Thứ Hai, 20 tháng 3, 2023

ĐÔI ĐIỀU VỀ SỰ SUY DIỄN VÔ LÝ CỦA ÔNG NGÔ HUY CƯƠNG!

         Việc nhận diện, điểm mặt chỉ tên những thành phần cơ hội chính trị, chống phá là công việc không mấy dễ dàng, song không phải là nhiệm vụ “bất khả thi”. Nếu điểm mặt chỉ tên được những thành phần này chúng ta mới có thể chủ động phòng ngừa, giữ vững từ bên trong, góp phần đấu tranh có hiệu quả các hoạt động móc nối trong chiến lược “diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước. Một điều ai cũng biết, kể từ khi mạng xã hội phát triển ở Việt Nam, nhất là các trang mạng Facebook, Youtube với số lượng người dùng rất lớn trong vòng hơn 10 năm trở lại đây. Bên cạch những tác dụng tích cực là những mặt trái đi kèm, điển hình là các thông tin xấu, độc, kích động, chống phá Đảng, Nhà nước và Nhân dân xuất hiện liên tục dưới các hình thức đa dạng, ngày càng bài bản, tinh vi hơn. Điều hết sức nguy hiểm là không chỉ các thế lực thù địch, phản động ở nước ngoài ra sức chống phá, mà ở trong nước cũng không ít phần tử cơ hội, bất mãn chính trị vì tư lợi cá nhân, vì suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, bất mãn, hằn học, đố kị, bon chen… mà đang tâm xuyên tạc “nối giáo cho giặc” chống phá chính người dân, đất nước mình…. Nguy hiểm hơn nữa là trong số những kẻ cơ hội, bất mãn chính trị có khuôn mặt một số trí thức (mà nhiều người gọi là trí thức “trở cờ”). Những kẻ này đã và đang chống phá vô đối, tùy tiện, lệch lạc bằng các thủ đoạn, phương cách cơ bản sau: 1. Lấy hiện tượng để qui kết thành bản chất; 2. Tạo ra những câu chuyện, thông tin giả bằng nhiều cách khác nhau; 3. Lôi kéo, kích động nhiều người nhẹ dạ, cả tin, gây những mối nguy hại khó lường. Âm mưu cơ bản và lâu dài của những kẻ cơ hội, bất mãn chính trị là tiếp tay cho các thế lực thù địch, phản động nhằm xóa bỏ chế độ Xã hội Chủ nghĩa ở nước ta, đòi xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp đồng nghĩa với việc xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, xóa bỏ Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là mối họa nguy hiểm tiềm tàng và vô cùng thâm độc.

Bài viết này muốn đề cập đến một trí thức “trở cờ” do bất mãn, một thành phần rất cơ hội chính trị, đó là Phó Giáo sư – Tiến sĩ (PGS.TS) Ngô Huy Cương nhân bài viết “Cán bộ đểu cáng chính trị, có hay không?” đăng tải trên mạng xã hội gần đây và một số bài viết khác của ông này.

Được biết, ông Ngô Huy Cương sinh 1959 là một PGS.TS đã nghỉ hưu. Đáng nhẽ với trình độ của mình, ông Ngô Huy Cương phải mang cái tài, cái tâm và cái tầm phụng sự đất nước, phục vụ nhân dân để tri ân công đào tạo, giáo dục của Đảng, Nhà nước. Song rất tiếc ông đã đi ngược lại với những đối đãi tử tế ấy để tiếp tay cho các thế lực thù địch, phản động chống phá lại Đảng, Nhà nước và Nhân dân mình.

Có thể nói, ngay từ khi còn làm việc ở các cơ quan quan trọng mang đầy tính học thuật, ông Ngô Huy Cương đã bộc lộ bản tính hung hăng, côn đồ, xảo trá, tráo trở và chuyên “gây rối” bằng trò khiếu tố bịa đặt. Điều này được chính ông ta cũng đã tự thừa nhận trong bản trần tình trên trang Facebook của mình. GS.TS Lê Cảm chủ nhiệm Khoa Luật, người mà ông Cương tự nhận mình là một “người em”, “người học trò”, cũng phải nhận xét về ông Cương: “Là kẻ hay viết đơn từ kiện cáo mà trong đó thường dùng thủ đoạn dương Đông, kích Tây, gây mâu thuẫn, ly gián lãnh đạo với nhau và lãnh đạo với quần chúng, chửi bới vô văn hóa lãnh đạo cơ quan khi lãnh đạo không làm theo ý kiến cá nhân của mình để làm rối loạn tình hình và mất đoàn kết nội bộ…”. Gay gắt hơn, thầy Lê Cảm còn tổng kết: “Ngô Huy Cương là người có tính cách hay nóng nảy, hợm hĩnh, mắc bệnh “ngôi sao” (với các biểu hiện như: chê bai tất cả nhiều người trong Khoa là ngu dốt, thích thu hút sự chú ý của dư luận trong cơ quan về phía mình, hay tự nhận mình là giỏi trong nhiều lĩnh vực…), đã nhiều lần lợi dụng dân chủ quát tháo, chửi đổng, tục tĩu và vô văn hóa với nhiều người (bất chấp người đó là ai và giữ chức vụ cao đến đâu) để làm cho họ (nếu là những người yếu bóng vía) sợ hãi mà làm theo ý kiến cá nhân phi lý kiểu “Chí Phèo” của ông ta (vì không muốn dây với “hủi”)…”. Với tính cách ấy, hành trang ấy ngay khi về hưu không còn đồng nghiệp, cấp trên để kèn cựa, đấu đá, chia rẽ nữa ông đã “đàng hoàng” bước chân vào “làng dân chủ” để xỏ xiên, công kích thể chế, chế độ.

Gần đây trên trang báo mạng phản động mang tên Tiếng Dân, ông Ngô Huy Cương cho ra đời bài viết: Cán bộ đểu cáng chính trị, có hay không?”, ở đó ông ta “kể” lại một câu chuyện cách đây hơn chục năm (mà không ai rõ thực hư) có thể tóm tắt thế này: “Cách đây hơn chục năm, đoàn chúng tôi gồm khoảng chục người sang Mỹ tham quan và học hỏi do phía bạn tài trợ. Đoàn có mấy “học giả chính trị” đang làm ở một hai cơ sở đào tạo quan trọng nhất xứ ta về chính trị. Một hôm tới thăm một cơ sở bảo vệ nhân quyền do phía bạn bố trí. Ông giáo sư người Mỹ thân thiện tiếp đón chúng tôi. Rất thực tế, sau màn chào hỏi xã giao, ông giáo sư đưa ra một bài báo tiếng Việt mới phát hành nói về hai người Việt mới bị bắt ở Việt Nam vì lý do chính trị và đề nghị trao đổi với chúng tôi về quan điểm. Bầu không khí trở nên im lặng bất ngờ đến mức tôi còn nghe rõ tiếng thở khò khẻ của mấy “học giả chính trị” Việt Nam ngồi đó. Anh em tôi từ phía Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội thì chẳng liên quan gì đến chính trị, nên tôi (không phải là đảng viên) cũng cứ ngồi im xem sao”. Cần phải nói ngay với ông Cương đôi điều về sự suy diễn vô lý này:

Thứ nhất, “Anh em tôi” là những cán bộ giảng dạy tại Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội mà hầu hết là PGS.TS thì sao có thể gọi là “chẳng liên quan gì đến chính trị” thưa ông Ngô Huy Cương? Các anh ăn cơm của ai, mặc áo của ai mà các anh dám nói là chẳng liên quan?

Thứ hai, vấn đề mà ông GS. Mỹ đưa ra như ông Cương kể “về hai người Việt bị bắt ở Việt Nam”, nếu đúng như vậy thì đây có khó gì để nói rõ về góc độ pháp lý mà đến nỗi toàn các PGS.TS và cả những người mà ông gọi là “học giả chính trị” phải “im lặng bất ngờ” thưa ông? Bịa đặt một câu chuyện rất rẻ tiền của ông Ngô Huy Cương!

Chưa hết, cũng trong bài viết ông còn “khoe” Tiến sĩ Trần Anh Tú khen ông rằng: “Tôi có bản lĩnh chính trị vững vàng” thì thật nực cười. Nếu có bản lĩnh chính trị vững vàng ông đã không cho ra đời hàng loạt bài viết theo kiểu: “Quốc hội và Chính phủ Việt Nam: Quan hệ bữa nay để buông lời công kích giễu cợt: “phiên thảo luận về các vấn đề kinh tế, xã hội và ngân sách vừa qua của Quốc hội không có ý nghĩa gì trong việc thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội, mà chỉ cho thấy đúng là “Quốc hội đang đồng hành cùng Chính phủ”. Tổng quát có thể nói đây là một phiên họp để các ĐBQH ca ngợi thành tích của Chính phủ và phản ánh với Chính phủ một số bất cập liên quan tới chính sách. Việc ca ngợi này có thể xem là ca ngợi chính mình bởi có mình đồng hành thì mới có thành tích vậy?”. Là một PGS.TS giảng dạy và nghiên cứu về Luật chắc ông thừa hiểu, ngoài việc làm tốt chức năng của mình, sự đồng hành của Quốc hội với Chính phủ là vô cùng quan trọng, điều này đặc biệt đúng và cần thiết với môi trường thể chế chính trị nước ta. Càng không thể nói ông có “bản lĩnh chính trị vững vàng” khi trong bài viết “Quốc hội phải nâng cao tính đại diện và không vì thành tích” ông lại cho rằng: “Quốc hội ta đã từng vội vã và thiếu hiểu biết thông qua tới 03 Bộ luật Dân sự trong vòng 20 năm trời (1995, 2005 và 2015)”. Là người dân bình thường ai cũng hiểu để ra đời một đạo Luật mới hoặc sửa đổi một đạo Luật đôi khi chỉ vài dòng, cùng một điều, khoản nào đó cũng phải mất khá nhiều thời gian và công sức. Việc cho rằng “Quốc hội vội vã và thiếu hiểu biết” là một thái độ ngạo mạn, coi thường của một người không biết mình là ai! Thật đáng buồn cho những kẻ khoác lên mình những tấm áo này nọ nhưng hóa ra chỉ là “hữu danh vô thực”. Được biết, như chính ông nói “nhiều người khuyên tôi đừng viết “phản biện” nữa”, thiết nghĩ đây là một lời khuyên đúng đắn và tử tế, còn nếu tiếp tục thế này ông chỉ làm xú danh tấm áo PGS.TS mà ông khoác trên mình. Thật tiếc cho ông, ông Ngô Huy Cương ạ./.
Yêu nước ST.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét