Thứ Ba, 7 tháng 3, 2023

Muôn hình vạn trạng thông tin xấu độc

 Về bản chất, có thể nhận diện: Thông tin xấu, độc phát tán trên in-tơ-nét và mạng xã hội “là những thông tin bịa đặt, bóp méo sự thật, xuyên tạc vấn đề, “đổi trắng, thay đen”, lẫn lộn đúng sai, thật giả hoặc có một phần sự thật nhưng được đưa tin với dụng ý xấu, phân tích và định hướng dư luận bằng luận điệu thù địch”.

Hiện nay, một trong những phương thức hoạt động "diễn biến hòa bình" được các thế lực thù địch tiến hành đối với Việt Nam là tận dụng mạng in-tơ-nét tiến hành chống phá trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa mà phương thức chủ yếu là truyền bá các quan điểm sai trái về tư tưởng chính trị trên in-tơ-nét, mạng xã hội nhằm chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Nhìn chung những thông tin xấu, độc đều có một mục đích là bôi đen hiện thực Việt Nam; thổi phồng những hạn chế, khiếm khuyết trong quá trình lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước; xuyên tạc về cán bộ, về công tác nhân sự; phóng đại những tiêu cực trong xã hội; bóp méo các chủ trương, chính sách, luật pháp hòng gây rối tình hình đất nước; kích động, chia rẽ nội bộ, ảnh hưởng đến uy tín lãnh đạo Đảng, Nhà nước... Từ đó tạo ra nhận thức sai lệch về hiện thực theo chiều hướng xấu, hình thành tâm lý chán ghét, phẫn nộ, thậm chí căm thù chế độ và bộ máy chính quyền các cấp.

Mỗi khi đất nước có những sự kiện chính trị mang tính lịch sử, bước ngoặt như Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp, các hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng... các thế lực thù địch coi đây là cơ hội để tung các thông tin xấu độc, thông tin giả, các quan điểm sai trái, thù địch hòng kích động "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ.

Vào thời điểm Đại hội XIII, các thế lực xấu cố tình tung tin xuyên tạc, bịa đặt về công tác nhân sự của Đại hội để gây nhiễu loạn thông tin, chống phá Đại hội. Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, chỉ trong ngày 26-1, ngày khai mạc Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, trên mạng xuất hiện hàng trăm tin bài xấu độc về một số vấn đề của Đại hội như công tác tổ chức Đại hội, công tác nhân sự Đại hội, tập trung xuyên tạc, bôi nhọ, hạ uy tín của các đồng chí lãnh đạo, xuyên tạc về đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước…

Dù đã gặp phải những thất bại "cay đắng" trong chiến dịch chống phá Đại hội XIII của Đảng, nhưng các thế lực thù địch vẫn không từ bỏ âm mưu, chúng tiếp tục chống phá bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Một trong những luận điệu xuyên tạc, kích động chúng dùng là rêu rao rằng: "Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp chỉ là nghĩa vụ chứ không phải là quyền lợi, dân chủ, đều là sự sắp đặt nhân sự có chủ ý, nhân dân không có quyền thực sự", "Ở Việt Nam làm gì có dân chủ trong bầu cử, ứng cử - đó là cơ chế "Đảng cử - dân bầu", là "dân chủ trình diễn";... "phải sửa đổi hệ thống bầu cử, tạo điều kiện cho tất cả mọi người được ứng cử tự do... còn nếu với cách tổ chức bầu cử và cơ chế bầu cử theo quy định hiện nay thì đối với nhiều đại biểu có thể tự mình công bố mình trúng cử và có đủ tư cách đại biểu mà không cần phải tổ chức bầu cử cho tốn tiền thuế của dân"...

Đặc biệt, trong giai đoạn cả nước gồng mình chống dịch COVID-19, lợi dụng diễn biến phức tạp của dịch bệnh, các thế lực thù địch, các đối tượng chống đối, phản động và một số người dân nhận thức chưa đầy đủ… đã đăng tải, phát tán nhiều thông tin không đúng sự thật, xuyên tạc tình hình dịch bệnh tại Việt Nam như: tung tin sai sự thật về số lượng ca nhiễm, tử vong tại Việt Nam; tung tin đóng cửa biên giới với Trung Quốc, kêu gọi Việt Nam đóng cửa biên giới; phát tán thông tin người Trung Quốc đến Việt Nam; kêu gọi người dân bãi công, bãi thị và bãi khoá trên toàn lãnh thổ Việt Nam; tung tin về Nhà nước phun thuốc ngừa vi-rút trên bầu trời toàn quốc; tuyên truyền thông tin vắc-xin chữa trị vi-rút…

Có thể thấy rõ, tính chất của những tin tức sai sự thật này đa dạng, liên quan đến nhiều vấn đề của đời sống xã hội cũng như hướng tới đối tượng quan tâm rất phong phú. Chính vì vậy, những tin tức giả này ảnh hưởng rất tiêu cực đến công tác phòng ngừa bệnh dịch, đến ổn định và phát triển sản xuất cũng như an ninh, trật tự rất lớn. 

Đáng chú ý hơn hiện nay, chúng lại tung lên mạng với những vấn đề rất đời thường, nhất là tình hình tham nhũng, tiêu cực để thu hút độc giả. Ví dụ, chúng cắt ghép, sử dụng công nghệ 4.0 để chế các hình ảnh, video, xuyên tạc, bôi nhọ, dựng chuyện tham nhũng không có thật, bôi nhọ đời tư nhân sự cấp cao của Đảng...

Các đối tượng thường sản xuất chương trình truyền hình, sau đó tung lên các mạng xã hội, để a dua, nói xấu Việt Nam, bôi nhọ Đảng Cộng sản Việt Nam và chế độ xã hội chủ nghĩa với giọng điệu chống cộng quyết liệt. Đáng lưu tâm là chúng thích ứng, đánh vào tâm lý cộng đồng mạng trẻ tuổi ở Việt Nam là thanh, thiếu niên với ngôn ngữ, giọng điệu "rất đời thường", thậm chỉ chửi bới thô tục để câu like, câu view...

Thời gian qua, việc tung tin giả gây ảnh hưởng đến thị trường kinh tế, tài chính, ngân hàng đã trở thành vấn nạn. Nhiều doanh nghiệp lớn bị ảnh hưởng tới uy tín, danh dự, tình hình kinh doanh một cách nặng nề. Rõ rệt nhất là trường hợp ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Tập đoàn Vingroup đã bị tung tin về việc cấm xuất cảnh, điều này đã khiến 3 cổ phiếu "họ Vingroup" lao dốc không phanh... Giá cổ phiếu của Tập đoàn Vingroup sau 11 tháng, "tuột" mất 50% giá trị. Trong khi nhiều lần cơ quan chức năng khẳng định ông Phạm Nhật Vượng không nằm trong danh sách cấm xuất cảnh và hoạt động của Vingroup vẫn ổn định, bình thường. Tập đoàn Vingroup là một trong những doanh nghiệp đóng thuế rất lớn cho Nhà nước.

  Thời gian gần đây, liên quan đến sự việc cơ quan công an bắt bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, đã xuất hiện những tin đồn, những lời xì xầm to nhỏ, những thuyết âm mưu là vụ việc liên quan đến vị lãnh đạo này, quan chức kia, rồi sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng... Các thông tin được thổi phồng, cắt ghép, khớp nối nghe có vẻ rất hợp lý. Nếu người nghe thiếu hiểu biết, không đủ bản lĩnh thì rất dễ mắc bẫy, sẽ tin vào những thông tin xuyên tạc đó. Bằng chứng là hệ lụy của việc người dân xếp hàng dài tại Ngân hàng SCB để rút tiền gửi tiết kiệm, gây nhiễu loạn thị trường tài chính ngân hàng suốt thời gian qua.

Ti bui hp báo Chính ph thưng kỳ tháng 10 vừa qua, trưc vn nn tin gi đang hoành hoành, nh hưng nghiêm trng đến nn kinh tế quc gia, Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng Bộ Công an nhấn mạnh chúng ta phải có trách nhiệm bảo vệ hoạt động bình thường và tôn trọng pháp luật của các doanh nghiệp, hạn chế việc tung tin sai trái, thất thiệt làm ảnh hưởng tới hoạt động của các doanh nghiệp làm ăn chân chính. Điều này gây ảnh hưởng tới cả nền kinh tế. Thời gian tới, lực lượng chức năng sẽ tiếp tục xử lý các vụ việc đăng tin sai sự thật, tung tin thất thiệt làm ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế.

Cũng như cơ thể con người, nếu con người ta khỏe mạnh, cường tráng, có thể đủ sức đề kháng, thì chúng ta sẽ tự miễn dịch được các dịch cúm, đẩy lùi được các bệnh tật nguy hiểm. Vì vậy, cách tốt nhất là tạo sức đề kháng cho công chúng, cộng đồng mạng trước các thông tin xấu độc là để mỗi công dân tiếp nhận đầy đủ thông tin, tri thức. Từ đó, mỗi người dân chủ động, tự giác, phản ứng, đấu tranh, phản bác kịp thời với các quan điểm sai trái phát tán trên in-tơ-nét.

Thực chất, trận chiến đấu thầm lặng của chúng ta là trận địa tư tưởng trên không gian mạng. Ai nắm được lực lượng trên mạng thì người đó giành thắng lợi. Lực lượng người Việt Nam với tư cách công dân mạng, tham gia trên mạng xã hội chủ yếu là ai? Đó là những người trẻ, từ học sinh tiểu học, trung học đến đại học, sau đại học.

Theo thống kê từ Báo cáo Digital, tính đến tháng 6-2021, nước ta có gần 70 triệu người dùng in-tơ-nét, gần 76 triệu người sử dụng mạng xã hội. Người dùng in-tơ-nét ngày càng trẻ hóa, đa phần trong độ tuổi thanh niên. Ðây là môi trường để các thế lực thù địch lợi dụng truyền bá quan điểm sai trái, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Ðảng, phủ nhận giá trị chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Vẫn là câu chuyện nghịch lý trong quy luật của thông tin, thông tin nào xuất hiện nhiều, tần suất lớn, gây tò mò, sát với cuộc sống đời thường thì người trẻ tuổi sẽ lao vào đọc, xem, tìm hiểu. Người trẻ có khi dành thời gian cả ngày, "lang thang" trên mạng xã hội Facebook, Youtube, Twitter và các trang thông tin của các tờ báo lớn như BBC, CNN, Time, Foxnews, The New York Times... để tìm hiểu, chia sẻ thông tin. Đương nhiên, học sinh, sinh viên và một bộ phận trong đó do  nhận thức còn hạn chế nên dễ bị tác động khi tiếp cận những thông tin xấu độc, nói xấu chế độ, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng. Họ tiếp cận các thông tin xấu độc một cách thụ động, khó phân biệt đúng - sai và bị tác động tâm lý, dẫn đến hoang mang, thiếu niềm tin vào Đảng, vào chế độ là điều tất yếu.

Về bản chất, có thể nhận diện: Thông tin xấu, độc phát tán trên in-tơ-nét và mạng xã hội “là những thông tin bịa đặt, bóp méo sự thật, xuyên tạc vấn đề, “đổi trắng, thay đen”, lẫn lộn đúng sai, thật giả hoặc có một phần sự thật nhưng được đưa tin với dụng ý xấu, phân tích và định hướng dư luận bằng luận điệu thù địch”.

Hiện nay, một trong những phương thức hoạt động "diễn biến hòa bình" được các thế lực thù địch tiến hành đối với Việt Nam là tận dụng mạng in-tơ-nét tiến hành chống phá trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa mà phương thức chủ yếu là truyền bá các quan điểm sai trái về tư tưởng chính trị trên in-tơ-nét, mạng xã hội nhằm chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Nhìn chung những thông tin xấu, độc đều có một mục đích là bôi đen hiện thực Việt Nam; thổi phồng những hạn chế, khiếm khuyết trong quá trình lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước; xuyên tạc về cán bộ, về công tác nhân sự; phóng đại những tiêu cực trong xã hội; bóp méo các chủ trương, chính sách, luật pháp hòng gây rối tình hình đất nước; kích động, chia rẽ nội bộ, ảnh hưởng đến uy tín lãnh đạo Đảng, Nhà nước... Từ đó tạo ra nhận thức sai lệch về hiện thực theo chiều hướng xấu, hình thành tâm lý chán ghét, phẫn nộ, thậm chí căm thù chế độ và bộ máy chính quyền các cấp.

Mỗi khi đất nước có những sự kiện chính trị mang tính lịch sử, bước ngoặt như Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp, các hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng... các thế lực thù địch coi đây là cơ hội để tung các thông tin xấu độc, thông tin giả, các quan điểm sai trái, thù địch hòng kích động "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ.

Vào thời điểm Đại hội XIII, các thế lực xấu cố tình tung tin xuyên tạc, bịa đặt về công tác nhân sự của Đại hội để gây nhiễu loạn thông tin, chống phá Đại hội. Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, chỉ trong ngày 26-1, ngày khai mạc Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, trên mạng xuất hiện hàng trăm tin bài xấu độc về một số vấn đề của Đại hội như công tác tổ chức Đại hội, công tác nhân sự Đại hội, tập trung xuyên tạc, bôi nhọ, hạ uy tín của các đồng chí lãnh đạo, xuyên tạc về đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước…

Dù đã gặp phải những thất bại "cay đắng" trong chiến dịch chống phá Đại hội XIII của Đảng, nhưng các thế lực thù địch vẫn không từ bỏ âm mưu, chúng tiếp tục chống phá bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Một trong những luận điệu xuyên tạc, kích động chúng dùng là rêu rao rằng: "Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp chỉ là nghĩa vụ chứ không phải là quyền lợi, dân chủ, đều là sự sắp đặt nhân sự có chủ ý, nhân dân không có quyền thực sự", "Ở Việt Nam làm gì có dân chủ trong bầu cử, ứng cử - đó là cơ chế "Đảng cử - dân bầu", là "dân chủ trình diễn";... "phải sửa đổi hệ thống bầu cử, tạo điều kiện cho tất cả mọi người được ứng cử tự do... còn nếu với cách tổ chức bầu cử và cơ chế bầu cử theo quy định hiện nay thì đối với nhiều đại biểu có thể tự mình công bố mình trúng cử và có đủ tư cách đại biểu mà không cần phải tổ chức bầu cử cho tốn tiền thuế của dân"...

Đặc biệt, trong giai đoạn cả nước gồng mình chống dịch COVID-19, lợi dụng diễn biến phức tạp của dịch bệnh, các thế lực thù địch, các đối tượng chống đối, phản động và một số người dân nhận thức chưa đầy đủ… đã đăng tải, phát tán nhiều thông tin không đúng sự thật, xuyên tạc tình hình dịch bệnh tại Việt Nam như: tung tin sai sự thật về số lượng ca nhiễm, tử vong tại Việt Nam; tung tin đóng cửa biên giới với Trung Quốc, kêu gọi Việt Nam đóng cửa biên giới; phát tán thông tin người Trung Quốc đến Việt Nam; kêu gọi người dân bãi công, bãi thị và bãi khoá trên toàn lãnh thổ Việt Nam; tung tin về Nhà nước phun thuốc ngừa vi-rút trên bầu trời toàn quốc; tuyên truyền thông tin vắc-xin chữa trị vi-rút…

Có thể thấy rõ, tính chất của những tin tức sai sự thật này đa dạng, liên quan đến nhiều vấn đề của đời sống xã hội cũng như hướng tới đối tượng quan tâm rất phong phú. Chính vì vậy, những tin tức giả này ảnh hưởng rất tiêu cực đến công tác phòng ngừa bệnh dịch, đến ổn định và phát triển sản xuất cũng như an ninh, trật tự rất lớn. 

Đáng chú ý hơn hiện nay, chúng lại tung lên mạng với những vấn đề rất đời thường, nhất là tình hình tham nhũng, tiêu cực để thu hút độc giả. Ví dụ, chúng cắt ghép, sử dụng công nghệ 4.0 để chế các hình ảnh, video, xuyên tạc, bôi nhọ, dựng chuyện tham nhũng không có thật, bôi nhọ đời tư nhân sự cấp cao của Đảng...

Các đối tượng thường sản xuất chương trình truyền hình, sau đó tung lên các mạng xã hội, để a dua, nói xấu Việt Nam, bôi nhọ Đảng Cộng sản Việt Nam và chế độ xã hội chủ nghĩa với giọng điệu chống cộng quyết liệt. Đáng lưu tâm là chúng thích ứng, đánh vào tâm lý cộng đồng mạng trẻ tuổi ở Việt Nam là thanh, thiếu niên với ngôn ngữ, giọng điệu "rất đời thường", thậm chỉ chửi bới thô tục để câu like, câu view...

Thời gian qua, việc tung tin giả gây ảnh hưởng đến thị trường kinh tế, tài chính, ngân hàng đã trở thành vấn nạn. Nhiều doanh nghiệp lớn bị ảnh hưởng tới uy tín, danh dự, tình hình kinh doanh một cách nặng nề. Rõ rệt nhất là trường hợp ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Tập đoàn Vingroup đã bị tung tin về việc cấm xuất cảnh, điều này đã khiến 3 cổ phiếu "họ Vingroup" lao dốc không phanh... Giá cổ phiếu của Tập đoàn Vingroup sau 11 tháng, "tuột" mất 50% giá trị. Trong khi nhiều lần cơ quan chức năng khẳng định ông Phạm Nhật Vượng không nằm trong danh sách cấm xuất cảnh và hoạt động của Vingroup vẫn ổn định, bình thường. Tập đoàn Vingroup là một trong những doanh nghiệp đóng thuế rất lớn cho Nhà nước.

  Thời gian gần đây, liên quan đến sự việc cơ quan công an bắt bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, đã xuất hiện những tin đồn, những lời xì xầm to nhỏ, những thuyết âm mưu là vụ việc liên quan đến vị lãnh đạo này, quan chức kia, rồi sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng... Các thông tin được thổi phồng, cắt ghép, khớp nối nghe có vẻ rất hợp lý. Nếu người nghe thiếu hiểu biết, không đủ bản lĩnh thì rất dễ mắc bẫy, sẽ tin vào những thông tin xuyên tạc đó. Bằng chứng là hệ lụy của việc người dân xếp hàng dài tại Ngân hàng SCB để rút tiền gửi tiết kiệm, gây nhiễu loạn thị trường tài chính ngân hàng suốt thời gian qua.

Ti bui hp báo Chính ph thưng kỳ tháng 10 vừa qua, trưc vn nn tin gi đang hoành hoành, nh hưng nghiêm trng đến nn kinh tế quc gia, Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng Bộ Công an nhấn mạnh chúng ta phải có trách nhiệm bảo vệ hoạt động bình thường và tôn trọng pháp luật của các doanh nghiệp, hạn chế việc tung tin sai trái, thất thiệt làm ảnh hưởng tới hoạt động của các doanh nghiệp làm ăn chân chính. Điều này gây ảnh hưởng tới cả nền kinh tế. Thời gian tới, lực lượng chức năng sẽ tiếp tục xử lý các vụ việc đăng tin sai sự thật, tung tin thất thiệt làm ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế.

Cũng như cơ thể con người, nếu con người ta khỏe mạnh, cường tráng, có thể đủ sức đề kháng, thì chúng ta sẽ tự miễn dịch được các dịch cúm, đẩy lùi được các bệnh tật nguy hiểm. Vì vậy, cách tốt nhất là tạo sức đề kháng cho công chúng, cộng đồng mạng trước các thông tin xấu độc là để mỗi công dân tiếp nhận đầy đủ thông tin, tri thức. Từ đó, mỗi người dân chủ động, tự giác, phản ứng, đấu tranh, phản bác kịp thời với các quan điểm sai trái phát tán trên in-tơ-nét.

Thực chất, trận chiến đấu thầm lặng của chúng ta là trận địa tư tưởng trên không gian mạng. Ai nắm được lực lượng trên mạng thì người đó giành thắng lợi. Lực lượng người Việt Nam với tư cách công dân mạng, tham gia trên mạng xã hội chủ yếu là ai? Đó là những người trẻ, từ học sinh tiểu học, trung học đến đại học, sau đại học.

Theo thống kê từ Báo cáo Digital, tính đến tháng 6-2021, nước ta có gần 70 triệu người dùng in-tơ-nét, gần 76 triệu người sử dụng mạng xã hội. Người dùng in-tơ-nét ngày càng trẻ hóa, đa phần trong độ tuổi thanh niên. Ðây là môi trường để các thế lực thù địch lợi dụng truyền bá quan điểm sai trái, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Ðảng, phủ nhận giá trị chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Vẫn là câu chuyện nghịch lý trong quy luật của thông tin, thông tin nào xuất hiện nhiều, tần suất lớn, gây tò mò, sát với cuộc sống đời thường thì người trẻ tuổi sẽ lao vào đọc, xem, tìm hiểu. Người trẻ có khi dành thời gian cả ngày, "lang thang" trên mạng xã hội Facebook, Youtube, Twitter và các trang thông tin của các tờ báo lớn như BBC, CNN, Time, Foxnews, The New York Times... để tìm hiểu, chia sẻ thông tin. Đương nhiên, học sinh, sinh viên và một bộ phận trong đó do  nhận thức còn hạn chế nên dễ bị tác động khi tiếp cận những thông tin xấu độc, nói xấu chế độ, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng. Họ tiếp cận các thông tin xấu độc một cách thụ động, khó phân biệt đúng - sai và bị tác động tâm lý, dẫn đến hoang mang, thiếu niềm tin vào Đảng, vào chế độ là điều tất yếu.

Câu hỏi đặt ra là vì sao họ ít đọc báo, tạp chí, mà lại đọc mạng xã hội là chính? Phải chăng là vì thông tin thiếu độ khách quan, chính xác? Cố nhiên là chưa hẳn. Chúng ta có hệ thống báo chí cách mạng rất mạnh. Thông tin chính thống cũng được cung cấp bài bản, với số lượng lớn. Cộng đồng mạng cũng tìm đọc báo chính thống để tìm hiểu các thông tin của ta, nhất là các vụ án, những khuyết điểm, yếu kém, tham nhũng, tiêu cực. Tuy nhiên, các thông tin này của báo chí chính thống đưa lên trang báo của ta đôi khi còn chậm, thậm chí chậm rất nhiều so với các trang mạng xã hội. Tâm lý tò mò tìm hiểu thông tin trên mạng xã hội nước ngoài để tìm kiếm thông tin của chính trong nước lâu dần đã hình thành trong cộng đồng mạng cũng bắt nguồn từ bản chất quy luật của thông tin: “thông tin nào đến trước”. Đó là bài toán rất đáng lưu tâm, cần phải có lời giải và bài toán giải pháp căn cơ để thu hút cộng đồng mạng là người Việt Nam.

Vấn đề lo ngại nhất, nếu chúng ta cứ để mạng xã hội của nước ngoài lôi kéo, thu hút công dân mạng trẻ tuổi trong nước thì hậu quả lâu dài sẽ thật sự khôn lường. "Mưa dầm, thấm lâu", các thông tin xấu độc, sai trái, thù địch tác động từng bước sẽ làm cho các thanh, thiếu niên mất phương hướng, thiếu niềm tin vào Đảng, vào chế độ xã hội chủ nghĩa, thậm chí sa ngã, quay lại chống đối là điều khó tránh khỏi.

Cuộc đấu tranh địch - ta trên không gian mạng của trận địa tư tưởng tuy thầm lặng nhưng ngày càng khốc liệt hơn. Đối phó, đấu tranh, ngăn chặn các quan điểm sai trái trên mạng xã hội là lâu dài, không bao giờ ngưng nghỉ. Chúng ta cũng cần khách quan, nhìn nhận nó theo hướng đối phó, đấu tranh, ngăn chặn để giảm thiểu tác hại của nó chứ không thể suy nghĩ theo kiểu “zero covid”. Vì đây là mưu đồ phá hoại của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị. “Chúng dã tâm chống phá ta đến cùng”.

Vì thế, nếu thực hiện giải pháp bóc, gỡ tin, bài xấu độc thì chúng lại tung lên mạng các tin, bài khác. Do vậy, chúng ta trong môi trường thông tin số, "sống chung với lũ", thích ứng với nó và có giải pháp căn cơ, bền vững, lâu dài là tư duy đúng đắn nhất. Tư duy đó cần phải được mọi cán bộ, đảng viên, nhân dân với tư cách công dân mạng của chúng ta hiểu đúng. Như vậy mới giúp chúng ta có chiến lược, có giải pháp khả thi, hữu hiệu để đẩy lùi quan điểm sai trái, thông tin xấu độc.

Chính vì vậy, chìa khóa căn cơ lâu dài là cung cấp thông tin chính thống, minh bạch kịp thời để nâng cao nhận thức, tri thức giúp cộng đồng mạng đủ sức nhận thức, phân biệt đúng - sai, tích cực - tiêu cực, xấu - tốt, từ đó đủ sức đề kháng, dần dần hình thành cơ chế "tự miễn dịch" trước thông tin xấu độc, quan điểm sai trái, thù địch.

Câu hỏi đặt ra là vì sao họ ít đọc báo, tạp chí, mà lại đọc mạng xã hội là chính? Phải chăng là vì thông tin thiếu độ khách quan, chính xác? Cố nhiên là chưa hẳn. Chúng ta có hệ thống báo chí cách mạng rất mạnh. Thông tin chính thống cũng được cung cấp bài bản, với số lượng lớn. Cộng đồng mạng cũng tìm đọc báo chính thống để tìm hiểu các thông tin của ta, nhất là các vụ án, những khuyết điểm, yếu kém, tham nhũng, tiêu cực. Tuy nhiên, các thông tin này của báo chí chính thống đưa lên trang báo của ta đôi khi còn chậm, thậm chí chậm rất nhiều so với các trang mạng xã hội. Tâm lý tò mò tìm hiểu thông tin trên mạng xã hội nước ngoài để tìm kiếm thông tin của chính trong nước lâu dần đã hình thành trong cộng đồng mạng cũng bắt nguồn từ bản chất quy luật của thông tin: “thông tin nào đến trước”. Đó là bài toán rất đáng lưu tâm, cần phải có lời giải và bài toán giải pháp căn cơ để thu hút cộng đồng mạng là người Việt Nam.

Vấn đề lo ngại nhất, nếu chúng ta cứ để mạng xã hội của nước ngoài lôi kéo, thu hút công dân mạng trẻ tuổi trong nước thì hậu quả lâu dài sẽ thật sự khôn lường. "Mưa dầm, thấm lâu", các thông tin xấu độc, sai trái, thù địch tác động từng bước sẽ làm cho các thanh, thiếu niên mất phương hướng, thiếu niềm tin vào Đảng, vào chế độ xã hội chủ nghĩa, thậm chí sa ngã, quay lại chống đối là điều khó tránh khỏi.

Cuộc đấu tranh địch - ta trên không gian mạng của trận địa tư tưởng tuy thầm lặng nhưng ngày càng khốc liệt hơn. Đối phó, đấu tranh, ngăn chặn các quan điểm sai trái trên mạng xã hội là lâu dài, không bao giờ ngưng nghỉ. Chúng ta cũng cần khách quan, nhìn nhận nó theo hướng đối phó, đấu tranh, ngăn chặn để giảm thiểu tác hại của nó chứ không thể suy nghĩ theo kiểu “zero covid”. Vì đây là mưu đồ phá hoại của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị. “Chúng dã tâm chống phá ta đến cùng”.

Vì thế, nếu thực hiện giải pháp bóc, gỡ tin, bài xấu độc thì chúng lại tung lên mạng các tin, bài khác. Do vậy, chúng ta trong môi trường thông tin số, "sống chung với lũ", thích ứng với nó và có giải pháp căn cơ, bền vững, lâu dài là tư duy đúng đắn nhất. Tư duy đó cần phải được mọi cán bộ, đảng viên, nhân dân với tư cách công dân mạng của chúng ta hiểu đúng. Như vậy mới giúp chúng ta có chiến lược, có giải pháp khả thi, hữu hiệu để đẩy lùi quan điểm sai trái, thông tin xấu độc.

Chính vì vậy, chìa khóa căn cơ lâu dài là cung cấp thông tin chính thống, minh bạch kịp thời để nâng cao nhận thức, tri thức giúp cộng đồng mạng đủ sức nhận thức, phân biệt đúng - sai, tích cực - tiêu cực, xấu - tốt, từ đó đủ sức đề kháng, dần dần hình thành cơ chế "tự miễn dịch" trước thông tin xấu độc, quan điểm sai trái, thù địch.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét