Chất lượng hiệu quả đấu tranh
trên lĩnh vực tưởng, lý luận của quân đội phụ thuộc rất nhiều yếu tố, trong đó
sự lãnh đạo của cấp uỷ, tổ chức đảng và vai trò của chính ủy, chính trị viên,
người chỉ huy và cơ quan chính trị, cán bộ chính trị các cấp là yếu tố quan
trọng nhất. Công tác đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận là công tác của
Đảng. Vì vậy, cấp ủy, chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy, là người đảng
viên của Đảng, người chủ trì về công tác đảng, công tác chính trị, người chỉ huy
đơn vị; cơ quan chính trị và đội ngũ cán bộ chính trị các cấp là lực lượng nòng
cốt tiến hành công tác đảng, công tác chính trị phải đề cao trách nhiệm trong
chỉ đạo và tiến hành công tác tư tưởng thì đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, lý
luận trong quân đội mới có hiệu quả cao.
Trước hết, cấp uỷ, tổ chức đảng,
chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy và cơ quan chính trị, cán bộ chính trị các
cấp phải có nhận thức sâu sắc, đúng đắn về vị trí, tầm quan trọng của cuộc đấu
tranh trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận trong tình hình hiện nay. Phải làm cho hệ
tư tưởng của Đảng, của giai cấp công nhân, lý tưởng XHCN, những giá trị tốt đẹp
của truyền thống yêu nước của dân tộc giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh
thần của toàn quân. Chỉ khi tạo được sự đoàn kết thống nhất, niềm tin vững chắc
vào sự lãnh đạo của Đảng, vào thắng lợi tất yếu của sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong toàn Đảng bộ Quân đội và toàn quân thì mới hạn
chế thấp nhất tác hại và làm thất bại chiến lược “diễn biến hòa bình” và “tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ quân đội.
Cấp ủy, tổ chức đảng các cấp,
quán triệt và thực hiện nghiêm túc các quan điểm của Đảng về đấu tranh trên
lĩnh vực tư tưởng như: quan điểm “chủ động phòng, chống “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” trong nội bộ. Đặc biệt đấu tranh phê phán quan điểm “phi chính trị
hóa” quân đội; xác định đúng nhiệm vụ của cách mạng, nhiệm vụ của quân đội và
của đơn vị; căn cứ vào nghị quyết của cấp trên và thực trạng tình hình tư tưởng
trong đơn vị, âm mưu thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch để ra nghị
quyết chuyên đề hoặc định kỳ về công tác tư tưởng; phân công, phân nhiệm rõ
ràng, cụ thể trong cấp uỷ; phải tạo được sự thống nhất cao trong lãnh đạo, chỉ
huy cơ quan, đơn vị; xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức triển khai thực
hiện nghị quyết một cách chặt chẽ, nghiêm túc. Cấp ủy đảng phải thường xuyên
cải tiến phương thức lãnh đạo, hướng mạnh về cơ sở, các chủ trương đưa ra phải
sát, đúng, tránh chung chung, hình thức. Coi trọng việc bồi dưỡng nâng cao
trình độ kiến thức, năng lực, phẩm chất toàn diện cho từng cấp ủy viên, cho cơ
quan và đội ngũ cán bộ chính trị, nhất là quan tâm lãnh đạo lực lượng chuyên
trách đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận, tăng cường lãnh đạo kiểm tra,
giám sát kết quả việc thực hiện nhiệm vụ nâng cao chất lượng đấu tranh trên
lĩnh vực tư tưởng, lý luận ở cấp dưới.
[1] Tổng cục chính
trị, Tài liệu nghiên cứu, học tập, quán
triệt Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ XI, nhiệm kỳ
2020-2025, Nxb QĐND, Hà Nội, 2020, tr.73.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét