là quốc gia thành viên có trách
nhiệm của Liên hợp quốc, Việt Nam đã sớm tham gia, ký kết các điều ước quốc tế
về bảo đảm các quyền cơ bản của con người và quyền công dân, trong đó có quyền
tự do ngôn luận, tự do báo chí. Ngay sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa, bản Hiến pháp đầu tiên được Quốc hội thông qua ngày 09/11/1946 đã
hiến định tại Điều thứ 10: “Công dân Việt Nam có quyền: Tự do ngôn luận; tự do
xuất bản; tự do tổ chức và hội họp; tự do tín ngưỡng; tự do cư trú, đi lại
trong nước và ra nước ngoài”. Những quyền cơ bản này đã được hiến định xuyên
suốt trong các bản hiến pháp của Việt Nam và tiếp tục được hiến định tại Điều
25 Hiến pháp năm 2013: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp
cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp
luật quy định”.
Tại Hội nghị cung cấp thông tin
cho báo chí về công tác nhân quyền và thông tin đối ngoại, ông Đinh Tiến Dũng,
Phó Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại, Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh:
“Quyền con người ngày càng có tầm quan trọng trong quan hệ quốc tế và quá trình
hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam. Tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do
Internet là những quyền cơ bản của con người đã được Việt Nam cam kết thực hiện
theo những nguyên tắc chung của Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền”.
Hoạt động truyền thông, báo chí
luôn luôn song hành cùng với quá trình phát triển đất nước; từng bước xây dựng
và truyền tải rất nhiều thông tin hữu ích ở nhiều lĩnh vực khác nhau đến nhân
dân. Trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy quyền con người, thông qua các kênh
thông tin truyền thông, các giá trị xã hội, các chuẩn mực về quyền con người
quốc tế và Việt Nam được phổ biến và nhắc đi nhắc lại cho mọi người cùng biết,
thuyết phục và vận động mọi người cùng nhau tuân thủ để bảo đảm những lợi ích
thiết yếu và hợp pháp cho từng cá nhân hay bất cứ tổ chức nào.
“Trong những năm gần đây, mạng
xã hội đã trở nên phổ biến vào cuộc sống hàng ngày của hầu hết người Việt Nam
cùng với tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh và internet ngày càng tăng của
Việt Nam. Nhờ có dân số trẻ, hiểu biết về kỹ thuật số và có tính kết nối cao,
Việt Nam đã nằm trong số các quốc gia có số lượng người dùng mạng xã hội cao
nhất trên toàn thế giới" - Phó Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại,
Bộ Thông tin và Truyền thông nêu rõ.
Trong những năm gần đây, mạng
xã hội đã trở nên phổ biến vào cuộc sống hàng ngày của hầu hết người Việt Nam
cùng với tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh và internet ngày càng tăng của
Việt Nam. Nhờ có dân số trẻ, hiểu biết về kỹ thuật số và có tính kết nối cao,
Việt Nam đã nằm trong số các quốc gia có số lượng người dùng mạng xã hội cao
nhất trên toàn thế giới. Kể từ khi xuất hiện, việc sử dụng các mạng này đã được
mở rộng từ việc giữ liên lạc với bạn bè và gia đình trở thành công cụ mạnh mẽ
được các thương hiệu sử dụng để tiếp cận người tiêu dùng của họ cả trong nước
và quốc tế. Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam 2022 của Bộ Công thương cho
thấy người Việt dành 6 giờ 38 phút mỗi ngày để truy cập internet. Đây đều là
những thống kê cao hơn mức trung bình của thế giới. Việt Nam cũng nằm trong
nhóm các quốc gia có giá cước internet rẻ nhất thế giới. Hiện tại, Việt Nam có
1.952 trang thông tin điện tử tổng hợp và 935 mạng xã hội trong nước đã được
cấp phép hoạt động. Đây đều là những diễn đàn trực tuyến để người dân có thể tự
do chia sẻ, bày tỏ thông tin, quan điểm cá nhân.
Những năm gần đây, người dân có
xu hướng sử dụng và tìm kiếm thông tin trên các website truyền thông xã hội
nhiều hơn là ở website báo chí chính thống. Số liệu thống kê từ Bộ Thông tin và
Truyền thông cho thấy, người Việt đứng đầu Đông Nam Á về xem video trực tuyến
với 92%, trong đó, 70% người Việt xem video trên thiết bị điện thoại. Độc giả
hiện nay dành 75% thời gian để xem video thay vì đọc bài viết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét