CẦN “là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai”; “cần thì việc gì,
dù khó khăn đến mấy, cũng làm được”, bởi “Cần chẳng những có nghĩa hẹp như:
Tay siêng làm thì hàm siêng nhai” mà còn “có nghĩa rộng là mọi người đều
phải Cần, cả nước đều phải Cần”. Hiểu đúng về Cần nghĩa là
luôn chăm chỉ, cố gắng không phải một sớm một chiều mà thường xuyên và liên
tục. Hiểu sâu sa hơn thì Cần cũng có nghĩa là làm để nuôi dưỡng tinh
thần và lực lượng của mình, để làm việc lâu dài, để đạt được mục đích đề ra,
bởi: “Nếu mỗi người, mỗi ngày làm thêm một tiếng đồng hồ thì: Mỗi tháng sẽ thêm
300 triệu giờ. Mỗi năm thêm lên 3.600 triệu giờ… Cứ tính một giờ làm đáng giá
một đồng bạc, thì mỗi năm nước ta đã có thêm được 3.600 triệu đồng. Đưa số tiền
đó thêm vào kháng chiến, thì kháng chiến ắt mau thắng lợi, thêm vào kiến quốc,
thì kiến quốc ắt mau thành công”[4].
KIỆM “là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi”
và không phải là bủn xỉn. Trong đó, Cần phải đi đôi với Kiệm “như hai chân của
con người”; vì “KIỆM mà không CẦN thì không tăng thêm, không phát triển”. Tiết
kiệm về vật chất phải đi đôi với tiết kiệm về thời giờ, bởi “của cải nếu hết,
còn có thể làm thêm. Khi thời giờ qua rồi, không bao giờ kéo nó trở lại được”[5].
Vì thế, thời giờ cần tiết kiệm và đó cũng là Cần; “tiết kiệm thời giờ của
mình, lại phải tiết kiệm thời giờ của người”, cũng giống như “khi
không nên tiêu xài thì một đồng xu cũng không nên tiêu. Khi có việc đáng làm,
việc lợi ích cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu
của, cũng vui lòng. Như thế mới đúng là kiệm”[6].
Đặc biệt, muốn tiết kiệm tốt thì phải khéo tổ chức, vì “không biết tổ chức thì
không biết tiết kiệm” và phải “kiên quyết không xa xỉ”. Từ đó, “một mặt,
chúng ta thi đua KIỆM. Một mặt, chúng ta thi đua CẦN” thì cộng lại là “nhân dân
sẽ ấm no, kháng chiến sẽ mau thắng lợi, kiến quốc sẽ mau thành công”…
LIÊM “là trong sạch, không tham lam” và “tham tiền của, tham địa
vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon, sống yên đều là BẤT LIÊM”[7].
Chữ LIÊM phải đi đôi với chữ KIỆM, cũng như chữ KIỆM phải đi đôi với chữ CẦN,
vì “có KIỆM mới LIÊM được. Vì xa xỉ mà sinh tham lam”. Tham lam sẽ dẫn đến
BẤT LIÊM, cho nên, cán bộ phải thực hành chữ LIÊM
trước, để làm kiểu mẫu cho dân”. Cũng theo Hồ Chí Minh, “trước nhất là cán bộ
các cơ quan, các đoàn thể, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ. Dù to
hay nhỏ, có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút, có
dịp “dĩ công vi tư”1) và “Quan tham vì dân dại”. Nếu dân hiểu biết, không
chịu đút lót, thì "quan" dù không liêm cũng phải hoá ra LIÊM. Vì vậy
dân phải biết quyền hạn của mình, phải biết kiểm soát cán bộ, để giúp cán bộ
thực hiện chữ LIÊM”[8].
Vì, “pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa
vị nào, làm nghề nghiệp gì”, cho nên “cán bộ thi đua thực hành liêm khiết, thì
sẽ gây nên tính liêm khiết trong nhân dân. Một dân tộc biết cần, kiệm, biết
liêm, là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn
minh, tiến bộ”[9]…
CHÍNH “nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn. Điều gì
không đứng đắn, thẳng thắn, tức là tà. “CẦN, KIỆM, LIÊM, là gốc của CHÍNH.
Nhưng một cây cần phải có gốc rễ, lại cần có nhành, lá, hoa quả mới là hoàn
toàn. Một người phải Cần, Kiệm, Liêm nhưng còn phải CHÍNH mới là người hoàn
toàn”[10].
Tiếp đó, Hồ Chí Minh viết tiếp “trên quả đất, có hàng muôn triệu người. Song số
người ấy có thể chia làm hai hạng: người THIỆN và người ÁC. Trong xã hội, có
trăm công, nghìn việc. Song những công việc ấy có thể chia làm hai thứ: việc
CHÍNH và việc TÀ. Làm việc Chính là người Thiện. Làm việc Tà là người Ác. Siêng
năng (cần), tần tiện (kiệm), trong sạch (liêm), CHÍNH là THIỆN. Lười biếng, xa
xỉ, tham lam là tà, là ác”[11]…
Để là CHÍNH, mỗi người, ĐỐI VỚI
MÌNH, phải “chớ tự kiêu, tự đại; luôn luôn cầu tiến bộ; luôn luôn tự kiểm
điêmmr, tự phê bình, những lời mình đã nói, những việc mình đã làm, để phát
triển điều hay của mình, sửa đổi khuyết điểm của mình. Đồng thời phải hoan
nghênh người khác phê bình mình”[12],
vì “tự mình phải chính trước, mới giúp được người khác chính.
Mình không chính, mà muốn người khác chính là vô lý”. ĐỐI VỚI NGƯỜI, “phải
yêu quý, kính trọng, giúp đỡ. Chớ nịnh hót người trên. Chớ xem khinh người
dưới. Thái độ phải chân thành, khiêm tốn, phải thật thà đoàn kết. Phải học
người và giúp người tiến tới. Phải thực hành chữ Bác - Ái”[13].
ĐỐI VỚI VIỆC, “phải để công việc nước lên trên, trước việc tư, việc nhà”, “đã
phụ trách việc gì, thì quyết làm cho kỳ được, cho đến nơi đến chốn, không sợ
khó nhọc, không sợ nguy hiểm”; “việc thiện thì dù nhỏ mấy cũng làm.
Việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh. Việc gì dù lợi cho mình, phải xét
nó có lợi cho nước không? Nếu không có lợi, mà có hại cho nước thì quyết không
làm. Mỗi ngày cố làm một việc lợi cho nước (lợi cho nước tức là lợi cho mình),
dù là việc nhỏ, thì một năm ta làm được 365 việc. Nhiều lợi nhỏ cộng thành lợi
to. Cả 20 triệu đồng bào đều làm như vậy, thì nước ta nhất định mau giàu, dân
ta nhất định nhiều hạnh phúc. Ai chẳng muốn cho tự mình thành một
Những điều Người nói, những
việc Người làm và tấm gương đạo đức cách mạng “cần kiệm liêm chính, chí công vô
tư” của Người không chỉ được khẳng định trong thực tiễn mà còn mang ý nghĩa,
giá trị đạo đức cao đẹp của thời đại, dù thế giới đã đi qua bao thăng trầm, thay
đổi. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa, nhưng những gì Người nói, những việc Người
đã làm với tâm hồn thanh cao là biểu hiện sự dung hợp hài hòa những phẩm chất
tuyệt vời của một vị lãnh tụ của nhân dân, thuộc về nhân dân trong thời đại
mới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét