Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng xác định mục tiêu tổng
quát: “... phấn đấu đến giữa thế kỷ 21, nước ta trở thành nước phát triển, theo
định hướng xã hội chủ nghĩa”. Khát vọng phát triển của toàn Đảng, toàn dân,
toàn quân ta chỉ có thể được hiện thực hóa bằng sức mạnh khối đại đoàn kết toàn
dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, Đảng ta xác định: “Mọi hoạt động của
hệ thống chính trị, của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải phục vụ
lợi ích của nhân dân. Giải quyết hài hòa các quan hệ lợi ích trong xã hội; bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; không ngừng cải thiện,
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân”. Tiếp tục nắm vững và xử
lý tốt mối quan hệ “giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện
tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường”. Đây là cơ sở để nhận thức và
giải quyết tốt vấn đề có tính nguyên tắc của phát triển và phát huy sức mạnh
của khối đại đoàn kết toàn dân tộc hiện nay.
Trên cơ sở quán triệt quan điểm của Đảng, để phòng chống
chia rẽ, bảo vệ và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình hiện
nay, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp cơ bản sau:
Một là, tiếp tục thấu triệt quan điểm của Chủ tịch Hồ
Chí Minh và Đảng ta về đại đoàn kết toàn dân tộc. Đẩy mạnh đổi mới, nâng cao
hiệu quả công tác tư tưởng, tuyên truyền, tăng cường đồng thuận của các tầng
lớp nhân dân với đường lối lãnh đạo của Đảng. Thường xuyên nắm chắc, dự báo
đúng, xử lý chính xác các vấn đề về tư tưởng, mâu thuẫn, bức xúc xã hội hiện
nay. Tích cực, chủ động thông tin, tuyên truyền đối ngoại, làm sáng tỏ chủ
trương, chính sách, thành tựu đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng ta. Coi trọng
tuyên truyền, giáo dục, bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống
tốt đẹp của dân tộc làm nền tảng tinh thần vững chắc của khối đại đoàn kết
trong giai đoạn mới.
Hai là, đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính
trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về
chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Nâng
cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền của Đảng; đặc biệt coi trọng chăm lo,
giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng và hệ thống chính trị. Thường xuyên
củng cố, thắt chặt mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân.
Ba là, tiếp tục hoàn thiện cơ chế, phát huy dân chủ xã hội
chủ nghĩa, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân. Quán triệt, thực hiện đúng
phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ
hưởng”, thực hiện dân chủ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là về
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong đó, tăng cường vai trò nòng cốt
chính trị, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội trong
xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tập hợp, vận động nhân dân đẩy mạnh
các phong trào thi đua yêu nước.
Bốn là, nâng cao ý thức cảnh giác, thường xuyên nhận diện, đấu tranh hiệu quả với các âm mưu, thủ đoạn chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc của các thế lực thù địch, phản động. Có các giải pháp, biện pháp mạnh, nâng cao hiệu quả đấu tranh, giữ vững trận địa tư tưởng của Đảng trên không gian mạng-mặt trận nóng bỏng hiện nay. Chủ động, nhạy bén, sắc sảo phát hiện, vạch trần bản chất phản động, mưu đồ đen tối của các thế lực thù địch, phản động; giành giữ, bồi đắp tình cảm cách mạng, niềm tin của toàn thể nhân dân đối với sự nghiệp cách mạng đất nước.
Năm là, đẩy mạnh nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, không ngừng hoàn thiện đường lối, chính sách, pháp luật về xây dựng, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Bám sát thực tiễn phát triển của đất nước, kịp thời giải đáp một cách thuyết phục những vấn đề mới về lý luận, thực tiễn đã và đang đặt ra; cung cấp luận cứ, luận chứng khoa học bảo vệ khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét