Thứ Tư, 1 tháng 3, 2023

Nhận diện và phòng, chống hoạt động gây phương hại đến Quân đội trong giai đoạn hiện nay

 

Trong giai đoạn hiện nay, bên cạnh việc các thế lực thù địch, phản động luôn thực hiện nhiều thủ đoạn chống phá Quân đội thì ở trong nước vẫn còn tồn tại một số cá nhân cố tình thực hiện các hoạt động làm méo mó hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ”. Mặc dù khác nhau về âm mưu, phưoug thức, thủ đoạn, nhưng đều có điểm chung là “gây phương hại đến Quân đội”. Do vậy, nhận diện và phòng chống các hoạt động gây phương hại đến Quân đội là vấn đề luôn mang tính thời sự, cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. trong đó nổi lên một số hoạt động đáng chú ý như:

          Một là, hoạt động lợi dụng các vụ việc xảy ra trong Quân đội được dư luận xã hội quan tâm để tung tin giả, xuyên tạc bản chất sự việc, kích động tâm lý hoang mang, mất niềm tin của một bộ phận Nhân dân đối với Quân đội. Thủ đoạn này thường do các thế lực thù địch, phản động ngoài nước thực hiện. Mỗi khi Quân đội xảy ra các vụ việc được dư luận xã hội quan tâm thì chúng sẽ sử dụng 63 Đài Phát thanh chương trình Việt Ngữ, trên 400 báo, tạp chí, 88 nhà xuất bản tiếng Việt, hàng nghìn trang web, blog, mạng xã hội để phát tán tài liệu xuyên tạc bản chất của các vụ việc đó. Không dừng lại ở đó, chúng đã thường xuyên chỉ đạo các phần tử bất mãn, chống đối ở trong nước đến các địa bàn để gặp gỡ, kích động, làm nóng vấn đề, hướng lái nhân dân tham gia thực hiện các hoạt động gây rối an ninh chính trị, tiến tới bạo loạn.Các đối tượng thường xuyên lợi dụng việc Quân ủy Trung ương, Ủy ban kiểm tra các cấp xử lý các vụ việc cán bộ Quân đội, nhất là các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy, các đồng chí có quân hàm cấp tướng vi phạm kỷ luật Quân đội, pháp luật Nhà nước để tung tin xuyên tạc, tin giả nhằm mục đích chống phá Quân đội, chống phá việc các doanh nghiệp trong Quân đội làm kinh tế... Chúng rêu rao việc Quân đội làm kinh tế sẽ “xem nhẹ” chức năng đội quân chiến đấu và khiến cho “nhiều cán bộ Quân đội chạy theo đồng tiền, đưa đến các vụ việc tham nhũng trong Quân đội ngày càng tăng cao”.

Đặc biệt, chúng lợi dụng triệt để các vụ việc quân nhân bị thương, tử vong do “mất an toàn trong huấn luyện, diễn tập, tự tử, tự sát, tự thương” để thực hiện nhiều chiến dịch chống phá Quân đội. Phát tán hang nghìn tài liệu (bài viết, hình ảnh và video clip) cắt ghép hình ảnh, dàn dựng thành các video clip, các bản tin, với tiêu đề giật gân thu hút sự chú ý của người xem, nhưng chứa đựng nội dung xuyên tạc, kích động, thổi phồng và quy chụp “hiện tượng thành bản chất”, đánh đồng “cái riêng thành cái chung, cái phổ biến” nhằm bóp méo hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ”, gây mất niềm tin, tình cảm của Nhân dân đối với Quân đội.

Thủ đoạn chống phá này sẽ còn tồn tại, thậm chí còn quyết liệt, điên cuồng hơn vì bản chất của chúng nhằm hướng tới mục tiêu “phi chính trị hóa” Quân đội, chia rẽ niềm tin, tình yêu của Nhân dân dành cho Quân đội. Quân đội là một xã hội thu nhỏ, nên tất yếu sẽ còn xảy ra những vụ việc được dư luận xã hội quan tâm, điều này là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, các vụ việc xảy ra trong Quân đội đều đã được xác minh, làm rõ và giải quyết, xử lý nghiêm minh đúng theo pháp luật của Nhà nước, kỷ luật của Quân đội.

Hai là, thủ đoạn giả danh cá nhân, tổ chức trong Quân đội, mạo danh là người thân của cán bộ Quân đội để thực hiện các hành vi trái pháp luật, trái luân thường đạo lý. Các vụ việc giả danh cá nhân, tổ chức trong Quân đội, mạo danh là người thân của cán bộ Quân đội trong thời gian qua được các đối tượng thực hiện trên các địa bàn trong cả nước. Các đối tượng này có sự đa dạng về thành phần, tuổi đời, trình độ. Đối tượng thực hiện thủ đoạn này là cá nhân đơn lẻ, cũng có thể là nhóm người có tổ chức. Chúng hoạt động công khai trên cả không gian mạng và ngoài thực địa với nhiều mục đích khác nhau, nhưng đều gây hại cho xã hội và làm phương hại đến Quân đội. về cơ bản, các đối tượng thực hiện thủ đoạn này thường thực hiện các hành vi trái luân thường đạo lý, vi phạm các chuẩn mực, đạo đức; lừa đảo, chiếm đoạt tài sản và tung tin xuyên tạc gây mất đoàn kết nội bộ, thậm chí là hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước và Quân đội. Tuy nhiên, phần lớn là để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản là chủ yếu.

Theo thống kê của cơ quan chức năng, những năm qua, đã có “52 vụ việc giả danh, mạo danh Quân đội với mục đích xấu. Trong đó, có 18/52 vụ việc giả danh là cán bộ Quân đội để thực hiện các hành vi sai trái, vi phạm pháp luật, chiếm 34,61%; 29/52 vụ việc giả danh là cán bộ Quân đội ờ một số cơ quan, đơn vị cụ thể trong Quân đội để thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, chiếm 55,76%; có 05/52 vụ việc giả danh là cán bộ, bác sĩ, nhân viên một số bệnh viện trong Quân đội để thực hiện hành vi lừa đảo, trục lợi, chiếm 9,61%. Nhiều vụ việc gây hậu quả nặng nề cho xã hội, có vụ việc trên 68.000 nạn nhân bị lừa đảo hơn 2.000 tỷ đồng”.

Trong giai đoạn hiện nay, thủ đoạn giả danh cá nhân, tổ chức trong Quân đội, mạo danh là người thân của cán bộ Quân đội đã, đang và sẽ còn tồn tại, xuất phát từ những nguyên nhân cả khách quan và chủ quan. Hoạt động giả danh này gây ra những búc xúc, nhức nhối trong xã hội, làm cho không ít người dân rơi vào tình cảnh “tiền mất, tật mang”; đồng thời làm ảnh hưởng không nhỏ đến niềm tin, tình cảm của nhân dân đối với quân đội và hình ảnh tốt đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ” nói chung và các cơ quan, đơn vị, các cá nhân bị mạo danh nói riêng.

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét