Đại hội XIII của Đảng đã đánh giá: “Công tác dân vận được chú trọng và tiếp tục đổi mới; quan điểm “dân là gốc”, là chủ thể của công cuộc đổi mới được nhận thức và thực hiện ngày càng sâu sắc, đầy đủ hơn; mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân được củng cố, tăng cường”(5). Đánh giá trên dựa trên những căn cứ cụ thể sau:
Một là, thời gian qua đã có sự chuyển biến tích cực trong nhận thức
về trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng và hệ thống chính trị đối với công
tác dân vận. Đảng lãnh đạo cả hệ thống chính trị “coi trọng việc lắng nghe, nắm
tình hình và giải quyết những nguyện vọng, kiến nghị hợp pháp, chính đáng,
những vấn đề bức xúc của nhân dân”(6); chăm lo thực sự đến mọi mặt
đời sống của các tầng lớp nhân dân. Công tác an sinh xã hội ngày càng được chăm
lo, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được nâng cao... Nước
ta từ một nước nghèo đã trở thành một nước có thu nhập trung bình thấp và xác
định khát vọng trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045. Quy mô và
tiềm lực của nền kinh tế tiếp tục tăng lên. Trên cơ sở đó, Đảng, Nhà nước ta có
điều kiện để thực hiện việc chăm lo, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần
của người dân - yếu tố hết sức quan trọng góp phần củng cố và tăng cường mối
quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân.
Hai là, Đảng đã ban hành nhiều chủ trương, nghị quyết, văn bản để
phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Trên cơ sở chủ trương của Đảng, Quốc hội,
Chính phủ đã thể chế hóa thành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để phát huy
quyền làm chủ của nhân dân; đã xây dựng, ban hành nhiều chủ trương, chính sách
phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo; nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Hệ thống tổ
chức Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội được kiện
toàn, củng cố, đổi mới phương thức hoạt động; giữ vai trò nòng cốt trong sự
nghiệp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ
sở; đã có nhiều hình thức vận động nhân dân tích cực tham gia xây dựng Đảng,
xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu
nước, thúc đẩy các hoạt động đối ngoại nhân dân và công tác vận động người Việt
Nam ở nước ngoài.
Ba là, Đảng đã lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện đấu tranh phòng,
chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực rất quyết liệt, với quyết tâm chính trị
rất cao; đồng thời, tập trung chỉ đạo tổ chức tốt việc tiếp công dân, đối thoại
với công dân và giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân, nhất là tại
những địa bàn, lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm, những nơi xảy ra điểm nóng, khiếu
kiện kéo dài; giải quyết kịp thời những bức xúc, nguyện vọng chính đáng, hợp
pháp của nhân dân, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã
hội.
Nhận thức sâu sắc tính chất phức tạp và sự nguy hiểm của vấn nạn
tham nhũng, lãng phí, thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm,
kiên quyết chỉ đạo đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí. Ban Chấp
hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về
xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phòng, chống tham nhũng và suy thoái tư tưởng chính
trị. Trung ương đã kiện toàn, tăng cường các cơ quan chức năng đấu tranh phòng,
chống tham nhũng, lãng phí; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng nhằm nâng cao hiệu
lực, hiệu quả đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, nhất là công
tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi
hành án... Việc lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết nhiều vụ án tham nhũng đã có kết
quả tích cực, đáng ghi nhận, góp phần răn đe, ngăn chặn tình trạng tham nhũng,
lãng phí trong thời gian vừa qua. Các cơ quan hành chính, chính quyền các cấp
đã tập trung giải quyết kịp thời, đúng pháp luật nhiều đơn, thư khiếu nại, tố
cáo của công dân. Người đứng đầu các ngành, địa phương, đơn vị đã tổ chức tiếp
công dân, đối thoại với công dân theo định kỳ có kết quả.
Tổ chức đảng, cấp ủy các cấp quan tâm lãnh đạo đẩy mạnh cải cách
hành chính, cải cách tư pháp, phát huy vai trò của các cơ quan dân cử. Các
phương tiện truyền thông đại chúng đã dựa vào nhân dân, đồng hành với nhân dân
trong công cuộc đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, góp phần
tích cực củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng.
Bốn là, phương thức tiến hành công tác dân vận của Đảng, việc thực hiện
của các cấp ủy đã có nhiều đổi mới, bám sát nhu cầu, nguyện vọng của các tầng
lớp nhân dân. Nội dung công tác dân vận đã tập trung giải quyết những vấn đề cụ
thể, như xóa đói, giảm nghèo, thực hiện an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần của nhân dân, nhất là tập trung đầu tư, ưu tiên cho đồng bào
các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn...; gắn tuyên truyền, vận động
nhân dân với giải quyết quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; gắn
việc tập hợp, thu hút các tầng lớp nhân dân với thực hiện các dự án kinh tế -
xã hội, củng cố các tổ chức và hoạt động của các đoàn thể nhân dân. Hình thức
hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân khá đa dạng,
phong phú, gắn với đặc điểm đối tượng và hoàn cảnh cụ thể của từng địa phương,
cơ quan, đơn vị.
Những kết quả của công tác dân vận thời gian qua đã góp phần quyết
định vào việc tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, tạo sự
đồng thuận trong xã hội, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện
thắng lợi công cuộc đổi mới.
Bên cạnh những kết quả nêu trên, mối quan hệ mật thiết giữa Đảng
với nhân dân có nơi, có lúc còn bộc lộ những hạn chế, thiếu sót; cụ thể là:
Thứ nhất, việc theo dõi, đánh giá, dự báo tình hình, nhất là ở những địa bàn
phức tạp còn chưa kịp thời, sâu sát; việc nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu
thiết thân của nhân dân vẫn chưa thực sự chắc chắn, chưa sâu sát; từ đó, dẫn
đến việc đề ra một số chủ trương, chính sách đối với các tầng lớp nhân dân chưa
kịp thời, chưa bám sát những biến đổi trong thực tiễn và điều kiện, hoàn cảnh
của đất nước. Bên cạnh đó, việc quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực
hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tác dân vận chưa sâu sắc; chưa dự
báo, nắm bắt đầy đủ những diễn biến, tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân
dân để có biện pháp xử lý phù hợp, vẫn còn có lúc việc xử lý tình huống bức
xúc, “điểm nóng” chưa kịp thời.
Thứ hai, công tác tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước, nhất là những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích hợp
pháp, chính đáng của nhân dân còn một số bất cập. Việc triển khai thực hiện các
nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tác dân vận ở một số cấp ủy còn kém hiệu
quả. Công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục nhân dân có lúc, có nơi còn
giáo điều, xa rời thực tế, lý thuyết suông, chưa sát hợp với trình độ, phong
tục, tập quán của người dân.
Thứ ba, việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; công tác tập hợp,
phát triển đoàn viên, hội viên; việc xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn
dân tộc chưa đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Phương pháp vận động, tập hợp
nhân dân có lúc, có nơi còn chưa phù hợp với từng đối tượng, nhất là đội ngũ
trí thức, văn nghệ sĩ, thanh niên, đồng bào theo tôn giáo.
Thứ tư, vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân ở một số nơi chưa thường xuyên, hiệu
quả còn thấp, nhất là giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của
đội ngũ cán bộ, đảng viên chưa đạt hiệu quả như mong đợi.
Thứ năm, một số cấp ủy, tổ chức đảng chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm,
chưa thúc đẩy công tác phối hợp của hệ thống chính trị trong thực hiện công tác
dân vận; một số nơi còn chưa coi trọng việc lấy ý kiến nhân dân nên có chính
sách chưa đáp ứng được nguyện vọng, lợi ích chính đáng của nhân dân... Thậm
chí, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo,
quản lý, còn thiếu gương mẫu, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống, xa dân, vô cảm trước những khó khăn, bức xúc của nhân dân. Một số cán bộ
có chức, có quyền chẳng những không gương mẫu, mà còn nêu gương xấu trước quần chúng,
nói không đi đôi với làm, bố trí thần tốc, đề bạt con cháu, người thân vào các
chức vụ quan trọng, nhưng không tương xứng với năng lực, trình độ, uy tín, để
xảy ra những vụ việc sai phạm, tham nhũng trong phạm vi lãnh đạo, quản lý...
Những biểu hiện, tình trạng này làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với
Đảng, Nhà nước, ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân
dân.
Thứ sáu, công tác kiểm tra, sơ kết, tổng kết có lúc, có nơi còn chưa được
quan tâm đúng mức. Một số chính sách chưa đáp ứng nguyện vọng, lợi ích hợp
pháp, chính đáng của nhân dân, một số bức xúc kéo dài chưa được giải quyết kịp
thời; quyền làm chủ của nhân dân ở nhiều nơi còn mang tính hình thức hoặc bị vi
phạm,... gây tâm lý dồn nén, tích tụ bức xúc trong nhân dân; một bộ phận nhân
dân bị các thế lực thù địch, đối tượng cực đoan lợi dụng kích động, gây ra
nhiều vụ việc phức tạp, tạo “điểm nóng” về an ninh, trật tự.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét