Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là sự sáng tạo
độc đáo của Hồ Chí Minh. Người đã thành công trong vận dụng, sáng tạo học
thuyết Mác – Lênin về quy luật ra đời của đảng cộng sản: “Chủ nghĩa Mác-Lênin
kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn tới việc thành
lập Đảng Cộng sản Đông Dương vào đầu năm 1930”.
Chủ nghĩa Mác-Lênin là
hệ thống quan điểm và học thuyết khoa học về con đường giải phóng giai cấp vô
sản, giải phóng nhân dân lao động khỏi chế độ áp bức, bóc lột bất công, tiến
tới thực hiện sự nghiệp giải phóng con người. Học thuyết này được sáng lập bởi
C. Mác, Ph. Ăngghen, sau đó được V.I. Lênin vận dụng và phát triển trong thực
tiễn. Trên phạm vi thế giới, chỉ có chủ nghĩa Mác-Lênin phân tích đúng bản
chất, phê phán chủ nghĩa tư bản sâu sắc nhất, triệt để nhất.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là
một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách
mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác -
Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển của các giá trị
truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; là tài
sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi
đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi”
Tại Đại hội VI
(12/1986), Đảng ta nhấn mạnh: “Muốn đổi mới tư duy, Đảng ta phải nắm vững
bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, kế thừa di sản quý
báu về tư tưởng và lý luận cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Đến Đại hội VII
(6/1991), Đảng bổ sung điểm mới: “Nêu cao tư tưởng Hồ Chí Minh”; đồng thời
khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa
Mác - Lênin trong điều kiện cụ thể của Việt Nam và tư tưởng của Người đã trở
thành một tài sản tinh thần quý báu của Đảng và dân tộc ta. Từ đây, chủ
nghĩa Mác - Lênin cùng với tư tưởng Hồ Chí Minh được xác định nền tảng tư
tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng.
Tuy nhiên, ngày nay, các thế lực thù địch luôn tìm mọi
cách, mọi cơ hội xuyên tạc chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc
ta, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, xuyên tạc nền tảng tư tưởng của
Đảng ta hòng làm giảm niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý
của Nhà nước. Do vậy, mỗi người dân Việt Nam ta phải có ý thức tăng cường
việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và đấu tranh phản bác quan điểm sai
trái, thù địch là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa sống còn trong bảo vệ Đảng,
Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét