“NGỌC CÀNG MÀI CÀNG SÁNG” MỘT PHẨM CHẤT CỦA BỘ
ĐỘI CỤ HỒ
Việc giữ gìn và phát huy truyền thống quân
đội, phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ luôn cần thiết, nó như “Ngọc càng mài càng sáng”.
Một trong những biểu hiện của chủ nghĩa cá
nhân được Nghị quyết số 847-NQ/QUTW ngày 28-12-2021 của Quân ủy Trung ương về
phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân trong tình
hình mới, chỉ ra rất rõ đó là: “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vị trí công tác để
tham ô, nhận hối lộ hoặc để người thân lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vị trí công
tác của mình trục lợi; cố ý làm trái các quy chế, quy định, dung túng, bao che,
tiếp tay cho tham nhũng, lãng phí, tiêu cực...”.
Từ sự “vạch mặt chỉ tên” chủ nghĩa cá nhân đó,
càng cho thấy, việc giữ gìn và phát huy truyền thống quân đội, phẩm chất Bộ đội
Cụ Hồ luôn cần thiết, nó như “Ngọc càng mài càng sáng”.
Một đồng chí cán bộ lãnh đạo vốn trưởng thành từ người chiến sĩ
cầm súng trên chiến trường rồi chuyển ngành, phát triển thành cán bộ cấp cao.
Ông đã trải qua tất cả thăng trầm của sự nghiệp và cuộc sống cho đến lúc về
hưu. Vậy nhưng mỗi khi nói điều gì đó về mình, ông luôn nhận rằng: “Tôi là
người lính chiến”.
Đọc kỹ lý lịch của ông tôi biết, những năm
tháng là người chiến sĩ cầm súng trên chiến trường của ông không dài, thậm chí
rất ngắn so với quãng thời gian ông đã chuyển ngành cho đến lúc về hưu. Vì sao
ông vẫn luôn hoài niệm, tự hào với những năm tháng trong quân ngũ? Điều gì làm
nên giá trị đó?
Không khó lý giải, đó là phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, một nét đẹp độc
đáo trong văn hóa Việt Nam và lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc ta. Khi
còn sống, Trung tướng Phạm Hồng Cư, nguyên Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị cho
rằng, Bộ đội Cụ Hồ là một danh hiệu vinh dự mà nhân dân trao tặng.
Trong điều kiện hiện nay, việc gìn giữ và phát
huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ là vô cùng cần thiết, nó vẫn còn nguyên tính thời
sự, như Nghị quyết 847 đã đề cập. Phẩm chất, giá trị Bộ đội Cụ Hồ không phải là
cái bất biến mà nó đòi hỏi cần luôn gìn giữ và phát huy cho phù hợp với từng
giai đoạn lịch sử.
Điều này cũng bác bỏ quan điểm của một số
người còn băn khoăn, chần chừ khi cho rằng, phẩm chất, văn hóa Bộ đội Cụ Hồ chỉ
được thể hiện sâu sắc trong thời chiến, còn thời bình đã có phần phai nhạt.
Cách suy nghĩ này là không thuyết phục. Cái đã trở thành văn hóa thì nó đã trở
thành bản chất, thành cái thường xuyên ở trong mỗi con người.
Phẩm chất, văn hóa Bộ đội Cụ Hồ không đi ra
ngoài quy luật đó. Tuy vậy, nó đòi hỏi mỗi cá nhân, mỗi con người nhận thức
đúng về nó. Mỗi cán bộ, chiến sĩ, đảng viên hay quần chúng đều phải nêu cao
tinh thần trách nhiệm, gương mẫu tu dưỡng, rèn luyện, giữ gìn phẩm chất, đạo
đức người quân nhân cách mạng.
Giáo dục, rèn luyện, gìn giữ và phát huy phẩm
chất Bộ đội Cụ Hồ đi liền với chống chủ nghĩa cá nhân là việc làm vừa cấp bách,
vừa thường xuyên, là trách nhiệm của mọi người để xứng đáng với truyền thống
của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng mà lớp lớp cha ông đã xây đắp. St
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét