Trong thời gian qua, các thế
lực thù địch không ngừng xuyên tạc Chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước. Mục tiêu của chúng là tìm mọi cách phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng,
làm suy yếu rồi dần xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và chế
độ XHCN ở nước ta. Vì vậy, việc làm cần thiết hiện nay là phát huy vai trò, sức
mạnh của nhân dân để bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh,
phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
Hiện nay, Việt Nam trở thành
một trong những nước có tốc độ phát triển mạng di động nhanh nhất thế giới; với
khoảng 75 triệu người dân sử dụng internet cho các mục đích thông tin liên lạc,
giao lưu văn hóa, học tập, giải trí và kinh doanh điện tử. Tuy nhiên, trên môi
trường internet, bên cạnh các thông tin bổ ích, tích cực là những thông tin
tiêu cực, độc hại không dễ kiểm soát, ngăn ngừa. Thực tế cho thấy, các đài VOA,
BBC, RFI, RFA trước kia dùng sóng radio phát vào nước ta nên phần nào bị hạn
chế tiếp cận với người nghe, nhưng nay nhờ sử dụng kỹ thuật số nên khả năng
chống phá tăng lên gấp nhiều lần. Chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh
livestream phát trực tiếp có thể truyền tải thông tin “xấu, bẩn, độc” đến hàng
vạn người nghe, người xem trên khắp thế giới.
Theo thời gian, phương thức
tuyên truyền, chống phá của các thế lực thù địch ngày càng tinh vi, xảo quyệt.
Trước đây, các luận điệu tuyên truyền "cách mạng màu", xuyên tạc, xét
lại lịch sử, bôi xấu hạ bệ lãnh tụ, phủ nhận công lao, vai trò của Đảng với đất
nước thường khá rõ ràng, lộ liễu, thậm chí thô thiển, khó thuyết phục, không
được nhân dân chấp nhận.
Mấy năm trở lại đây, trên các
trang thông tin tiếng Việt của VOA, BBC, RFI, RFA cũng như một số trang mạng
YouTube, Twitter, Facebook của các tổ chức Việt Tân, Triều đại Việt, Tiếng dân,
Phố Bolsa TV, Nửa vòng trái đất TV, Hội anh em dân chủ... thường tổ chức những
cuộc bàn tròn, đối luận, bình luận, hội luận, kể chuyện lịch sử mà các đối
tượng thường sử dụng những thông tin, sự kiện có thật, nhưng được sửa chữa và
thêm thắt nhiều tình tiết ngụy tạo, bóp méo rồi tung ra như một dạng thông tin
chính thống.
Những thủ đoạn kiểu này
thường được thực hiện theo kịch bản dàn dựng công phu để khi tiếp cận, không
chỉ người trẻ thiếu hiểu biết, người dân nhận thức hạn chế mà cả những người có
học vấn cao, thậm chí một số ít cán bộ trung, cao cấp nghỉ hưu cũng có thể bị
mắc lừa./.
VHT.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét