Thứ Hai, 27 tháng 3, 2023

 

LỢI DỤNG NGUỒN GỐC RA ĐỜI CỦA TÔN GIÁO ĐỂ CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH”  CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG VIỆT NAM

Ngày nay, với thành tựu của KHCN đã giải thích được nhiều hiện tượng kỳ bí của sự sống trên trái đất. Nhưng những bằng chứng đó vẫn chưa đủ để lý giải sâu xa sự tồn tại của các Tôn giáo trên thế giới, thậm chí, những kẻ đội lốt Tôn giáo còn lợi dụng những thành tựu của KHCN để phục vụ cho âm mưu thủ đoạn của chúng. Cụ thể, các thế lực cực hữu ở Mỹ và các nước phương Tây xác định tôn giáo ở Việt Nam như là một lực lượng chính trị có thể dùng để "đối trọng" với Đảng Cộng sản Việt Nam và lôi kéo quần chúng. Do vậy các thế lực thù địch đang hậu thuẫn cho số phản động trong các tôn giáo có những hoạt động chống phá ta quyết liệt hơn để đẩy nhanh tiến trình "dân chủ hoá"nhằm thay đồi thể chế chính trị ở Việt Nam với ý định thành lập Ủy ban liên tôn giáo chống cộng", phục hồi cái gọi là "Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất”, đẩy mạnh truyền đạo trái pháp luật, tách Tin lành người Thượng ra khỏi Tin lành người Kinh thành "Tin lãnh Đề ga". Tại Tây Bắc, chúng ra sức phát triển Tin lãnh dưới các tên “Vàng Chứ", "Thìn Hùng…. Cơ sở nào để chúng đi sâu nghiên cứu và tìm ra thủ đoạn đó. Theo chúng tôi, xuất phát từ nguồn gốc nảy sinh ra tôn giáo. Một trong những cơ sở đó là – Nguồn gốc Tâm lý của con người:

Sự sợ hãi cũng tạo ra thần linh. V.I.Lênin cho rằng, sợ hãi trước thế lực mù quáng của tư bản - mù quáng vì quần chúng nhân dân không thể đoán trước được nó - là thể lực bất cứ lúc nào trong đời sống của người vô sản và người tiểu chủ cũng đem lại cho họ và đang đem lại cho họ sự phá sản “đột ngột”, “bất ngờ”, “ngẫu nhiên” làm cho họ phải diệt vong, biển họ thành một người ăn xin, một kẻ bần cùng và dồn họ vào cảnh chết đói, đó chính là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo hiện đại mà người duy vật phải chú ý trước hết, nếu không muốn cứ mãi mãi là một người duy vật sơ đẳng Theo Ph.Ăngghen, chính ý thức hệ Kitô giáo là sự phản ánh thất bại lịch sử của những người nô lệ khởi nghĩa chống lại đế quốc La Mã, đặc biệt là sau thất bại của cuộc khởi nghĩa Spartacus, khi ấy đạo Kitô ra đời, nó phản ánh những khát vọng giải phóng mà con người không đạt được trong thế giới hiện thực này thì họ sẽ tìm ra sự “giải phóng” trong thế giới thần linh của họ.

Ngoài sợ hãi trước các lực lượng xã hội, con người còn sợ hãi trước những bí ẩn của thiên nhiên, tâm lý buồn đau, bất hạnh, khổ ải, cô đơn, bệnh tật và bất lực cũng tạo ra thần linh. C.Mác nhấn mạnh, “tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của những trật tự không có tinh thần, tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”[1].Tôn giáo được sinh ra nhằm thỏa mãn khát vọng “bất tử” của con người và vì lo sợ trước cái chết, con người đã tưởng tượng và hy vọng chết chưa phải là hết, chết là chuyển sự sống sang một thế giới khác mà thôi. Sự cắt nghĩa (một cách duy tâm) về cái chết và sự tiếp nối sự sống sau cái chết là một trong những nguồn gốc tâm lý của tôn giáo.

Ngoài những xúc cảm tiêu cực như nỗi sợ hãi, khổ đau, cô đơn, thất vọng làm nảy sinh tôn giáo, còn cả những cảm xúc tích cực như tình yêu, sự kính trọng, ước vọng, nhu cầu muốn được bù đắp sự trống vắng trong tâm hồn cũng có thể là nguyên nhân làm nảy sinh nhu cầu tôn giáo. Tôn giáo còn là khát vọng về lòng vị than nhân ái, sự cứu giúp con người trong cuộc sống. Tôn giáo là sự thay thế thế giới có thực băng thế giới mong ước. Tức là, con người đã gắn bản chất, khát vọng của mình cho Thượng đế, nên tôn giáo còn là một xúc cảm của sự mong đợi, mong đợi Chúa hay thánh thần sẽ phù hộ cho con người vượt qua những nỗi khôn khó thường nhật và vượt lên trên chính bản thân mình, và con người hy vọng vào những lời cầu nguyện đó. Tôn giáo ra đời phần nào thỏa mãn trạng thái tâm lý mong đợi đó của con người./.
 [1] C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, H.1995, t.1, tr.570.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét