Trong thời gian tới, cần tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc các quan điểm của Đảng về công tác lý luận, về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, nhất là các quan điểm trong Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030”; Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”; Quy định số 285-QĐ/TW của Bộ Chính trị về “Dân chủ trong nghiên cứu lý luận chính trị trong các cơ quan Đảng, Nhà nước”. Đồng thời phải thực hiện hệ thống giải pháp đồng bộ, toàn diện, trong đó tập trung vào một số điểm chủ yếu sau:
Một là, đẩy
mạnh công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận.
Yêu cầu cơ bản đặt ra đối với công tác nghiên cứu lý luận là
phải nắm chắc hơn, sâu sắc hơn những nguyên lý lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác
- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; nắm chắc hơn đường lối, quan điểm của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước và vận dụng sáng tạo vào thực tiễn đấu
tranh, phản bác. Cần làm rõ những giá trị bền vững; những luận điểm lý luận đã
bị lịch sử vượt qua, hoặc từng bị hiểu sai; những luận điểm lý luận không còn
phù hợp với thực tế hiện nay.
Hơn lúc nào hết, trong tình hình hiện nay chúng ta cần thực hiện
tốt công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn với phương pháp thực sự khoa
học. Nghiên cứu sâu hơn, toàn diện hơn về kinh điển. Nếu không nắm chắc lý
luận, không hiểu một cách sâu sắc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
thì không thể làm sáng tỏ được thực tiễn của đời sống xã hội rất phong phú sinh
động, không ngừng biến động và càng không thể phát triển được lý luận. Đồng
thời, cần quan tâm nghiên cứu các trào lưu tư tưởng, các lý thuyết mới trên
quan điểm khách quan và biện chứng, tiếp thu những giá trị tiến bộ.
Sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nước ta đang
diễn ra trong sự vận động của thế giới đương đại với nhiều diễn biến phức tạp,
khó lường. Nhiều vấn đề thực tiễn bức thiết đòi hỏi phải được làm sáng tỏ;
nhiều vấn đề lý luận cần được bổ sung, phát triển và hoàn thiện. Điều đó đòi
hỏi càng phải thực hiện tốt công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn với
phương pháp thực sự khoa học. Bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác
- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đòi hỏi các chủ thể nghiên cứu vừa phải đứng vững
trên lập trường cách mạng, lập trường của giai cấp công nhân vừa phải thực hiện
việc nghiên cứu với một tinh thần và phương pháp khoa học nghiêm túc, đúng đắn.
Phải quán triệt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, lấy thực tiễn
làm điểm xuất phát và điểm đến của nghiên cứu lý luận; nghiên cứu lý luận, vận
dụng và phát triển lý luận phải dựa chắc trên cơ sở hiện thực. Kiên quyết khắc
phục mọi biểu hiện của bệnh chủ quan duy ý chí, cực đoan, phiến diện, bảo thủ,
trì trệ, hời hợt, đại khái trong nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn.
Hai là, bồi
dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ nghiên cứu lý luận giỏi, có trình độ cao.
Đội ngũ cán bộ nghiên cứu lý luận giỏi, có trình độ cao là cốt
“vật chất” và là yêu cầu cơ bản trong xây dựng lý luận sắc bén để đấu tranh,
phản bác có hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay.
Vấn đề cấp thiết mà Đảng ta xác định là phải: “Đầu tư thích đáng
cho việc xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ lý luận; có chế độ, chính sách
thỏa đáng nhằm thu hút, trọng dụng các chuyên gia đầu ngành”. Theo đó, các chế
độ, chính sách cần tạo động lực cho lực lượng này đi sâu vào chuyên môn để trở
thành những chuyên gia lý luận giỏi thật sự, chứ không phải hướng họ theo “con
đường quan chức”. Phải tạo điều kiện cho cán bộ nghiên cứu lý luận trong tự
học, tự bồi dưỡng lý luận; gắn nghiên cứu lý luận với thực tiễn, kiên quyết
khắc phục bệnh lười học, lười nghiên cứu hoặc học lý luận để đối phó, chạy theo
bằng cấp để có điều kiện tiến thân nơi công quyền.
Mỗi cơ quan khoa học, cơ sở nghiên cứu cần chủ động với sự đầu
tư thỏa đáng hơn trong việc xây dựng, bồi dưỡng cán bộ nghiên cứu lý luận một
cách toàn diện, đặc biệt chú ý bồi dưỡng nâng cao trình độ tư duy lý luận, khả
năng nắm chắc “ta” và “địch”, đối tượng, đối tác trong đấu tranh phản bác các
quan điểm sai trái, thù địch. Cán bộ lý luận phải nắm chắc nội dung, ý đồ
tư tưởng, dụng ý, mưu đồ, các góc độ ảnh hưởng, tác động của các
quan điểm sai trái, thù địch, bối cảnh và lực lượng, chủ thể cụ thể
đưa ra quan điểm sai trái, thù địch đó...Càng nắm kỹ, đầy đủ những
yêu cầu trên, thì càng có cơ sở đấu tranh, phản bác, phê phán một
cách có hiệu quả, làm suy giảm và mất hiệu lực, làm giảm ảnh
hưởng và tác động xấu của quan điểm sai trái, thù địch; đồng thời
chúng ta mới có thể sử dụng đúng, dùng đủ lý luận, luận cứ và
đúng bút pháp đấu tranh, nâng cao chất lượng đấu tranh.
Bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ nghiên cứu lý luận phương pháp khoa
học trong nghiên cứu lý luận chính trị và tư tưởng Hồ Chí Minh; phương pháp đấu
tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Khắc phục tình trạng xa rời
thực tiễn, không bám chắc vào thực tiễn cách mạng sôi động của đất nước, thực
tiễn đấu tranh lý luận. Tăng cường đưa các nhà khoa học, lý luận ra nước ngoài
học tập, bồi dưỡng, tham gia các hội thảo quốc tế, trao đổi chuyên gia, học
thuật, tiếp cận thông tin, hợp tác nghiên cứu với các cơ quan khoa học nước
ngoài. Cần chuẩn bị tốt về nhận thức chính trị, chuyên môn, phong cách, ngoại
ngữ cho cán bộ lý luận trong hợp tác quốc tế về lý luận.
Ba là, xây
dựng các cơ quan nghiên cứu lý luận thực sự vững mạnh.
Xây dựng cơ quan nghiên cứu lý luận mạnh có nhiều việc phải làm,
song điều quan trọng là phải chú ý giải quyết tốt mối quan hệ giữa cơ quan
nghiên cứu lý luận với đội ngũ cán bộ lý luận. Có cơ quan nghiên cứu lý luận
mạnh mới có cán bộ lý luận mạnh; cán bộ lý luận mạnh lại là “cốt vật chất” bảo
đảm cho cơ quan nghiên cứu lý luận mạnh. Không thể có cơ quan nghiên cứu lý
luận mạnh, nếu không có được đội ngũ cán bộ lý luận mạnh; đội ngũ cán bộ lý
luận mạnh chỉ có thể phát huy tốt sức mạnh và trình độ lý luận của mình trong
một môi trường làm việc thuận lợi của cơ quan nghiên cứu lý luận thực sự vững
mạnh. Đó là mối quan hệ hữu cơ, phải được nhận thức, giải quyết tốt trong thực
tiễn xây dựng các cơ quan nghiên cứu lý luận hiện nay.
Trong tình hình hiện nay, cần “tiếp tục đổi mới mô hình tổ
chức, phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ
quan nghiên cứu lý luận”; kiện toàn hệ thống các cơ quan nghiên cứu lý luận của
Đảng; sắp xếp lại các cơ quan cho phù hợp, bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu
lực, hiệu quả, chú ý đặc thù hoạt động khoa học của từng cơ quan. Đổi mới cơ
chế quản lý hoạt động lý luận, thực hiện tốt dân chủ trong nghiên cứu lý luận.
Xây dựng cơ chế gắn kết giữa nghiên cứu lý luận với tổng kết thực tiễn, giữa
công tác nghiên cứu lý luận và công tác đào tạo, giảng dạy lý luận, giữa cán bộ
lý luận và cán bộ lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn. Quan tâm xây dựng cơ chế phối
hợp giữa các cơ quan lý luận với nhau; giữa các cơ quan lý luận với các cơ quan
chỉ đạo đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”, đấu tranh phản bác các quan điểm
sai trái, thù địch; giữa các cơ quan lý luận với các cơ quan tư vấn, hoạch định
chính sách, cơ quan tham mưu, cơ quan chỉ đạo thực tiễn./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét