Một trong những truyền thống quý báu và là cội nguồn mang lại sức mạnh vô địch cho dân tộcViệt Nam. Truyền thống ấy, sức mạnh ấy không ngừng được hun đắp và minh chứng trong suốt suối dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, khối đại đoàn kết toàn dân tộc càng được củng cố và mở rộng,quy tụ mọi người dân Việt Nam từ tất cả các thành phần dân tộc, tôn giáo, giai cấp, tầng lớp khác nhau trong xã hội; không chỉ nhằm “phát huy hiệu quả sức mạnh tổng hợp của đất nước; khai thác, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”1mà còn đểchống lại âm mưuchia rẽ của các thế lực thù địch. Thực tế cho thấy,các thế lực thù địch chưa bao giờ từ bỏ âm mưu hòng làm yếu đi sức mạnh tổng hợp của dân tộc ta. Các hoạt động chống phá được chúng tiến hành ngày càng tinh vi, đa dạng và hậu quả khó lường, đòi hỏicông tác tranh chống lại mưu đồ đen tối ấy phải được tiến hành thường xuyên, liên tục và nhất làcần quán triệt chặt chẽ quan điểm“chủ động phòng ngừa là chính”2, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những nguy cơ, mầm mống có thể tạo cớ cho hoạt động của các thế lực thù địch. “Chủ động phòng ngừa” phải được thể hiện từ trong tư tưởng đến tổ chức, với sự vào cuộc của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị. Về mặt tư tưởng, luôn thấm nhuầnlời dạycủa Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như quan điểm, chính sách của Đảng và nhànước về đại đoàn kết; phát huy truyền thống yêu nước, tương thân tương ái; xác định mỗi người dân Việt Nam vừa là những thành tố quan trọng trong khối đại đoàn kết, vừa là lá chắn vững chắc để bảo vệ kho báu ấy. Về mặt tổ chức, Mặt trận Tổ quốc là nơi quy tụ đông đảo, rộng rải nhất mọi giai tầng trong xã hội, có nhiệm vụ xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc; Đảng Cộng sản Việt Nam là thành viên của Mặt trận nhưng cũng là tổ chức lãnh đạo thông qua chủ trương, đường lối đúng đắnđể huy động mọi nguồn lực, bảo vệ thành quả cách mạng của cả dân tộc, ngăn chặn, đẩy lùi mọi âm mưu chia rẽ, phá hoại. “Chủ động phòng ngừa” còn thể hiện ở việc chúng ta tự tạo ra “sức đề kháng”trước những thủ đoạn của các thế lực thù địch bằng cách chăm lo tốt hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; khắc phục dần, tiến tới khắc phục dứt điểm những bất cập trong hệ thống chính trị, những thiếu sót trong triển khai thực hiện các chính sách cụ thể ở một số địa phương, để “khe hở” tạo cớ cho các hoạt động chống phá của chúng không còn. Không những thế, đó còn là “chủ động nghiên cứu, nắm bắt, dự báo đúng tình hình, tuyệt đối không được để bị động, bất ngờ”3 trước mọi tình huống.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét