Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng 4.0 và đi kèm theo đó là hệ thống mạng xã hội như: Zalo, Facebook, Youtube…đang trở thành kênh cập nhật, cung cấp, chia sẻ nhiều thông tin nhanh chóng và được sử dụng khá phổ biến rộng rãi trên toàn cầu. Người dùng mạng xã hội có thể tùy ý đăng tải hoặc chia sẽ những thông tin mà chính bản thân mình thu thập được.
Thế nhưng, có không ít trường hợp lại đăng tải, chia sẻ lên mạng xã hội
những thông tin sai sự thật, thậm chí là xuyên tạc, vu khống. Có thể vì mục
đích câu like, câu view hoặc thâm độc hơn là vì mục đích chính trị. Nội dung
các tin giả có khi là để bịa đặt, xuyên tạc về một vấn đề nhạy cảm đang được dư
luận quan tâm hoặc nói xấu chính quyền hay cán bộ lãnh đạo của một cơ quan…;
cũng có khi là để lừa gạt, kích động gây
chia rẽ vùng miền, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xuyên tạc các chủ
trương, đường lối, chính sách của Đảng. Đặc biệt trong thời gian qua, lợi dụng vụ việc bé Hạo Nam bị tai nạn tại công trình cầu Rọc Sen, xã Phú Lợi,
huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. Tài khoản facebook “Lương Thành Đê”[1]
đã đăng thông tin không đúng sự thật gây bức xúc trong dư luận; Tài khoản
facebook “Phạm Trần Nam Trung”[2]
đăng hình ảnh một em bé đang mắc kẹt dưới cống giơ tay cầu cứu và cho rằng đó
là hình ảnh bé Hạo Nam đang giơ tay cầu cứu ở công trình cầu Rọc Sen, xã Phú Lợi,
huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp...Đến khi cơ quan chức năng vào cuộc xác minh
thì chủ hai tài khoản trên đều thừa nhận là lợi dụng vụ việc để câu like đồng
thời cam kết không tái phạm và xóa bỏ bài viết kèm hình ảnh đã đăng.
Chính vì vậy, khi tiếp cận thông tin trên mạng xã hội. Chúng ta cần phải
tiếp cận một cách thận trọng, không vội vàng tin tưởng, phán xét một cách phiến
diện và chia sẻ vô trách nhiệm. Bởi vì những thông tin sai sự thật nếu như được phán tán rộng rãi trên
mạng xã hội sẽ có tác động xấu đến lòng tin của quần chúng nhân dân và gây mất ổn
định trật tự an toàn xã hội. Bên cạnh đó khi tham gia mạng xã hội, chúng ta phải
tuân thủ Luật an ninh mạng của Nhà nước ta. Tích cực tuyên truyền, khuyến cáo mọi
người biết cách nhận diện tin giả, tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống trên mạng
xã hội. Đặc biệt là về hành vi đăng tải, chia sẻ thông tin giả, sai sự thật
trên mạng xã hội là vi phạm pháp luật. Việc đăng tải thông tin sai sự thật gây
hoang mang dư luận sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật./.
[1]
https://www.facebook.com/luongthanhde1989 Chủ tài khoản Lương Thành Đê, sinh năm
1989, ngụ số 328, ấp Vĩnh Hưng, Xã Vĩnh Thạnh, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
[2]
https://www.facebook.com/profile.php?id=100005903312093
Chủ tài khoản tên Phạm Trần Nam Trung, ngụ khóm Tân Đông B, thị trấn Thanh
Bình, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét