Thứ Tư, 29 tháng 3, 2023

 

NHỮNG BIỂU HIỆN “CƠ HỘI CHÍNH TRỊ” THEO QUAN ĐIỂM CỦA V.I.LÊNIN

Trong các đòn tấn công phá hoại về mặt tư tưởng, xuyên tạc, đả kích các quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, ngoài các thế lực thù địch ra, thì các phần tử cơ hội chính trị đang thực hiện một cách ráo riết. Họ phát biểu công khai, tán phát tài liệu, công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, đưa lên mạng Internet những quan điểm sai trái hòng làm tan rã lòng tin, gây chia rẽ nội bộ. Vậy họ là ai? Họ từ đâu ra? ….

Những biểu hiện ấy, đã được V.I.Lênin nhận định:

Khi nói đến đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội thì không bao giờ được quên đặc điểm của tất cả các loại chủ nghĩa cơ hội hiện đại trong mỗi lĩnh vực là: nó mang tính chất không rõ ràng, lờ mờ và không thể nào hiểu được. Do bản chất của mình, phái cơ hội chủ nghĩa bao giờ cũng tránh đặt vấn đề một cách rõ ràng và dứt khoát; bao giờ nó cũng trên con đường trung dung nó quanh co uốn khúc như con rắn nước giữa hai quan điểm đối chọi nhau, nó tìm cách "thoả thuận" với cả quan điểm này lẫn quan điểm kia, vì nó quy những sự bất đồng ý kiến của mình lại thành những điều sửa đổi nhỏ nhặt, những sự hoài nghi, những nguyện vọng thành tâm và vô hại...

Trước, trong và sau thời gian tiến hành Đại hội lần thứ XIII của Đảng và bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV, số đối tượng cơ hội chính trị có nhiều hoạt động hung hãng, thách thức hơn trước. Họ cho rằng "thời cơ đã đến" nên ráo riết thực hiện "công khai hóa, hợp pháp hoá, quốc tế hoá" các tổ chức hoạt động chống đối, đòi đa nguyên, đa đảng, lập nhà xuất bản và ra báo chí tư nhân, tăng cường tuyên truyền, tán phát các tài liệu vu cáo, chia rẽ, gây nghi ngờ nội bộ ta, kích động chống đối về đường lối, quan điểm, tìm cách hình thành tổ chức chính trị đối lập, tạo thế đối trọng với Đảng Cộng sản Việt Nam. Họ đã ra tuyên ngôn: "Việc ra đời tổ chức công khai là một bước đột phá". Họ đả kích vào chủ nghĩa Mác - Lênin, xuyên tạc lịch sử, đòi lật lại một số vụ án, bịa đặt ra cái gọi là phe "cải cách", phe "bảo thủ" đánh nhau để giành quyền lực.

Nếu ở nước ta có nét đặc thù của tư tưởng cơ hội chính trị thì nó thường gắn liền với chủ nghĩa cá nhân, với động cơ bất mãn cá nhân, kiêu ngạo, không tôn trọng tổ chức, coi thường tập thể, đi tới bài xích đường lối của Đảng. Có trường hợp từ chống đối về tư tưởng đi tới hoạt động bè phái, chống đối có tổ chức. Cũng có thể thấy rõ tư tưởng cơ hội chính trị ở nước ta không có gì là "sáng tạo", chẳng qua là "nhai lại" những luận điệu của nước ngoài, một thứ chủ nghĩa giáo điều cũ hoặc mới. Thế nhưng, những luận điệu nhắc lại được các phương tiện thông tin đại chúng phương Tây tâng bốc, thổi phồng lên như là những "phát hiện" ghê gớm, những người dũng cảm dám nêu ra cái mới. Vì vậy, trong Dự thảo Đạo luật nhân quyền Việt Nam được thông qua tại Hạ viện Mỹ ngày 6-9-2001, người ta đã đưa vào mục 3, quy cho Nhà nước Việt Nam đã đàn áp các "nhà dân chủ" này đồng thời đưa ra điều khoản khuyến khích và bảo vệ họ.

Tại sao lại xuất hiện tư tưởng cơ hội vào lúc này? Ở đây có những nguyên nhân sâu xa và tuỳ từng thời kỳ lịch sử, tuy từng trường hợp cụ thể mà nhấn mạnh yếu tổ nào đó.

Lịch sử phong trào cộng sản quốc tế cho thấy, trong đấu tranh giai cấp quyết liệt giữa vô sản và tư sản từng xuất hiện chủ nghĩa cơ hội với nhiều khuynh hướng, nhiều màu sắc khác nhau. V.I.Lênin trong nhiều tác phẩm đã phân tích nguồn gốc giai cấp của chủ nghĩa cơ hội là tính dao động tiểu tư sản cũng như khuynh hướng cải lương của tầng lớp công nhân quý tộc thẩm nhập vào hàng ngũ vô sản./.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét