CƠ HỘI CHÍNH TRỊ LÀ GÌ? NGUỒN GỐC CÓ TỪ ĐÂU?
Trong các đòn tấn công phá hoại về mặt tư tưởng, xuyên tạc, đả kích các quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, ngoài các thế lực thù địch ra, thì các phần tử cơ hội chính trị đang thực hiện một cách ráo riết. Họ phát biểu công khai, tán phát tài liệu, công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, đưa lên mạng Internet những quan điểm sai trái hòng làm tan rã lòng tin, gây chia rẽ nội bộ. Vậy họ là ai? Họ từ đâu ra? Nhiều người không khỏi băn khoăn: tại sao trong số họ có cả những cán bộ, đảng viên đã theo Đảng từ lúc còn hoạt động bí mật, đã tham gia các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, có công lao to lớn, nay bỗng nhiên trở thành người công kích mạnh mẽ đường lối của Đảng. Vậy hiện tượng đó diễn ra theo quy luật nào? Có thật họ là những phần tử cơ hội hay không? Cơ hội chính trị là gì?
Thực ra, hiện tượng cơ
hội chính trị đã xuất hiện từ khi lịch sử loài người phân chia giai cấp, sâu xa hơn nữa là có sự sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất.
Trong xã hội phong kiến, bên cạnh những minh quân và quan lại thanh liêm chính
trực, thường xuyên xuất hiện những người giành quyền lực bằng những thủ đoạn
không chính đáng gây mâu thuẫn nội bộ, cấu kết với các thế lực bên ngoài để lật
đổ từ bên trong. Bề ngoài họ tỏ ra là trung quân ái quốc, nhưng trong hành động
họ là người phản bội, phá hoại lợi ích của dân tộc, cộng đồng.
Khi chủ nghĩa Mác ra đời, được truyền bá trong giai cấp công
nhân và nhân dân lao động ở châu Âu, và sau đó trên toàn thế giới, thì cũng xuất
hiện chủ nghĩa cơ hội (Opportunism).
Họ xây dựng một hệ thống lý luận về hình thức là phát triển học thuyết cách mạng
của C. Mác, áp dụng vào điều kiện lịch sử - cụ thể của châu Âu, nhưng thực chất
là đi tìm con đường khác, chống lại học thuyết cách mạng của Mác, thực hiện chủ
trương cải lương, xoa dịu đấu tranh giai cấp. Con đường thứ ba mà họ tìm tòi và
theo đuổi thực chất là bảo vệ chủ nghĩa tư bản. Kết quả của trào lưu tư tưởng
đó là di diễn ra sự cải biến tổ chức của những người cộng sản thành Đệ nhị quốc
tế do Bécstanh và Cauxki lãnh đạo sau này Đệ nhị quốc tế đổi thành Quốc tế xã hội
gồm các đảng xã hội dân chủ phát triển. Ở nhiều nước, khi còn hai hệ thống thế
giới, chủ nghĩa tư bản đã nhiệt thành ủng hộ và khai thác những tổ chức này để
chống lại phe xã hội chủ nghĩa. Ngày nay, họ lại cố chứng minh: con đường đó
(con đường thứ ba) là con đường đúng đắn với quy luật phát triển của lịch sử
loài người. Tuy nhiên, chủ nghĩa xã hội dân chủ bao hàm nhiều khuynh hướng
không thống nhất một cách chặt chẽ, cho nên không thể coi tất cả họ đều là người
bảo vệ chủ nghĩa tư bản.
Ngoài chủ nghĩa cơ hội, có cả hệ thống lý luận và tổ chức,
trong phong trào cộng sản quốc tế còn xuất hiện những phần tử cơ hội chính trị.
Họ không nêu ra hệ thống lý luận học thuyết, mà chỉ hành động, bề ngoài là chống
chủ nghĩa tư bản, nhưng thực chất là ủng hộ chủ nghĩa tư bản và phá hoại phong
trào cách mạng. Những phần tử như vậy (như Bacunin), theo C. Mác, là những kẻ dốt nát về mặt lý luận, nhưng lại
giàu có về các thủ đoạn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét