Thứ Năm, 30 tháng 3, 2023

TẬP TRUNG NÂNG CAO SỰ LÃNH ĐẠO ĐIỀU HÀNH CÁC CẤP VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ

 

Sự lãnh đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là của hệ thống chính trị cơ sở vẫn còn nhiều tồn tại, thiếu sót trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và xây dựng thế trận quốc phòng an ninh. Chính vì vậy, mặc dù được sự quan tâm đầu tư rất lớn của Đảng, Nhà nước, song nhìn chung tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội đồng bào dân tộc vẫn rất khó khăn, chậm phát triển, khoảng cách giàu nghèo giữa đồng bào dân tộc thiểu số với người Kinh ngày càng gia tăng.

Thế trận quốc phòng an ninh vùng đồng bào dân tộc có nơi, có lúc vẫn chưa được cấp ủy, chính quyền cơ sở coi trọng và quan tâm đúng mức. Mối quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng mặc dù có nhiều tiềm năng, triển vọng nhưng chủ yếu vẫn trông chờ vào Trung ương; cấp ủy, chính quyền ở cơ sở nhìn chung vẫn còn bị động, chưa tận dụng hết các lợi thế vốn có của khu vực biên giới để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

Nhận thức của một số cấp uỷ, chính quyền có nơi, có lúc còn chủ quan, chưa nhận thức rõ âm mưu, tính chất phức tạp, nguy cơ tiềm ẩn bùng nổ của dân tộc Mông đòi ly khai, nên chưa có sự chỉ đạo sát sao, đồng bộ giữa các địa phương, huy động các ban, ngành, đoàn thể và quần chúng nhân dân vào cuộc đấu tranh ngăn chặn, loại trừ các nhân tố đe dọa ly khai dân tộc Mông.

Các đề án, kế hoạch triển khai đôi lúc còn thiếu đồng bộ. Điển hình như nhận thức về đăng ký hoạt động các điểm, nhóm sinh hoạt tôn giáo trong vùng dân tộc thiểu số nói chung, vùng dân tộc Mông nói riêng ở Sơn La trong thời gian dài vừa qua, đã tạo cớ cho các thế lực thù địch bên ngoài kích động, vu cáo ta đàn áp tôn giáo, nhân quyền và đòi can thiệp.

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét