Những con số biết nói
Những năm qua, Việt
Nam đã thể hiện quyết tâm mạnh mẽ trong thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ
của phụ nữ với một chiến lược rõ ràng, nhất quán và phù hợp với thực tiễn. Việt
Nam là một trong những quốc gia hoàn thành sớm nhất mục tiêu thiên niên kỷ về
bình đẳng giới, nâng cao vị thế cho phụ nữ và hiện đang nỗ lực thực hiện Chương
trình nghị sự về Phát triển bền vững 2030, trong đó có các mục tiêu về thúc đẩy
bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái.
Trên phương diện
kinh tế, phụ nữ Việt Nam đang ngày càng khẳng định được vị thế và vai trò của
mình, có cơ hội để mang lại thu nhập cao hơn. Điều đó góp phần quan trọng giúp
Việt Nam duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong thập kỷ qua. Số
doanh nghiệp do nữ giới lãnh đạo, điều hành, quản lý thành công ngày càng tăng
cho thấy sự phấn đấu, trưởng thành, tiến bộ của phụ nữ, mặt khác khẳng định
bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế.
Theo khảo sát của
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam năm 2021, cứ 4 doanh nghiệp tư nhân sẽ có 1 doanh
nghiệp do phụ nữ lãnh đạo, nữ giới đóng góp tới 40% của cải cho nền kinh tế
Việt Nam. Báo cáo chỉ số nữ doanh nhân Mastercard (MIWE) năm 2021 cho thấy, số
doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ tại Việt Nam ở mức 26,5%, xếp thứ 9 trên 58 nền
kinh tế được nghiên cứu về số lượng phụ nữ trong vai trò lãnh đạo.
Trong lĩnh vực
chính trị, theo đánh giá của Liên hợp quốc, Việt Nam là điểm sáng trong việc
thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ về bình đẳng giới. Hiện nay, trên tất cả
các lĩnh vực đều có sự cống hiến của nữ giới, chất lượng, hiệu quả, uy tín của
cán bộ nữ đã ngày càng chứng tỏ nỗ lực cá nhân phụ nữ cũng như vai trò của các
cấp, các ngành trong quá trình thực hiện bình đẳng giới.
Sau Đại hội Đảng
các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, cán bộ nữ tham gia
cấp uỷ các cấp tăng cả về số lượng và chất lượng. Hiện nay, tỷ lệ nữ ủy viên
BCH Đảng bộ cấp tỉnh trung bình toàn quốc đạt 16%; có 61/63 tỉnh, thành phố có
cán bộ nữ trong ban thường vụ. Trong Quốc hội, số lượng đại biểu nữ nhiệm kỳ
khóa XV là 30,26%, tăng 3,54% so với khoá XIV (26,72%). Kết quả bầu cử HĐND các
cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 cũng ghi nhận sự tăng lên của các nữ đại biểu, trong
đó tỷ lệ nữ đại biểu HĐND cấp tỉnh đạt 29% (so với 26,5% của nhiệm kỳ trước).
Đối với văn hóa,
giáo dục, phụ nữ Việt Nam ngày càng phát huy vai trò không thể thiếu trong xây
dựng văn hóa con người Việt Nam, văn hóa gia đình, nếp sống khu dân cư, tích
cực tham gia bài trừ các tập tục lạc hậu, mê tín, dị đoan, có những cống hiến
to lớn trong đánh thức tiềm năng văn hóa ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng
sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo. Đặc biệt, trong giáo dục phụ nữ ngày
càng khẳng định vị thế, vai trò có đầy đủ phẩm chất, năng lực trình độ để đảm
nhận các vị trí quản lý, nhà giáo dục có trình độ học vấn cao.
Ông Jesper Morch,
Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam đã đánh giá: “Việt Nam là nước dẫn đầu khu
vực châu Á-Thái Bình Dương về các chỉ số về bình đẳng giới qua việc cung cấp
dịch vụ y tế và giáo dục tới các trẻ em gái, trẻ em trai, phụ nữ và nam giới.
Sự chênh lệnh về tỷ lệ nhập học giữa các em nữ và các em nam là rất thấp”.
Mặt khác, trong
triển khai công tác đối ngoại của Việt Nam thúc đẩy bình đẳng giới và trao
quyền cho phụ nữ luôn là một trong những ưu tiên. Việt Nam cũng đã cử các nữ sĩ
quan tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc. Liên quan đến vấn
đề này, Đại sứ vương quốc Anh, Gareth Ward trong năm đầu tiên làm đại sứ Anh
tại Việt Nam (năm 2019) chia sẻ: “Tôi đã được gặp nhiều phụ nữ giữ vai trò chủ
chốt trong nhiều lĩnh vực khác nhau… Tôi cũng đã gặp một nhóm nữ chiến sĩ thuộc
lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, những người sẽ đại diện cho Việt Nam
tham gia một trong những phái bộ gìn giữ hòa bình nguy hiểm nhất của Liên hợp
quốc tại Nam Sudan, góp phần vào hòa bình, ổn định và an ninh toàn cầu”.
Những kết quả này
là minh chứng rõ nét cho thành tựu nổi bật của việc bảo đảm, thúc đẩy bình đẳng
giới ở Việt Nam. Đây cũng là cơ sở đấu tranh, bác bỏ những luận điệu sai trái,
xuyên tạc của các thế lực thù địch xung quanh vấn đề này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét