Bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa muốn nói đến những sai lầm trong phương pháp tư duy cũng như trong cải tạo thực tiễn. Thực chất của bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa là sự cường điệu hoặc tuyệt đối hoá kinh nghiệm, coi kinh nghiệm là "chìa khoá vạn năng" trong việc giải quyết những vấn đề của cuộc sống đặt ra. Biểu hiện của những người mắc bệnh kinh nghiệm là đề cao kinh nghiệm cảm tính, coi thường tri thức lý luận, tri thức khoa học, vận dụng kinh nghiệm để giải mã những vấn đề thực tiễn một cách máy móc, dẫn đến tình trạng áp đặt kinh nghiệm trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Vậy, họ lấy những kinh nghiệm đó ở đâu? Về đại thể, đó là sự từng trải của bản thân, kinh nghiệm của người khác, kinh nghiệm của địa phương này hay địa phương nọ, kinh nghiệm của nước này hay nước khác, kinh nghiệm của các thế hệ trước… Tuy nhiên, trong số nguồn kinh nghiệm đó thì xu hướng chủ yếu là tuyệt đối hoá kinh nghiệm bản thân. Những người mắc bệnh kinh nghiệm không hiểu được rằng:
Thứ
nhất, những kinh nghiệm của bản thân họ chỉ mang tính chất cục bộ, chứ không
phải là cái phổ biến và càng không phải là tri thức kinh nghiệm phổ biến theo
quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Thứ
hai, những kinh nghiệm này họ vay mượn của người khác, hoặc của quá khứ chưa
hẳn đã là những kinh nghiệm được bảo tồn và phát triển theo "quan điểm
chọn lọc". Hơn nữa, những tri thức kinh nghiệm mới chỉ là sự khái quát từ
một thực tiễn, một hoàn cảnh cục bộ, riêng biệt, và trong nhiều trường hợp, chúng
chỉ mới phản ánh được cái bề ngoài ngẫu nhiên, nhưng trong thực tế cụ thể, sự
việc đã diễn ra một cách khác mà chúng ta đã không thể (và bất cứ ai cũng không
có thể) dự đoán được, nó đã diễn ra một cách độc đáo hơn và phức tạp hơn nhiều.
Thứ
ba, "Sự quan sát dựa vào kinh nghiệm tự nó không bao giờ có thể chứng minh
được đầy đủ tính tất yếu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét