Để củng cố và tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, nhằm đáp ứng yêu cầu của tình hình, nhiệm vụ của công cuộc đổi mới trong giai đoạn hiện nay, Đại hội XIII của Đảng đã đề ra những giải pháp chủ yếu sau:
Một là, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, hành động của các cấp ủy,
các tổ chức trong hệ thống chính trị về công tác dân vận trong tình hình mới.
Đại hội XIII của Đảng đề ra giải pháp trước tiên là: “Tạo chuyển biến mạnh mẽ
trong nhận thức, hành động của các cấp ủy đảng, hệ thống chính trị về công tác
dân vận”(7). Trong điều kiện mới, trước yêu cầu ngày càng cao của
thực tiễn đổi mới đất nước, đòi hỏi phải tiếp tục có sự chuyển biến mạnh mẽ,
quyết liệt hơn nữa trong nhận thức, hành động của các cấp ủy và cả hệ thống chính
trị từ Trung ương đến cơ sở; từ đó, đề cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của mỗi
cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và từng người dân để công tác dân vận
đạt được mục tiêu và hiệu quả đã đề ra. Trong thời gian qua, nhận thức về công
tác dân vận của một số cấp ủy, tổ chức trong hệ thống chính trị chưa đầy đủ;
chưa nêu cao trách nhiệm, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp của cả hệ thống
chính trị trong việc thực hiện công tác dân vận; vẫn còn không ít cán bộ, công
chức xem nhẹ vai trò, ý nghĩa của công tác dân vận, dẫn đến tình trạng chưa
quan tâm, chú ý đúng mức tới việc vận động, tuyên truyền, thuyết phục, tạo sự
đồng tình, ủng hộ của người dân trong quá trình thực hiện công tác quản lý nhà
nước.
Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm lãnh đạo công tác dân vận của
cấp ủy, sự vào cuộc của hệ thống chính trị trong thực hiện công tác dân vận,
các cấp ủy cần tập trung thực hiện tổ chức quán triệt đường lối, quan điểm của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân vận một cách hiệu quả.
Trung ương cần có những quy định cụ thể đối với các cấp ủy, tổ chức đảng, đưa
nội dung công tác dân vận vào trong sinh hoạt đảng hằng tháng.
Hai là, tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ thật sự “trọng dân, gần dân, tin
dân, hiểu dân, học dân, dựa vào dân và có trách nhiệm với dân”; chăm lo, đào
tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác dân vận. Đại hội XIII của
Đảng đề ra giải pháp: “Tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ thật sự “trọng dân, gần
dân, tin dân, hiểu dân, học dân, dựa vào dân và có trách nhiệm với dân”(8);
“nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”; đồng thời, “Chăm lo, đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác dân vận”(9).
Để tăng cường chất lượng, hiệu quả công tác dân vận, nhất thiết
phải chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận của Đảng, đặc biệt là
đội ngũ cán bộ tham mưu chiến lược. Muốn vậy, cần có cơ chế, chính sách đãi ngộ
xứng đáng nhằm thu hút người có năng lực, có uy tín, kỹ năng, phương pháp và
kinh nghiệm làm công tác dân vận; chú trọng luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng, bố
trí, sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận, nhất là cán bộ trẻ,
có năng lực và được đào tạo bài bản; khắc phục tình trạng đưa cán bộ sắp đến
tuổi nghỉ hưu hay phẩm chất, năng lực yếu kém và không có uy tín về làm công
tác dân vận. Kiện toàn tổ chức, bộ máy và cán bộ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
và các tổ chức chính trị - xã hội, đáp ứng yêu cầu về trình độ lý luận, năng
lực hoạt động thực tiễn và kỹ năng công tác vận động nhân dân. Các cơ quan tham
mưu của Đảng phải nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong công tác tham mưu, tư
vấn cho Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các cấp ủy, tổ
chức đảng về công tác dân vận; duy trì chế độ thường xuyên báo cáo, thông tin
kịp thời, đầy đủ về tình hình các tầng lớp nhân dân và những hạn chế, khuyết
điểm trong công tác dân vận của cấp ủy các cấp.
Cùng với việc chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác dân
vận, cũng phải chú trọng xây dựng lực lượng nòng cốt là người có uy tín trong
đồng bào dân tộc thiểu số, tôn giáo (già làng, trưởng bản, các chức sắc tôn
giáo) làm công tác dân vận ở cơ sở. Họ chính là những “cánh tay nối dài” giữa
Đảng, chính quyền với nhân dân.
Ba là, tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận của các cơ
quan đảng, nhà nước và chính quyền các cấp. Thời gian qua, hiệu quả
của một số nghị quyết, chương trình lãnh đạo công tác dân vận còn
chưa cao, không ít nội dung chưa đi vào thực tiễn cuộc sống, chưa đáp ứng được
nguyện vọng, lợi ích hợp pháp, chính đáng của một bộ phận nhân dân nên đã gây
ra những bức xúc, khiếu kiện phức tạp đông người. Bên cạnh đó, việc thể
chế hóa, cụ thể hóa một số chủ trương, nghị quyết của Đảng liên quan đến công
tác dân vận còn chưa phù hợp, kịp thời, chưa sát với tình hình thực tiễn
và bức xúc, kiến nghị chính đáng của nhân dân. Do đó, đổi mới việc ra nghị
quyết, chương trình lãnh đạo công tác dân vận, xây dựng quy chế làm việc, bảo
đảm sự lãnh đạo chặt chẽ, toàn diện, thường xuyên của Đảng đối với công tác dân
vận là một yêu cầu cần thiết; đồng thời, là một trong những giải pháp quan
trọng, có ý nghĩa sâu sắc đối với việc đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả
của công tác dân vận trong tình hình mới.
Chính vì vậy, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh:“Tiếp
tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận của các cơ quan đảng, nhà nước
và chính quyền các cấp”(10). Cụ thể là, đổi mới việc ban hành nghị
quyết, chương trình lãnh đạo công tác dân vận của Đảng, xây dựng quy chế làm
việc, bảo đảm sự lãnh đạo chặt chẽ, toàn diện, thường xuyên của Đảng đối với
công tác dân vận; đồng thời, tăng cường và đổi mới công tác dân vận của cơ quan
nhà nước và chính quyền các cấp; tập trung giải quyết kịp thời, có hiệu quả những
kiến nghị, bức xúc và nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của nhân dân.
Bốn là, nâng cao chất lượng công tác giám sát, phản biện xã hội, đóng góp
ý kiến của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân
dân; đa dạng hóa các hình thức tổ chức và phương thức tập hợp, vận động, nắm
bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp nhân
dân.
Sở dĩ Đại hội XIII của Đảng đề ra giải pháp: “Nâng cao chất lượng
công tác giám sát, phản biện xã hội, đóng góp ý kiến của Mặt trận Tổ quốc, các
tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân”(11) là bởi vì, ở không
ít địa phương, những năm qua chưa phát huy thật tốt vai trò của Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong hoạt động giám sát, phản
biện xã hội. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội ở một số
cơ sở giảm sút vai trò, phối hợp thiếu chặt chẽ, không sát dân, không làm tốt
công tác tuyên truyền, vận động nhân dân.
Để nâng cao chất lượng công tác giám sát, phản biện xã hội, đóng
góp ý kiến của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, các
cấp ủy, tổ chức đảng, một mặt, phải tôn trọng tính độc lập, tự chủ,
tự chịu trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân
dân; mặt khác, tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các
đoàn thể nhân dân phát huy tính chủ động hơn nữa trong hoạt động, để gần dân,
sát dân hơn.
Năm là, tích cực đôn đốc, giám sát, kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết
của Đảng về công tác dân vận. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng yêu cầu: “Tích cực
đôn đốc, giám sát, kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết của Đảng về công tác
dân vận”(12); bởi thời gian qua, không ít nơi chưa thường xuyên kiểm
tra, giám sát việc thực hiện các văn bản của Đảng về công tác dân vận. Một số
nơi chưa coi trọng việc lấy ý kiến nhân dân khi ban hành chính sách, pháp luật;
hiệu quả công tác tiếp dân, đối thoại, giải quyết đơn, thư khiếu nại còn hạn
chế...
Do đó, các tổ chức đảng từ Trung ương đến cơ sở phải đổi mới công
tác lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, giám sát, kiểm tra việc tổ chức thực hiện để
nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tác dân vận sớm đi vào cuộc sống, có hiệu
quả thiết thực. Xây dựng kế hoạch hằng quý, hằng năm về tìm hiểu, nắm bắt tình
hình đời sống, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để có chủ trương, biện pháp xử
lý đúng đắn, kịp thời. Các cấp ủy lãnh đạo chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cần phối hợp chặt chẽ trong giải quyết
các công việc liên quan đến nhân dân và vận động nhân dân thực hiện tốt quyền
và nghĩa vụ của công dân. Các cơ quan đảng ở Trung ương thường xuyên phối hợp,
kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình triển khai thực hiện; đồng thời, theo
dõi, kiểm tra việc thể chế hóa quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về
công tác dân vận. Đẩy mạnh nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, giải đáp
kịp thời những vấn đề mới mà thực tiễn đang đặt ra đối với công tác dân vận của
Đảng trong tình hình mới./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét