Văn hoá mạng là cụm từ xuất hiện rất nhiều trong thời gian gần đây bởi
tính thời sự của cụm từ này không bao giờ là hết “hot”. Đặc biệt khi cụm từ ấy
gắn với những ca sỹ, nghệ sỹ, diễn viên trong làng giải trí thì lại tạo nên một
câu chuyện đáng kể. Dạo đây việc đăng tải các video bài hát mới trên youtube
của những ca sỹ, idol giới trẻ với ca từ, hình ảnh, thậm chí là cái tên gây
sốc, phản cảm đã không phải là chủ đề quá xa lạ gì, những cái tên với những
giai điệu có lẽ đã “ngấm” vào trong tiềm thức của các bạn trẻ khiến nhiều người
ngân nga trong vô thức mà không nhận thức được rằng liệu có thuần phong mỹ tục
hay không.
Việc đăng tải các video bài hát với những ngôn từ khêu gợi, hay với nội
dung nhạy cảm là một trong các xu hướng mà các ca sỹ đang tích cực hướng đến,
bởi sự hội nhập quốc tế mang đến sự hoà nhập trong văn hoá “idol” của giới trẻ
toàn thế giới, và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Cá biệt, một số video
của một số ca sỹ Việt Nam mới đây như TLinh, Wowy, Chipu có nội dung nhạy cảm
còn không được gắn mác 18+, phần lời khó hiểu, sáo rỗng, trang phục gợi cảm, đồ
cắt xẻ gợi dục, hay nhắc đến phật Di lạc cùng hình ảnh không mấy tích cực đến
chất kích thích. Âm nhạc đưa lối con người ta đến các khung bậc cảm xúc, và vì
thế những sản phẩm âm nhạc này khi tiếp cận đến trình độ nhận thức của thanh
thiếu niên thì sẽ rất nguy hiểm đến nhậc thức của các em, làm sai lệch, khiến
các em bị “hoà tan” theo những giai điệu, những văn hoá cổ xuý cho khuynh hướng
gợi dục, làm liều,… Thử hỏi liệu có ông bố bà mẹ nào không rùng mình lo sợ khi
con em mình xem và bắt chước theo?
Một điều nghịch lý là những sản phẩm âm nhạc này lại tồn tại trên không
gian mạng cả năm với hàng chục triệu người xem, và giai điệu, âm hưởng của nó
lại được biến tấu và xuất hiện như một “trend” trên nền tảng mạng xã hội như
tiktok, facebook. Không thể dung túng rằng đây là sản phẩm của những bạn trẻ
mới nổi và hướng đến giới trẻ là lứa tuổi teen mà tặc lưỡi cho qua, bởi thuần
phong mỹ tục là điều kiện tiên quyết phải đảm bảo cho bất cứ sản phẩm âm nhạc
nào. Chúng ta hoà nhập chứ không hoà tan, bởi hoà tan văn hoá thì không còn bản
sắc riêng, văn hoá không còn là đất nước mất. Đây chính là một trong những âm
mưu trong chiến lược “Diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch nhằm làm xoá
mờ ranh giới, đồng hoá văn hoá của dân tộc ta, là mối đe doạ vô hình mà giới
trẻ không thể nhận ra được.
Vì vậy, việc cấm sóng hay hạn chế người xem là việc hết sức cần thiết,
và cũng cần phải có cơ chế xử lý đối với những cá nhân đăng tải, sử dụng hình
ảnh trên với mục đích câu like, tăng tương tác. Dẫu biết hội nhập quốc tế là
điều cần thiết, tuy nhiên những gì đi ngược lại với thuần phong mỹ tục của dân
tộc thì chúng ta phải kiên quyết lên án.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét