Đại đoàn kết toàn dân tộc - di sản vô giá, truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử, tạo nên sức mạnh to lớn của dân tộc trong công cuộc dựng nước và giữ nước.
Đoàn kết thực sự để phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân,
vì lợi ích của quốc gia, dân tộc… hoàn toàn trái ngược với “đoàn kết xuôi
chiều”, dân chủ hình thức, thậm chí kéo bè, kéo cánh để tham ô, tham nhũng,
tiêu cực, lợi ích nhóm.
Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập (ngày 03/02/1930) đến nay, vấn đề đoàn kết trong
Đảng, đại đoàn kết toàn dân tộc luôn được Đảng xác định là một chiến lược của
cách mạng, được tổ chức lãnh đạo phát triển đến đỉnh cao, tập trung sức mạnh tổng
hợp của toàn dân tộc.
Đại hội XIII của Đảng khẳng định quan điểm: “Khơi dậy
mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc
và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”. Quán triệt tinh thần
đó, cần xác định: Đoàn kết toàn dân nói chung, đoàn kết trong mỗi tổ chức của hệ
thống chính trị, tổ chức xã hội nói riêng, phải nhằm thực hiện tốt đường lối
quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Đại đoàn kết dân tộc hoàn toàn trái ngược với những ý đồ
của một số cá nhân, nhóm người, tổ chức nhân danh Nhân dân, lợi ích dân tộc
nhưng mục đích thực sự là chống phá thành quả cách mạng của Đảng, Nhân dân ta
dày công vun đắp. Những ý đồ đó cần được vạch trần, đấu tranh để Nhân dân nhận
rõ mưu đồ đằng sau những luận điệu tinh vi đó.
Mặt khác, tiếp tục phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc
trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tham ô tài sản công, lợi dụng chức quyền,
vị trí công tác để gây bè, kéo cánh …
Từ thực tế trên, để “Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước,
ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc và khát vọng phát triển đất
nước phồn vinh, hạnh phúc”, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:
Thứ nhất, về nhận thức: Cần đề cao truyền thống đại đoàn
kết toàn dân tộc, truyền thống văn hóa, trọng danh dự; đề cao nhận thức tư tưởng
và tình cảm, tri ân sâu sắc hàng triệu đồng chí, đồng bào nhiều thế hệ đã phải
trải qua bao gian khổ, hy sinh để có cơ đồ Tổ quốc Việt Nam như ngày nay.
Thứ hai, cần đặc biệt coi trọng công
tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, cả về tư tưởng, chính trị, đạo đức, tổ chức và cán bộ. Kiên trì, kiên quyết đấu tranh phòng, chống
tham nhũng, lãng phí, tiêu cực gắn với đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện luật pháp,
cơ chế, chính sách để “không thể, không dám, không muốn, không cần tham
nhũng”.
Thứ ba, trong các chủ trương và giải pháp chống tham
nhũng, tiêu cực, việc làm chuyển biến nhận thức của đội ngũ cán bộ, đảng viên
và toàn dân có ý nghĩa quyết định. Công tác thông tin, tuyên truyền cần tập
trung làm tốt hơn, quyết liệt và cụ thể hơn. Cùng với đó, cần tăng cường định
hướng, tạo dư luận tích cực trong mọi lĩnh vực; tôn vinh, ủng hộ những người có
dũng khí tố giác, đấu tranh phê bình những hành vi tiêu cực, tham ô, tham
nhũng; chỉ đạo cụ thể hơn hoạt động giám sát, phản biện của các đoàn thể chính
trị và nhân dân trong phòng chống tiêu cực, lợi ích nhóm.
Chúng ta tin tưởng, với sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, Đảng,
Nhà nước và nhân dân ta sẽ ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm,
những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, đi ngược lại
lợi ích của Đảng, của dân tộc và công cuộc đổi mới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét