TẠI SAO CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH LỢI DỤNG TÔN GIÁO ĐỂ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH” ĐỂ CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Tôn giáo ra đời cũng là kết quả
của sự nhận thức sai lầm của con người về bản chất của chính mình và về thế
giới tự nhiên bên ngoài xung quanh họ, nên con người đã thần thánh hóa các hiện
tương tự nhiên và chính bản thân mình. Do nhận thức của con người là hữu hạn mà
thế giới xung quanh họ lại là vô hạn, cho nên con người đã tìm cách giải thích
những điều họ chưa thể giải thích được bằng cách của mình trong trí tưởng tượng
và bằng trí tưởng tượng. Quan niệm về sự tồn tại một linh hồn nảy sinh sự lúng
túng, từ tình trạng kém hiểu biết của con người khi đó về cấu trúc cơ thể họ.
Ph.Ăngghen cho rằng, bất cứ tôn
giáo nào đều có gốc rễ trong các quan niệm thiển cận của thời kỳ mông muội,
thời kỳ mà con người ta chưa biết gì về cấu tạo thân thể họ và chưa thể giải
thích được những điều trong giấc mơ, họ đã đi đến chỗ quan niệm, tư duy và cảm giác
của họ không phải là hoạt động của chính bản thân họ mà là hoạt động của một
linh hồn đặc biệt nào đó...[1].
Hơn thế, sự hiểu biết của loài người về thế giới cho đến nay vẫn còn quá vụn
vặt, mơ hồ đến nỗi ở đằng sau mỗi sự vật tự nhiên ấy, người ta vẫn còn có thể
cho rằng có một vật tự do bí ẩn đặc biệt nữa.
Nguyên nhân hình thành tôn giáo cũng là hệ quả của một quá trình phát triển của nhận thức vì “nhận thức con người không phải là một đường thẳng, mà là một đường cong đi gần vô hạn đến một loạt những vòng tròn, đến một vòng xoắn ốc. Bất cứ đoạn nào, khúc nào, mảnh nào của đường cong ấy cũng có thể chuyển hóa (chuyển hóa một cách phiến diện) thành một đường thẳng độc lập, đầy đủ, đường thẳng này (nếu chỉ thấy cây mà không thấy rừng) sẽ dẫn đến vũng bùn, đến chủ nghĩa thầy tu”[2]. Tức là, trong quá trình nhận thức, con người thường có những quan niệm sai lầm về thế giới và về chính bản thân họ. Những “sản phẩm” của bộ óc con người đã trở thành kẻ thống trị họ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét