Trong công cuộc đổi mới đất nước, đường lối, chủ trương của
Ðảng, Nhà nước về ĐĐK toàn dân tộc ngày càng được hoàn thiện và thể chế hóa
bằng các chính sách, pháp luật. Các tầng lớp nhân dân đã nỗ lực chung sức, chung
lòng cùng Ðảng, Nhà nước vượt qua khó khăn, thử thách, giữ vững sự ổn định
chính trị, phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và tiếp tục nâng
cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã
đề ra các chủ trương và giải pháp chủ yếu để xây dựng khối ĐĐK toàn dân tộc. Đó
là thực hiện tốt chính sách xã hội, tạo điều kiện cho mọi giai cấp, tầng lớp xã
hội phát triển vững mạnh. Cùng với phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, việc tăng
cường đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí cũng được Đảng ta xác định là
cơ sở để tạo sự đồng thuận xã hội, đồng thuận giữa nhà nước và nhân dân, qua đó
tăng cường khối ĐĐK toàn dân tộc. Thực tế trong công cuộc đổi mới, Đảng và Nhà
nước ta luôn quan tâm chăm lo, bảo đảm lợi ích chính đáng của các tầng lớp nhân
dân, thực hiện tốt chính sách xã hội, thể hiện sự ưu việt của chế độ xã hội
nước ta. Đại đoàn kết (ĐĐK)
toàn dân tộc chính là tư tưởng cơ bản, nhất quán và xuyên suốt trong cuộc đời
hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo Người, đoàn kết là lực lượng
vô địch để khắc phục mọi khó khăn, giành lấy thắng lợi trước mọi kẻ thù. Sức
mạnh đại đoàn kết giống như bức tường đồng bao quanh Tổ quốc, dù kẻ thù có hung
tàn, xảo quyệt đến mức nào, khi đụng đầu nhằm vào bức tường đó sẽ đều thất bại.
Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta xác định vấn đề ĐĐK dân
tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, phải được quán triệt trong các lĩnh vực, từ đường lối, chủ trương, chính sách
đến thực tiễn.
Để
phát huy tốt vai trò lãnh đạo của Đảng, Nghị quyết Đại hội XIII xác định cần
phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị trong xây dựng khối ĐĐK toàn dân
tộc. Sự đoàn kết, nhất trí trong Đảng là điều kiện tiên quyết để Đảng ta thực
sự xứng đáng là hạt nhân đoàn kết của toàn xã hội. Sự lãnh đạo của Đảng chính
là ngọn cờ tập hợp, quy tụ sức mạnh của khối ĐĐK toàn dân tộc. Để thực hiện mục
tiêu: "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh", Đảng ta
xác định, cần giải quyết tốt các mối quan hệ, thu hẹp những khác biệt giữa các
bộ phận xã hội trong xây dựng khối ĐĐK toàn dân tộc. Giải quyết tốt vấn đề này
không chỉ trực tiếp góp phần củng cố sức mạnh của khối ĐĐK toàn dân tộc mà còn
là cơ sở để đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế
lực thù địch hòng chống phá khối ĐĐK dân tộc ở nước ta...
Tuy
nhiên, trong quá trình đổi mới, đất nước ta đang đứng trước những khó khăn,
thách thức, ảnh hưởng tới sức mạnh ĐĐK toàn dân tộc. Đó là sự phân hóa giàu
nghèo; tệ nạn quan liêu, tham nhũng, xa rời quần chúng nhân dân; một bộ phận
cán bộ, đảng viên có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống... Lợi dụng tình trạng này, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị ra sức
xuyên tạc, hòng phá hoại khối ĐĐK toàn dân tộc, làm xói mòn lòng tin của nhân
dân với Đảng, chia rẽ mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân.
Để
tiếp tục phát huy sức mạnh ĐĐK toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi
mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế, giữ
vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, cần phải
tiếp tục quán triệt sâu sắc và thực hiện nhất quán quan điểm: Cách mạng là sự
nghiệp của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; ĐĐK toàn dân tộc phải dựa trên
cơ sở giải quyết hài hòa quan hệ lợi ích giữa các tầng lớp, giai cấp và các
thành phần trong xã hội, trong đó đặc biệt chú trọng việc không ngừng nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Đồng thời Cấp ủy, chính quyền, mặt
trận các cấp cần tiếp tục thực hiện tốt các chính sách phát triển kinh tế-xã
hội vùng dân tộc, miền núi và vùng đồng bào có đạo, đồng thời phát huy tốt vai
trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc, chức sắc tôn giáo trong việc
thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo; quan tâm chăm lo từng hộ dân, nhất là
vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vận động và giúp nhân dân xóa đói,
giảm nghèo, xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc. Và phát huy truyền thống đoàn
kết, nhân nghĩa, khoan dung của dân tộc, cùng nhau hợp sức xây dựng một xã hội
đồng thuận cao trên tinh thần cởi mở, độ lượng, tin cậy lẫn nhau vì sự ổn định
và phát triển toàn diện, bền vững của đất nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét