Có thể nói, việc nhận diện rõ đâu là
“bạn”, đâu là “thù” là một nhiệm vụ rất quan trọng trong đấu tranh bảo vệ nền
tảng tư tưởng của Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định, “Muốn làm cách
mạng thắng lợi thì phải phân biệt rõ ai là bạn, ai là thù, phải thực hiện thêm
bầu bạn, bớt kẻ thù”. Không nắm rõ, hiểu rõ về kẻ thù, “Không phân biệt rõ bạn
và thù” là một “sai lầm nghiêm trọng”. Bởi vậy, nhận diện “bạn” - “thù” trong
đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng nói chung, và trên mạng xã hội nói
riêng có ý nghĩa to lớn:
- Nắm rõ, hiểu rõ về “thù” để có những
biện pháp phù hợp để đấu tranh, chiến thắng, hoặc thuyết phục họ thành những
người “bạn” của ta;
- Hiểu rõ về “bạn” chính là để phát huy
thế mạnh và khắc phục điểm yếu của chính mình, để tránh cái “thù” nó len lỏi
trong mỗi người, là để chiến thắng chính bản thân mình, nâng cao ý thức tự rèn
luyện, tự học hỏi, tự phê bình ở mỗi con người;
- Hiểu rõ “bạn” - “thù” là để xử lý
“đúng người”, “đúng tội”, đấu tranh đúng đối tượng, tránh “áp đặt”, “quy chụp”,
cực đoan làm đánh mất “bạn”;
- Hiểu rõ “bạn” - “thù” là để “thêm bạn,
bớt thù”, vận động, thuyết phục, lôi cuốn những người từ “chưa tin”, “chưa yêu”
trở thành những người yêu nước, có niềm tin vào chính quyền, vào Đảng, vào chế
độ…
Như vậy, trong một “thế giới ảo” trên
mạng xã hội với đầy rẫy sự “giả mạo”, “ẩn danh”, “thật - giả lẫn lộn”, đôi khi
rất khó để phân định rạch ròi “bạn” và “thù”. Do đó, mỗi người, mỗi tổ chức
trong đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng đều cần
phải luôn tỉnh táo, sáng suốt, đề cao tinh thần cảnh giác trước mọi luận điệu
và mọi hình thức xuyên tạc, chống phá khó lường của các thế lực thù địch; luôn
đề cao lợi ích của nhân dân, của Đảng và Tổ quốc lên trên hết; thường xuyên
nâng cao ý thức trách nhiệm của mình trong bảo vệ Đảng, Tổ quốc và nhân dân;
không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ công nghệ thông
tin, am hiểu luật pháp, nhất là Luật An ninh mạng… nhằm đấu tranh có hiệu quả
với những luận điệu, âm mưu, thủ đoạn ngày càng tinh vi của các thế lực thù
địch trên mạng xã hội. Đặc biệt, cần tránh việc đưa quan điểm và cảm xúc cá
nhân vào xử lý, giải quyết những công việc chung; tránh sự “tùy tiện”, “quy
chụp”, “gặp đâu nói đó”… Có như vậy, mới có thể nhận diện rõ “bạn” - “thù” và
cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng mới đạt
kết quả./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét