Thứ Tư, 2 tháng 2, 2022

Lợi dụng dịch bệnh COVID-19 để tham nhũng: “Vi-rút” cần thuốc đặc trị

 


Ngày 20-5-2020, Bộ trưởng Bộ Y tế Bô-li-vi-a, ông Marcelo Navajas, bị bắt tại thủ đô La Paza vì liên quan tới vụ đội giá hàng triệu USD khi mua máy thở điều trị COVID-19. Đây không là trường hợp cá biệt trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang tạo ra cơn địa chấn ở mọi quốc gia, vùng lãnh thổ. Trong cuộc chiến với kẻ thù vô hình đó, nhu cầu về trang thiết bị y tế cũng như cung cấp nhu yếu phẩm cho những người bị ảnh hưởng đều tăng cao. Những kẻ tham nhũng coi đó là cơ hội vàng để trục lợi.

Bộ trưởng Bộ Y tế Bô-li-vi-a Marcelo Navajas (giữa) bị bắt để điều tra về nghi vấn “thổi giá” máy thở điều trị người bệnh COVID-19.

Vết nhơ đáng xấu hổ

Bộ Y tế Bô-li-vi-a đặt mua 179 máy thở từ một nhà sản xuất ở Tây Ban Nha với giá 27.683 USD/chiếc, tổng số tiền gần 5 triệu USD, qua một công ty Tây Ban Nha khác làm trung gian. Tuy nhiên, thông tin  sau đó cho biết, nhà sản xuất từng chào giá chỉ bằng một nửa, khoảng 10.312 USD - 11.941 USD/chiếc. Tổng thống lâm thời Jeanine Anez cho hay Bô-li-vi-a đã chuyển hơn 2 triệu USD cho số máy thở trên và sẽ "không trả thêm xu nào". Bà cam kết sẽ "thu hồi lại từng đồng cho người dân Bô-li-vi-a". Sau khi Tổng thống Anez ra lệnh mở cuộc điều tra, Bộ trưởng Marcelo Navajas cùng 2 quan chức y tế khác bị bắt. 2 nhân viên ngân hàng Phát triển Liên Mỹ - nơi thực hiện các thủ tục thanh toán hợp đồng- cũng bị triệu tập để thẩm vấn.

Theo tờ The Washington Post, khi diễn biến dịch COVID -19 lên tới đỉnh điểm, chính phủ nhiều nước cấp tốc chi hàng tỷ USD để mua vật tư y tế, cũng như đưa ra các gói hỗ trợ từ vài chục đến hàng nghìn tỷ USD để ứng phó dịch cũng như giảm nhẹ tác động kinh tế - xã hội do COVID-19 gây ra. Do phải ưu tiên tốc độ để nhanh chóng có được sản phẩm thiết yếu, những thủ tục đấu thầu, kiểm tra vốn có nay được đơn giản hóa hoặc bỏ qua. Những quan tham và kẻ gian lợi dụng tình thế, kẽ hở đó để đẩy giá và thực hiện hành vi tham nhũng.

Tình hình đặc biệt nghiêm trọng tại những nơi nạn tham nhũng vẫn hoành hành. Tuy dịch mới bùng phát ở Trung Mỹ- gồm các nước vốn có chỉ số minh bạch thuộc nhóm “đội sổ”- nhưng Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) ở Mỹ Latinh cảnh báo tham nhũng liên quan đến việc mua vật tư và thiết bị y tế tại khu vực này có thể gia tăng đáng kể, sau khi Viện công tố Pa-na-ma vừa mở cuộc điều tra tham nhũng liên quan tới Phó Chánh Văn phòng Phủ Tổng thống về hợp đồng mua 100 máy thở di động từ một nhà cung cấp không xác định với mức giá 48.950 USD/bộ, cao hơn nhiều so với mức dao động 6.000-10.000 USD/bộ trước thời điểm diễn ra dịch.

Trước đó, cơ quan chống tham nhũng của Pa-na-ma cũng mở cuộc điều tra về những bất thường trong hợp đồng trị giá 168 triệu USD với một công ty của Mê-hi-cô về việc phân phối thuốc chữa bệnh trong gói bảo hiểm xã hội của người dân nước này. Tại Goa-tê-ma-la, ngày 20-4, công tố viên Jordán Rodas Andrade yêu cầu Chính phủ cách chức Bộ trưởng Bộ Y tế Hugo Monroy Castillo bởi những cáo buộc thực hiện các giao dịch và hợp đồng có yếu tố bất thường về mua vật tư, thiết bị y tế phòng, chống dịch COVID-19. Tại Hôn-đu-rát, Bộ Hành chính công nước này cho biết đang điều tra nhiều khiếu nại của các tổ chức xã hội dân sự về cáo buộc tham nhũng trong các giao dịch cũng như hợp đồng mua thiết bị y tế được thực hiện bởi nhiều quan chức trong những lĩnh vực liên quan tới công tác phòng, chống dịch.

Tham nhũng không chỉ liên quan đến vật tư y tế. Tại Cô-lôm-bi-a, khi các quan chức bang Cesar bắt đầu phân phát thực phẩm hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi lệnh phong tỏa chống dịch, nghị sĩ Ricardo Quintero phát hoảng khi thấy mức giá được kê để trả cho nhà cung cấp. Ông tự mình kiểm chứng bằng cách tới một cửa hàng ở địa phương để mua thì số tiền phải trả chỉ bằng một nửa so với con số mà chính quyền bang đưa ra. Đó chỉ là một trong 14 vụ việc đang được điều tra hình sự tại quốc gia Nam Mỹ này liên quan đến việc kê khống giá lên quá cao giữa dịch COVID-19. “Bạn có thể thấy tham nhũng bất cứ lúc nào. Nhưng đau đớn nhất là chúng ta phải nhìn thấy cảnh ấy vào ngay lúc này”, ông Quintero bày tỏ.

Tại Băng-la-đét, khi Chính phủ triển khai việc hỗ trợ thực phẩm cho công nhân gặp khó khăn vì không thể làm việc do dịch bệnh trong tháng 4, hơn 272 tấn gạo đã không cánh mà bay. Khoảng 50 người bao gồm quan chức Chính phủ và địa phương đã bị cáo buộc cố tình bán lại gạo với giá cao hơn. “Giữa lúc khủng hoảng quốc gia như thế này, các đức tính tốt nhất của con người như đoàn kết và đồng cảm đáng ra phải được bộc lộ, điều chúng ta thấy theo nhiều cách khác nhau. Thật đáng tiếc và đáng xấu hổ khi sự xấu xa nhất của con người lại xuất hiện vào lúc này”, Giám đốc điều hành của Tổ chức Minh bạch quốc tế Băng-la-đét Iftekharuzzaman cảm thán!

Kiếm ăn trên sinh mạng người

Khi tình thế cấp bách, các chính phủ buộc phải bỏ những quy định nghiêm ngặt như đấu thầu, cạnh tranh giá cả. Theo quy luật cung - cầu, các mặt hàng và trang thiết bị y tế đang “sốt” có giá cao hơn lúc bình thường. Điều này có thể hiểu được. Nhưng mức chênh lệch giá quá lớn trong các hợp đồng nhà nước cũng như thân thế đáng ngờ của các nhà cung cấp làm dấy lên nghi vấn tham nhũng ở nhiều nơi, ngay cả ở các quốc gia phát triển vẫn thường được coi là có chỉ số minh bạch cao.

Tại châu Âu - nơi được đánh giá cao về tính minh bạch trong sử dụng công quỹ với các tiêu chí được quy định chặt chẽ để bảo đảm tính minh bạch, ngày 1-4, Ủy ban châu Âu (EC) ban hành chỉ thị mua sắm của EU kêu gọi các nước linh hoạt áp dụng các giải pháp nhanh chóng. Cơ chế này không yêu cầu công bố thông tin đấu thầu, không giới hạn thời gian, không có số lượng ứng viên tối thiểu, tư vấn hoặc các thủ tục khác… Theo Trung tâm Nghiên cứu tham nhũng và tội phạm có tổ chức (OCCRP), tham nhũng trong lĩnh vực này có thể khiến người dân EU phải đóng thuế thêm 5 tỷ USD.

Trong giai đoạn hỗn loạn vì dịch bệnh, các cơ quan lớn nhỏ, từ thành phố đến thị trấn đều mua thiết bị y tế từ các nhà cung cấp trực tiếp, không trả giá và ít công bố thông tin. Tại I-ta-li-a - quốc gia châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch, một số hợp đồng nhà nước đã được trao cho công ty có người đứng đầu từng bị cáo buộc gian lận và chiếm dụng công quỹ. Ở nước láng giềng Xlô-vê-ni-a, hợp đồng lớn nhất của Chính phủ trị giá hơn 25 triệu EUR do một tay trùm cờ bạc không có kinh nghiệm về mua sắm y tế đảm trách.

Tại Ru-ma-ni, quy trình đấu thầu thông thường bị tạm ngừng khiến các thỏa thuận “cửa sau” có cơ hội sinh sôi. Việc cung cấp khẩu trang được trao cho một cựu quan chức nhà nước từng bị kết án thông đồng với một nhóm tội phạm bạo lực có tổ chức. Theo báo cáo của OCCRP, hồi cuối tháng 3, lô hàng gồm 1 triệu khẩu trang y tế được chuyển đến Ru-ma-ni và phân phối cho các nhân viên y tế tuyến đầu đã gây thất vọng về chất lượng. Một tài liệu do Tổ chức phi chính phủ RISE cung cấp cho thấy Công ty B.S.G. Business Select SRL giành được gói thầu trị giá hơn 900.000 USD mà không phải qua đấu thầu để cung cấp khẩu trang và đồ bảo hộ cho Unifarm, đơn vị phân phối cho các cơ sở y tế khắp Ru-ma-ni. B.S.G mua hàng từ một nhà cung cấp ở Thổ Nhĩ Kỳ với tổng trị giá khoảng 600.000 USD. Chỉ một ngày sau, công ty bán cho Unifarm lô hàng trên với giá hơn 900.000 USD, thu lời chóng mặt. Cũng tại nước này, công ty Romwin and Coffee SRL chuyên bán thuốc lá và rượu gây “sốc” khi giành được 2 hợp đồng nhà nước trị giá 12,6 triệu USD để cung cấp trang thiết bị y tế chuyên dụng với giá gấp đôi so với trên thị trường.

Còn tại Mỹ, hồi cuối tháng 4-2020, Cơ quan Quản lý khẩn cấp Liên bang Mỹ (FEMA) đã trao hợp đồng mua khẩu trang trị giá 55 triệu USD cho Panthera Worldwide - một công ty có trụ sở ở bang Delaware mà không tổ chức đấu thầu, dù công ty này không có kinh nghiệm sản xuất hoặc mua sắm thiết bị y tế và công ty mẹ của nó đã nộp đơn xin phá sản năm ngoái. Công ty được chọn cung cấp khẩu trang với giá 5,5 USD/chiếc, cao gấp nhiều lần so với các nhà cung cấp khác. James Punelli, Giám đốc điều hành Công ty biện minh với báo chí rằng, “Công ty thực hiện các khóa đào tạo về y tế cho Bộ Quốc phòng trong nhiều năm qua và đang khai thác mối quan hệ này để có được khẩu trang chất lượng cao”.

Cần thông tin thường xuyên, minh bạch

Trước thực trạng này, Nhóm đặc trách chống tham nhũng của Hội đồng châu Âu (GRECO) mới đây ban hành hướng dẫn tới 50 nước thành viên nhằm ngăn chặn tham nhũng trong hoàn cảnh khẩn cấp về y tế do đại dịch COVID-19 gây ra. Hướng dẫn này nhấn mạnh sự bùng phát COVID-19 làm gia tăng rủi ro tham nhũng, đặc biệt là ngành y tế, do đó các biện pháp của chính quyền trung ương cũng như địa phương để ứng phó dịch phải thật minh bạch và được giám sát chặt chẽ. GRECO cho rằng việc thông tin thường xuyên, minh bạch qua nền tảng kỹ thuật số là những công cụ có giá trị để ngăn chặn tham nhũng.

Tại Mỹ, các quy định ngăn ngừa tham nhũng cũng được đưa ra khi nước này triển khai gói cứu trợ 2.200 tỷ USD. Theo quy định, doanh nghiệp có tổng thống hay bất kỳ quan chức chính phủ nào giữ đa số cổ phần đều không được nhận tiền từ gói cứu trợ. Bên cạnh đó, Mỹ cũng thiết lập một ủy ban thanh tra tổng thể để giám sát việc chi tiêu trong gói này. Dù vậy, các nhà quan sát vẫn lo ngại sẽ có gian lận gây thất thoát tiền cũng như sự can thiệp của Nhà Trắng trong việc triển khai gói cứu trợ khổng lồ trên.

Theo tờ The Washington Post, các quy định pháp luật chống tham nhũng cũng đã giúp một số vụ việc khả nghi bị phanh phui ở các nước. Tại Ác-hen-ti-na, chính quyền thủ đô Buenos Aires phải công khai các hợp đồng mua sắm để người dân có thể tìm thấy trên mạng, ngay cả trong thời kỳ dịch COVID-19 hoành hành. Nhờ quy định này, ít nhất 2 thỏa thuận khả nghi đã được đưa ra ánh sáng. Trong đó, một thương vụ cung cấp 15.000 khẩu trang y tế với giá “khủng” tới hơn 40 USD/chiếc từ một công ty mà vốn lưu động chỉ vẻn vẹn 1.500 USD. Vụ còn lại liên quan đến thỏa thuận đưa những người bị nhiễm COVID-19 tới cách ly tại một khách sạn mà chị gái của Thị trưởng thủ đô Buenos Aires nằm trong hội đồng quản trị. Sau khi bị báo chí đưa tin, hai hợp đồng và thỏa thuận trên bị hủy bỏ và 2 quan chức của thành phố phải từ chức.

Tham nhũng trong lúc bình thường đã là điều không thể chấp nhận. Tham nhũng giữa tình cảnh dịch bệnh hoành hành lại càng tệ hại và đáng lên án hơn. Theo cảnh báo của Tổ chức Minh bạch quốc tế, những vụ việc như vậy đang xảy ra trước thực tế các “lỗ hổng” trong hệ thống và những khoản tiền khổng lồ được sử dụng trong phòng, chống dịch bệnh. Rà soát chặt chẽ, ngăn chặn tình trạng trên là việc làm cần thiết, không chỉ để chặn tay những kẻ tham nhũng, mà còn để không uổng phí những nguồn lực ngăn chặn đại dịch, cứu mạng sống con người./.

Cảnh báo nhiều thủ đoạn lợi dụng dịch COVID-19 để lừa đảo trên không gian mạng

 


 Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC), Bộ Thông tin và Truyền thông vừa có thông tin cảnh báo về các thủ đoạn lợi dụng dịch COVID-19 để lừa đảo người dân.

​Hiện nay, dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến rất phức tạp. Tại Việt Nam, nhiều tỉnh, thành phố phía Nam, đặc biệt tại TPHCM đang giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Người dân được khuyến cáo ở nhà và chỉ ra ngoài khi thật sự cần thiết, hạn chế tập trung đông người, tạm dừng hoặc tạm đình chỉ các cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu…

Chính vì thế, việc mua bán hàng online nở rộ, người dân tìm kiếm thông tin về nhu yếu phẩm thiết yếu, các thông tin liên quan đến khám chữa bệnh qua Internet nhiều hơn, nhiều người gặp khó khăn về tài chính, thậm chí có tâm lý hoang mang… Lợi dụng điều này, các đối tượng xấu đã thực hiện nhiều hành vi lừa đảo, trục lợi qua không gian mạng.

Theo NCSC, các cuộc tấn công lừa đảo này đều sử dụng các kỹ thuật cũ nhưng lợi dụng các nội dung, thông tin theo cách mới nhằm làm cho người dân mất cảnh giác và dễ dàng mắc bẫy.

Trong giai đoạn căng thẳng của dịch bệnh, mọi người cần cảnh giác cao độ trước những thông tin, hình thức lừa đảo.Theo NCSC, có 2 xu hướng lừa đảo chính trên không gian mạng gần đây. 

Trước tiên, đối tượng lợi dụng tâm lý lo lắng về sức khỏe để lừa đảo

Theo đó, đối tượng giả mạo thông tin của tổ chức y tế như: Giả mạo là nhân viên của tổ chức y tế trong nước hoặc quốc tế, điển hình như Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương của Việt Nam, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), hay Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organisation hoặc “WHO”), gửi thư điện tử cho nạn nhân với tập tin đính kèm, hoặc các liên kết dẫn đến các nội dung về “cập nhật” tình hình lây nhiễm của COVID-19. Khi mở các tập tin đính kèm hay nhấp vào các liên kết, máy tính của nạn nhân sẽ bị tấn công bởi các mã độc hoặc có thể bị lộ lọt thông tin cá nhân, thông tin thẻ tín dụng được lưu trữ trực tuyến sẽ đánh cắp.

Đối tượng giả mạo trang web liên quan đến COVID-19 là một trong các loại hình gian lận mới, cụ thể là trong thời gian gần đây rất nhiều tên miền internet có chữ “COVID” đã được đăng ký.

Với mánh khóe liên quan đến việc điều trị bệnh, đối tượng lợi dụng tâm lý hoảng loạn lo sợ lây nhiễm COVID-19 khiến nhiều người tìm cách để phòng ngừa và chữa trị. Đối tượng lừa đảo sử dụng mạng xã hội và các diễn đàn trực tuyến để quảng bá các sản phẩm mạo nhận có khả năng phòng ngừa virus như vaccine để lừa nạn nhân. Ngoài ra, đối tượng lừa đảo còn tuyên truyền các phương thuốc chưa từng được kiểm chứng. Bên cạnh đó, còn xuất hiện trường hợp đối tượng xấu giả làm bác sĩ hoặc nhân viên bệnh viện mạo nhận là chúng đã điều trị cho bạn bè hay người thân của nạn nhân khỏi COVID-19 và yêu cầu nạn nhân thanh toán phí cho quá trình điều trị đó.

Hình thức lừa đảo liên quan đến chuỗi cung ứng khi đối tượng tạo lập nên các website bán hàng trực tuyến bán các vật tư y tế như khẩu trang y tế và nước rửa tay. Đặc biệt, khuyến cáo người dân không nên mua bất kỳ bộ kít test nhanh COVID-19 nào qua mạng vì các sản phẩm này chưa chắc đã có hiệu quả, chưa chắc đã được các cơ quan Việt Nam kiểm định chất lượng và cấp phép lưu hành. Thậm chí, sau khi nhận tiền của người mua hàng, đối tượng lừa đảo ngắt liên lạc với nạn nhân và không giao hàng như đã thỏa thuận.

Sử dụng tài chính để thu hút người dân

Đối tượng lừa đảo liên quan đến nhu yếu phẩm thiết yếu bán lẻ như: Mạo danh các nhãn hàng lớn, gửi link lạ kèm thông tin về quà tặng, trúng thưởng,… nhằm lừa đảo, chiếm tài sản người dùng, xâm nhập hệ thống của các doanh nghiệp, tổ chức. Rất có thể, đối tượng xấu sẽ khai thác các thông tin liên quan đến tài khoản ngân hàng, thông tin cá nhân để trục lợi, đánh cắp tiền. Hiện đường link ẩn chứa nhiều nguy hiểm, rủi ro này đang lan truyền nhanh và rộng tới người dùng Việt Nam. Đơn cử như hàng loạt người dùng Facebook nhận được tin nhắn có tiêu đề cùng đường link: “Adidas kỷ niệm 100 năm - nhấn vào để nhận quà”; Tin nhắn kêu gọi tham gia “Quỹ phúc lợi Coca-Cola”; Mạo danh Co.opmart gửi link kèm thông tin về quà tặng, trúng thưởng phiếu mua hàng… nhằm mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, xâm nhập hệ thống thông tin của các tổ chức, doanh nghiệp.

Đối tượng sử dụng hình thức liên quan đến hoạt động từ thiện. Với hình thức này, đối tượng lừa đảo tranh thủ tâm lý giúp đỡ cộng đồng đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch đã dụ dỗ nạn nhân quyên góp cho các quỹ từ thiện lừa đảo do chúng lập ra mạo nhận là giúp đỡ những cá nhân, đồng bào, hay khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của dịch bệnh. Ngoài ra chúng còn dụ dỗ nạn nhân đóng góp cho hoạt động phát triển vaccine chống lại virus hoặc tặng khẩu trang miễn phí đã được tẩm thuốc mê…

Với hình thức lừa đảo liên quan đến hoạt động đầu tư, các bẫy lừa đảo đầu tư điển hình sử dụng chiêu trò hứa hẹn nhà đầu tư sẽ nhận được lợi nhuận cao khi đầu tư vào công ty cung cấp sản phẩm hay dịch vụ liên quan đến phòng chống, xét nghiệm, chữa trị COVID-19. Mô hình lừa đảo qua việc đầu tư online được nhận diện qua một số dấu hiệu như: Kêu gọi đầu tư làm giàu nhanh; Hứa hẹn trả lãi với lãi suất cực cao; Cam kết không có rủi ro hoặc rủi ro đầu tư rất thấp, hoàn vốn theo tỉ lệ cố định; để hạn chế người tham gia rút vốn khi đến hạn các đối tượng lừa đảo thường đưa ra mời chào các gói đầu tư tiếp với lãi suất cao hơn…

Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) đã liên tục cảnh báo về các tình huống lừa đảo trên qua các kênh thông tin của NCSC. Người dùng Internet Việt Nam có thể trực tiếp gửi các đường link, tình huống lừa đảo trực tuyến hoặc nghi ngờ là lừa đảo đến https://canhbao.ncsc.gov.vn. Trung tâm NCSC sẽ tổng hợp và phối hợp cùng các cơ quan chức năng xử lý nhằm hạn chế việc lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng. Đồng thời, hệ sinh thái Tín nhiệm mạng https://tinnhiemmang.vn cũng là một trong những sản phẩm dịch vụ về an toàn thông tin của Trung tâm NCSC đã cung cấp các thông tin xác thực về tổ chức, giúp người dùng nắm bắt chính xác các thông tin tin cậy (website, email, số điện thoại…) của tổ chức.

Bên cạnh nỗ lực của cơ quan chức năng, người dân cũng cần phải tự nâng cao cảnh giác, đề phòng cao độ để tự bảo vệ mình và người thân trước những nguy cơ lừa đảo. Việc mà người dùng có thể làm ngay để ngăn chặn tình trạng lừa đảo qua mạng là trực tiếp gửi các đường link lừa đảo hoặc nghi ngờ là lừa đảo đến https://canhbao.ncsc.gov.vn.

Lợi dụng dịch bệnh COVID-19 để “vẽ rắn thêm chân”

 


Lợi dụng tình hình dịch bệnh, các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước, một số tổ chức phi chính phủ, báo đài quốc tế có xu hướng chống Việt Nam (BBC, RFA, RFI, Chân trời mới…) đẩy mạnh hoạt động chống phá trên không gian mạng...

Tính đến nay, Việt Nam đã trải qua 4 làn sóng dịch với tính chất và quy mô ngày càng phức tạp. Dịch bệnh đã gây rất nhiều hệ lụy với đời sống – kinh tế - xã hội, nhất là khi nhiều tỉnh, thành phố lớn phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài.

Lợi dụng tình hình dịch bệnh, các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước, một số tổ chức phi chính phủ, báo đài quốc tế có xu hướng chống Việt Nam (BBC, RFA, RFI, Chân trời mới…) đẩy mạnh hoạt động chống phá trên không gian mạng.

Tung “virus” tin giả, phá nỗ lực phòng, chống dịch

Cuối năm 2019, đầu năm 2020, dịch bệnh COVID-19 xuất hiện tại Trung Quốc và lây lan ra một số quốc gia, trong đó có Việt Nam. Cùng với sự xuất hiện của virus Corona là hàng loạt tin tức ăn theo con virus nguy hiểm này, trong đó có rất nhiều thông tin bịa đặt.

 Việc này khiến cho dư luận hoang mang, ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch bệnh. Lo ngại trước thực trạng này, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã lên tiếng yêu cầu các hãng công nghệ lớn như Facebook, Google, Youtube… có hành động ngăn chặn việc lan tràn các thông tin thất thiệt (tin giả - Fake news) về dịch bệnh.

Ở nước ta, đầu tháng 3/2020 xuất hiện ca bệnh thứ 17, đánh dấu làn sóng dịch thứ 2 xuất hiện, cũng là thời điểm bùng nổ tin giả. Tin giả lan truyền khiến người dân đổ xô đi mua nhu yếu phẩm, tạo nên sự khan hiếm hàng hóa, gây hoang mang trong nhân dân. Cùng với sự gia tăng số ca bệnh, tin giả liên quan đến dịch bệnh COVID-19 cũng gia tăng và tính chất ngày càng phức tạp.

Những kẻ tạo tin giả ăn theo COVID -19 có nhiều mục đích khác nhau: Để tăng view, tăng like; để thu hút người đọc nhằm quảng bá, bán hàng online; để kích động, lôi kéo; để phá hoại công tác phòng, chống dịch mà cả nước đang chung tay thực hiện… Trong số những người tạo tin giả, lan truyền tin giả, có người do nhận thức chưa đầy đủ nên… hồn nhiên chia sẻ; có người cố ý; có những kẻ tạo tin giả để phục vụ ý đồ chính trị, chống phá Đảng, Nhà nước.

Mới đây, khi làn sóng dịch COVID-19 lần thứ tư bùng phát với biến thể Delta vô cùng nguy hiểm, khiến nhiều tỉnh, thành phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Chính phủ thì tin giả cũng “tái bùng phát” trên mạng xã hội. TP Hồ Chí Minh sau hơn ba tháng thực hiện giãn cách xã hội, nhiều người lao động mất việc làm, làn sóng người ngoại tỉnh rồng rắn về quê, bệnh viện quá tải… khiến trật tự an toàn xã hội bị ảnh hưởng, tâm lý người dân bất an.

Giữa lúc “nước sôi lửa bỏng”, nhiều kẻ đã tạo và tung tin giả lên mạng xã hội. Với cách ngụy tạo có chủ ý, tinh vi, ban đầu những người bất nhẫn này đã lấy được lòng tin của cộng đồng mạng, khiến họ xúc động và không ngại ngần bấm “like”, viết bình luận, ấn nút share (chia sẻ).

Tài khoản Facebook “Tran Khoa” đăng tin bịa đặt về việc “bác sỹ Khoa” phải rút máy thở của mẹ để nhường cho sản phụ mắc COVID-19.

Sự lan tỏa chóng mặt của tin tức giả mạo này đã gây lo lắng cho nhiều người, gây nghi ngờ về hiệu quả của công tác phòng chống dịch. Bài viết “Một shipper buồn nhất thế giới và một thằng bán gas quá rảnh” xuất hiện trên Facebook hồi đầu tháng 8 là một ví dụ.

 Bài viết này có nội dung là tác giả “theo chân” một shipper giao số lượng lớn tro cốt người mất vì COVID-19 ở TP Hồ Chí Minh. Người này đã chứng kiến cảnh “rơi nước mắt” khi thấy có những trường hợp shipper giao tro cốt nhưng không có người thân nhận hoặc có thì chỉ còn bà già, trẻ nhỏ. Sự thật về câu chuyện “Một shipper buồn nhất thế giới…” được Công an quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh sau đó đã làm rõ lại khác xa.

Cơ quan Công an xác minh, trên địa bàn phường Phú Trung, quận Tân Phú không có hẻm 42 Âu Cơ và không có gia đình nào có nhiều người mất vì COVID-19 như bài viết mô tả. Thế mà, chỉ trong một thời gian ngắn sau khi đăng tải, bài viết đã nhận 2.900 lượt like, 780 bình luận, 1.300 lượt chia sẻ, trong đó có nhiều đối tượng chống đối chính trị, phản động trong và ngoài nước.

Còn chủ tài khoản “Lan Nguyen Van” sau khi đăng tải bài viết một ngày đã đặt chế độ ẩn bài. Dù đã ẩn bài, nhưng cơ quan Công an sau đó đã làm rõ, Nguyễn Văn Lân là chủ tài khoản “Lan Nguyen Van”. Ban đầu, người này không hợp tác nhưng qua đấu tranh, kết hợp với tài liệu, chứng cứ chứng minh của cơ quan Công an, ông Lân đã thừa nhận hành vi sai trái và nhận mức phạt hành chính 7,5 triệu đồng.

Cũng trong lúc TP Hồ Chí Minh đang là điểm nóng của dịch bệnh với số ca nhiễm lên đến con số hàng nghìn mỗi ngày thì trên Facebook xuất hiện bài của nick “Trần Khoa” đăng câu chuyện nói là của chính mình, vốn là một bác sỹ đã quyết định rút ống thở của mẹ mình để nhường cho sản phụ mang song thai. Nghĩa cử của “bác sỹ Khoa” đã lay động trái tim hàng nghìn người. Facebook đêm 8/8 ngập tràn những lời biết ơn gửi đến “bác sỹ Khoa” như: “Bác sỹ Khoa, chúng tôi nợ anh và bố mẹ anh sự sống”.

Thế nhưng, chỉ sau đó ít giờ, nhiều tài khoản Facebooke đã “bóc phốt” “bác sỹ Khoa khi chỉ ra, hai bức ảnh hai cháu bé sơ sinh – con của sản phụ được “bác sỹ Khoa” cứu sống từ việc rút máy thở của mẹ được lấy từ tài khoản Facebook của bác sỹ Cao Hữu Thịnh, đang công tác tại Bệnh viện An Sinh (TP Hồ Chí Minh) đăng trước đấy. Sở Y tế, Công an TP Hồ Chí Minh sau đó xác định, “bác sỹ Khoa” không có thật.

Theo Thiếu tá Nguyễn Việt Cường, Phó trưởng Phòng 3, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an, từ đầu năm 2020 đến nay, Cục đã cùng Công an các địa phương triệu tập đấu tranh với hơn 1.800 đối tượng, khởi tố xử lý hình sự 21 đối tượng, xử phạt hành chính 466 đối tượng, nộp ngân sách gần 5 tỷ đồng.

Ngoài ra, cơ quan Công an còn phối hợp với ngành chức năng, các hãng cung cấp dịch vụ lớn để ngăn chặn, gỡ bỏ hàng nghìn thông tin giả liên quan đến COVID -19. Tuy nhiên, để ngăn chặn triệt để việc khởi tạo, phát tán tin giả không dễ, bởi ngoài những đối tượng muốn được gây chú ý, trục lợi, còn có những đối tượng cơ hội chính trị lợi dụng dịch bệnh COVID-19 để chống phá, coi đây là cơ hội để thực hiện âm mưu chính trị.

Biến dịch bệnh thành cơ hội thực hiện âm mưu chính trị

Theo Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, lợi dụng tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, các đối tượng chống phá đã soạn thảo, phát tán hàng chục nghìn bài viết, bình luận sai sự thật, chống Đảng, Nhà nước, gây rối ANTT trên hàng trăm website và hàng nghìn nhóm, tài khoản mạng xã hội.

Nội dung tập trung vào các nhóm vấn đề: Xuyên tạc về tình hình dịch bệnh COVID-19, nguồn lây nhiễm, số người nhiễm bệnh, số ca tử vong, công dụng của thuốc và vật tư y tế phòng, chống dịch, kêu gọi tự điều trị, chẩn đoán tại nhà, không theo chỉ dẫn của Bộ Y tế; kích động, gây chia rẽ quan hệ ngoại giao Việt Nam – Trung Quốc và một số quốc gia khác; công kích, bôi nhọ, hạ uy tín các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp trong phòng, chống dịch, xúc phạm danh dự, nhân phẩm nhân viên y tế, người mắc bệnh và người có nguy cơ lây nhiễm; kêu gọi biểu tình, tẩy chay, phản đối việc cài đặt phần mềm Bluezone, kích động công nhân đình công tập thể tại các công ty, khu công nghiệp có yếu tố nước ngoài; kêu gọi tích trữ lương thực, thực phẩm, gây hoảng loạn trong quần chúng nhân dân; trục lợi kinh tế thông qua buôn bán, làm giả vật tư, thiết bị phòng, chống dịch…

Những thông tin này được nhiều người thiếu hiểu biết đăng tải hoặc chia sẻ trên mạng xã hội, khiến lan truyền rất nhanh trên phạm vi rộng, gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng xấu đến ANQG và trật tự an toàn xã hội. Điển hình phải kể đến vụ kích động công nhân đình công, “bất tuân dân sự”, đòi yêu sách, không cho người nước ngoài quay trở lại Việt Nam làm việc. Hậu quả, đã làm hơn 1.600 công nhân tại cụm Công nghiệp Hà Lam – Chợ Được (Thăng Bình, Quảng Nam); hơn 5.000 công nhân Công ty TNHH JY Hà Nam tại Thanh Liêm (Hà Nam); hơn 3.000 công nhân tại Công ty TNHH Regis (Ninh Bình)… đình công tập thể.

Lợi dụng dịch bệnh, các đối tượng chống đối còn tổ chức tuyên truyền, huấn luyện, lôi kéo người vào tổ chức, phát triển lực lượng chống đối trong nước. Đáng chú ý, tổ chức khủng bố “Việt Tân” đã tài trợ in hơn 1 triệu khẩu trang có hình lưỡi bò phát tán trong nước nhằm khuếch trương thanh thế; tán phát “Thư kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam thả tù nhân trong đại dịch COVID-19”.

Tổ chức “Ủy ban cứu người vượt biển – BPSOS” lợi dụng dịch bệnh để thực hiện các dự án dưới danh nghĩa “dân sinh, dân quyền” nhằm mở rộng mạng lưới “xã hội dân sự”. Tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” lợi dụng giãn cách xã hội để móc nối, lôi kéo tham gia tổ chức, nhất là những người trẻ tuổi có nhận thức chính trị hạn chế, người có hoàn cảnh khó khăn, bất mãn xã hội, ảo tưởng chính trị để kích động, khoét sâu bất mãn với chính quyền, hứa hẹn “cấp phát nhà miễn phí”. Cơ quan Công an đã bóc gỡ 130 đối tượng mới tham gia tổ chức này, xác định làm rõ hơn 1.300 đối tượng trong nước đăng ký xin trợ cấp nhà.

Đấu tranh với đối tượng này là cuộc chiến không khoan nhượng, đòi hỏi cơ quan Công an phải chủ động triển khai các biện pháp nghiệp vụ để giám sát chặt chẽ thông tin trên không gian mạng. Qua đó, đã phát hiện hàng trăm trang web, tài khoản mạng xã hội; 100 hội nhóm lớn, 65 kênh Youtube có hoạt động chống phá nguy hiểm; xử lý, sàng lọc hàng triệu tin, bài liên quan đến dịch COVID-19 có nội dung xấu, độc, chống phá Đảng, Nhà nước để tổ chức truy xét, truy tìm. Qua đó, cơ quan Công an đã đấu tranh với 1.658 đối tượng, khởi tố hình sự 4 đối tượng, xử phạt hành chính 695 đối tượng.

Ngoài ra, cơ quan Công an còn xác định khoảng 500 hội nhóm có hoạt động liên quan đến ANTT; tổ chức gọi, hỏi, yêu cầu 264 hội, nhóm có hoạt động liên quan đến ANQG xóa bỏ nội dung sai phạm, trong đó có 50 hội, nhóm lợi dụng dịch bệnh để chống phá Đảng, Nhà nước; phá rã 18 hội, nhóm có tổng số gần 1 triệu thành viên; gỡ bỏ hàng nghìn bài viết, video clip liên kết chứa thông tin giả về tình hình dịch bệnh COVID-19.

Không thể lợi dụng dịch Covid-19 để xuyên tạc vấn đề nhân quyền ở Việt Nam

 


Thời gian qua, trước diễn biến phức tạp và tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 đối với nền kinh tế và đời sống xã hội, Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các lực lượng và toàn dân đã sẻ chia, chung sức, đồng lòng, huy động mọi nguồn lực phòng, chống dịch bệnh, ổn định cuộc sống nhân dân. Thế nhưng, dưới vỏ bọc “dân chủ”, “nhân quyền”, các thế lực thù địch tìm mọi cách xuyên tạc, bôi nhọ nhằm phủ nhận những thành quả phòng, chống dịch của đất nước. Đó là điều không thể chấp nhận được.

Vừa qua, lợi dụng tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên phạm vi cả nước, tạo nhiều phát sinh mới, chưa có tiền lệ, gây nhiều khó khăn, xáo trộn nền kinh tế và đời sống nhân dân, các nhà “dân chủ” vin cớ “bảo vệ nhân quyền” đẩy mạnh dàn dựng các “kịch bản” tuyên truyền, xuyên tạc một cách công phu, tỉ mỉ, với nhiều thủ đoạn hết sức tinh vi, xảo quyệt, nhằm đánh lạc hướng dư luận, nói xấu Đảng, Nhà nước, tạo tâm lý bi quan, hoài nghi, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Họ rêu rao: “Việt Nam đối diện khủng hoảng kinh tế, xã hội toàn diện, chỉ biết phong tỏa mặc dân sống chết ra sao”; “không hỗ trợ cứu đói cho dân mà còn tận thu vơ vét tiền của dân”; thâm hiểm hơn, họ còn tung ra những video phỏng vấn ý kiến của những người lao động nghèo chưa được nhận hỗ trợ từ chính quyền để vu khống rằng “người nghèo không được hỗ trợ”, “chỉ có dân giúp dân, không thấy chính quyền đâu”, v.v. Từ đó, họ quy chụp là “Việt Nam đang lợi dụng Covid-19 để vi phạm nhân quyền”.

Vậy sự thật ở đây là gì? Đằng sau sự xuyên tạc ấy nhắm vào ai; mưu đồ của họ ra sao,… thực tiễn sẽ là minh chứng xác thực nhất. Như mọi người thấy rõ, đại dịch Covid-19 đã không chừa một quốc gia nào, nó không chỉ gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực về kinh tế - xã hội trên khắp thế giới, mà còn khiến cho sự nỗ lực đảm bảo cuộc sống cũng như quyền con người ở các quốc gia, dù ở mức độ phát triển nào, đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là ba quyền cơ bản: quyền sống, quyền lao động và quyền tự do. Ở Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, với chủ trương sát đúng cùng các giải pháp phù hợp, với tinh thần đoàn kết của dân tộc, chúng ta đã cơ bản kiểm soát được tình hình dịch bệnh, đưa đất nước vào trạng thái bình thường mới; qua đó, đẩy mạnh thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch có hiệu quả, vừa phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an sinh xã hội. Nhờ đó, các quyền cơ bản của con người luôn được coi trọng và đảm bảo.

Về quyền sống, trong khi nhiều quốc gia trên thế giới còn đang lúng túng trong việc lựa chọn chiến lược để đối phó với Covid-19 thì Việt Nam xác định: Bảo vệ sức khỏe, tính mạng nhân dân là trên hết, trước hết. Với quan điểm vì nhân dân phục vụ, “không để ai bị bỏ lại phía sau”, Đảng và Nhà nước ta đã có những biện pháp mạnh mẽ, toàn diện, trước mắt có thể chịu thiệt hại về kinh tế, song bằng mọi giá phải bảo vệ tính mạng nhân dân. Thực hiện nhất quán quan điểm đó, Đảng và Nhà nước không để cho các nhóm người yếu thế bị thiệt thòi, chúng ta đã phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi tổ chức, mọi lực lượng, huy động mọi nguồn lực trong xã hội với phương châm “3 trước”, “4 tại chỗ”1. Một mặt, các gói an sinh xã hội, phúc lợi xã hội được nhanh chóng quyết định và triển khai một cách đồng bộ, thiết thực. Mặt khác, hưởng ứng sự chỉ đạo, lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước, phong trào tương thân tương ái, sẻ chia, đùm bọc đã lan tỏa rộng khắp cả nước. Những thuật ngữ mới, mang tính nhân văn đã xuất hiện và đi thẳng vào truyền thông quốc tế, như: “ATM gạo”, “ATM ô xy”, “Cửa hàng 0 đồng”,… đã làm cho cả thế giới thán phục với tinh thần và tấm lòng người Việt Nam. 

Chính phủ luôn bám sát thực tiễn, nắm chắc diễn biến, bất kể ngày đêm và trong nhiều tình huống khẩn cấp, kịp thời ban hành chỉ thị, nghị quyết, công điện, “thực hiện quyết liệt, đồng bộ, linh hoạt các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống phù hợp với tình hình diễn biến dịch Covid-19. Đồng thời, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tham gia tích cực của các tổ chức, cộng đồng doanh nghiệp, nhân dân cả nước,... từng bước kiểm soát tình hình dịch bệnh Covid-19, sớm đưa cuộc sống trở lại trạng thái “bình thường mới”. Ban Chỉ đạo phòng, chống các cấp luôn tận tâm, tận lực, túc trực chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện liên tục 24/24 giờ cho đến khi mọi việc được kiểm soát an toàn. Tất cả các cấp, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội đã vào cuộc đồng bộ, quyết tâm cao nhất, đoàn kết, đồng lòng và hành động quyết liệt vì mục tiêu tối thượng là bảo vệ tính mạng, sự bình yên và hạnh phúc của nhân dân. Bất chấp mọi gian nguy, vất vả, hàng vạn y, bác sĩ, tình nguyện viên, cán bộ, chiến sĩ Quân đội, Công an, Dân quân tự vệ luôn xung kích, có mặt trên tuyến đầu chống dịch, ở tâm điểm của những nơi khó khăn nhất cùng chính quyền cơ sở, trực tiếp tiến hành và hướng dẫn, động viên nhân dân phòng, chống dịch bệnh Covid-19, trở thành điểm tựa niềm tin, gắn kết chặt chẽ tình cảm quân - dân, khắc sâu hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ”, người chiến sĩ Công an nhân dân, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, vì nhân dân phục vụ. Trong bất kỳ tình huống nào, Đảng, Nhà nước luôn hành động vì lợi ích quốc gia - dân tộc và hạnh phúc của nhân dân. Vì vậy, mọi luận điệu xuyên tạc, bịa đặt dẫu có tinh vi đến đâu cũng đều bị chính những kết quả thực tiễn sinh động bác bỏ.

Về quyền lao động, trước những diễn biến vô cùng phức tạp của dịch bệnh Covid-19 với số lượng ca nhiễm, ca tử vong cao, Đảng, Chính phủ thực hiện nhất quán quan điểm “lấy tính mạng, sức khỏe của người dân là trên hết, trước hết”2, bằng mọi biện pháp không để đứt gãy chuỗi cung ứng lao động, lưu thông, vận chuyển hàng hóa, bảo đảm phân phối lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, ổn định đời sống của người dân, nhất là người dân ở những khu vực phong tỏa, cách ly, giãn cách. Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ, bảo đảm an sinh xã hội; thường xuyên rà soát, cập nhật, không bỏ sót đối tượng cần cứu trợ, không để ai bị thiếu đói, rơi vào cảnh “màn trời chiếu đất” hoặc tính mạng bị đe dọa. Đặc biệt, luôn coi trọng chăm lo cho các đối tượng chính sách, hộ nghèo, phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người yếu thế, người có hoàn cảnh khó khăn, người mất việc làm do dịch bệnh Covid-19 và lực lượng trên tuyến đầu chống dịch.

Ngày 01/7/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 68/NĐ-CP, “về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19” với tổng số tiền hỗ trợ lên đến 26.000 tỉ đồng. Các gói hỗ trợ này đã nhanh chóng đến tận tay người lao động, người yếu thế trong xã hội, giúp họ vượt qua khó khăn trong dịch bệnh. Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, hàng trăm nghìn túi hàng an sinh, gói thực phẩm cứu trợ được trao trực tiếp đến từng hộ gia đình; hàng chục nghìn tỉ đồng mà doanh nghiệp, người dân cả nước quyên góp đã được chuyển đến đúng người, đúng nơi. Sát cánh, đồng hành cùng chính quyền và cả hệ thống chính trị, đồng bào, chiến sĩ cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài luôn hướng về các địa phương nơi tâm dịch với tất cả tình cảm chân thành, tinh thần tương thân, tương ái và sự góp sức, sẻ chia sâu sắc nhất để cùng chiến thắng dịch bệnh. Mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” là xuyên suốt, nhất quán, được Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị thực hiện triệt để, hiệu quả ngay từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện. Hơn thế, Đảng, Nhà nước ta luôn xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, “lấy người dân là trung tâm phục vụ, là chủ thể phòng, chống dịch”, “chiến thắng dịch bệnh là chiến thắng của Nhân dân”. Không chỉ trong thiên tai, thảm họa, dịch bệnh mà bất luận trong hoàn cảnh nào, người dân luôn được cấp ủy, chính quyền và các lực lượng chức năng bảo vệ, bảo đảm cả về tính mạng, tài sản và điều kiện sống.

Về quyền tự do, đại dịch Covid-19 đã gây ra sự rối loạn, hạn chế, và thậm chí là tê liệt các quyền: đi lại, học tập, hội họp, tín ngưỡng,… của người dân ở các quốc gia mà nó lan tới. Hầu hết các quốc gia, kể cả các quốc gia có độ mở cao, thậm chí ban đầu có sự lựa chọn thiên về miễn dịch cộng đồng, rút cuộc đều phải tạm đóng cửa biên giới. Ở các mức độ khác nhau và ở các thời điểm khác nhau, các nước buộc phải ban bố lệnh phong tỏa, hạn chế đi lại, yêu cầu giãn cách xã hội. Đây là thực trạng chưa từng có tiền lệ, nó tác động sâu sắc, tiêu cực đến tâm lý xã hội, con người trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng đã là xu thế lớn trong nhiều thập kỷ qua. Trong điều kiện như vậy nhưng đối với công dân Việt Nam ở nước ngoài, Chính phủ đã chủ động liên hệ, sắp xếp và tổ chức hàng trăm chuyến bay trợ giúp kiều bào rời khỏi vùng dịch về nước an toàn. Ở trong nước các phương án giãn cách, cách ly, thể hiện sự quyết đoán, quyết tâm của nhà nước để dập dịch, đảm bảo an ninh xã hội và sức khỏe người dân. Tuy nhiên, có thời điểm, do dịch diễn biến nhanh, với nhiều biến thể phức tạp, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của cả cộng đồng và kèm theo nhiều vấn đề mới phát sinh, chưa có tiền lệ, v.v. Trước tình hình đó, Chính phủ chủ trương mạnh dạn áp dụng nhiều biện pháp phòng, chống dịch theo phương châm: không cầu toàn, làm đến đâu rút kinh nghiệm đến đó, lấy việc kịp thời cứu chữa, bảo vệ an toàn sức khỏe cho nhân dân là trên hết, trước hết. Đặc biệt, thời gian gần đây, để phù hợp với trạng thái bình thường mới, các phương án phòng, chống dịch đã thể hiện tính linh hoạt, vừa thực hiện phong tỏa, cách ly “diện hẹp” những nơi có yếu tố dịch tễ, vừa bảo đảm đi lại, sinh hoạt và sinh kế của doanh nghiệp, người dân, v.v. Song những nhà “dân chủ” lại xuyên tạc rằng: việc thực hiện siết chặt giãn cách ở một số địa phương là “biện pháp sai lầm, phi khoa học”, cho rằng quyết định này sẽ là thảm họa; không thể coi “chống dịch như chống giặc” để nhốt dân, “tra tấn dân”,… từ đó vu cáo cách làm này “chỉ làm dịch lan rộng, dân chưa chết vì dịch bệnh thì đã chết vì đói”. Đó còn là nạn tin giả, kẻ “nối giáo cho giặc” - với những đánh giá thiếu khách quan, đi ngược lại các tiêu chí bảo đảm quyền con người. Thực chất, việc áp dụng giãn cách xã hội là một trong những giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh được hầu hết các nước trên thế giới áp dụng. Thực tế các đợt dịch trước ở Việt Nam đã chứng minh, thực hiện thông điệp 5K, áp dụng giãn cách xã hội vẫn là giải pháp chủ đạo để ngăn chặn sự lây lan bệnh, cùng với nỗ lực tiêm phòng vắc xin. Đây là cách thức khoa học, đúng đắn đã được các cấp chính quyền quyết liệt thực hiện, được nhân dân đồng tình ủng hộ, qua đó đã hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Nhiều nước trên thế giới cũng áp dụng quyết liệt phương pháp này và đã thành công ở từng mức độ cụ thể, cùng với việc tăng cường tiêm phòng vắc xin. Tại Việt Nam, với kết quả phòng, chống dịch hiệu quả, người dân Việt Nam vẫn được hưởng mọi quyền tự do một cách bình thường, đặc biệt là việc tự do đi lại và tự do thông tin. Người dân Việt Nam được tiếp nhận đầy đủ thông tin cập nhật từng ngày, từng giờ, thậm chí là từng phút về tình hình thế giới, nhất là tình hình dịch bệnh; Chính phủ luôn công khai, minh bạch mọi thông tin, mọi biện pháp phòng chống dịch để dân biết, dân hiểu và hưởng ứng, làm theo. Do đó, việc Việt Nam xử phạt các cá nhân, tổ chức phát tán thông tin sai lệch gây hoang mang cho nhân dân làm ảnh hưởng xấu đến công tác phòng, chống dịch Covid-19 là nhằm ngăn chặn, làm cho nạn tin giả không còn “đất dụng võ”, bảo đảm cho người dân hiểu và tin vào các giải pháp phòng, chống dịch của Chính phủ, chính quyền các cấp. Đó không phải là Việt Nam vi phạm quyền tự do ngôn luận, tự do biểu đạt, vi phạm nhân quyền như luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch.

Trong bức tranh chung toàn cầu, Việt Nam, một quốc gia ở mức phát triển trung bình thấp đã phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả và hơn thế nữa, đảm bảo tốt quyền con người cho nhân dân. Là người Việt Nam chân chính, không ai là không hiểu được sự thâm hiểm và ý đồ phá hoại của những nhà “dân chủ” và các thế lực thù địch phản động. Cho dù cuộc chiến phòng, chống đại dịch Covid-19 còn nhiều khó khăn, phức tạp, nhưng với quyết tâm của toàn Đảng, các cấp, ngành, cả hệ thống chính trị và toàn dân chúng ta nhất định thắng lợi, như niềm tin mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa ra trong Lời kêu gọi phòng, chống đại dịch Covid-19: “Tôi tin tưởng sâu sắc rằng, cả nước góp sức, toàn Đảng, toàn dân đồng lòng, thống nhất ý chí và hành động, cùng với sự giúp đỡ chí tình của đồng bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế, nhất định chúng ta sẽ chiến thắng đại dịch Covid-19 và phải chiến thắng cho bằng được, góp phần xứng đáng vào sự nỗ lực chung của toàn nhân loại vì một thế giới an toàn, lành mạnh, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và thịnh vượng, xứng đáng với truyền thống anh hùng vẻ vang của Đất nước ta, Dân tộc ta!”.

Hoạt động lợi dụng dịch Covid-19 để xuyên tạc, gây hoang mang dư luận

 


Hiện nay nước ta đang hứng chịu đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 4, đặc biệt, với sự xuất hiện của biến chủng virus mới Delta vô cùng nguy hiểm với tốc độ lây lan nhanh chưa từng có, khiến cho dịch bùng phát ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong đó, tại Tp. Hồ Chí Minh và các địa phương phía Nam dịch bệnh có nguy cơ diễn biến ngày càng phức tạp.

Tại Bình Thuận, để ứng phó với tình hình dịch bệnh, Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt, huy động sức mạnh cả hệ thống chính trị, triển khai đồng bộ các giải pháp, phương án để ứng phó, kiểm soát, không để dịch bùng trên diện rộng, gây quá tải lên hệ thống y tế.

Công tác phòng, chống dịch bệnh còn có rất nhiều khó khăn, thách thức nhưng cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân cả nước đang chung sức đồng lòng, đoàn kết với tinh thần “chống dịch như chống giặc”. Từ Bắc tới Nam đâu đâu cũng bắt gặp những tấm gương sáng, nỗ lực cùng chung tay giúp Nhà nước chống dịch, san sẻ khó khăn với đồng bào, sự nỗ lực của Nhà nước, tinh thần đoàn kết của dân tộc trong ứng phó tình hình dịch bệnh, được các tổ chức, hãng thông tấn quốc tế đánh giá cao.

Thời gian gần đây xuất hiện một số trường hợp đi ngược lại với lợi ích của dân tộc và đất nước, lợi dụng tình hình dịch COVID-19 phức tạp để tìm cách chống phá, phủ nhận nỗ lực, thành quả mà cả nước đã đạt được, công kích, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, kích động, gây mất an ninh trật tự và làm cho công tác phòng, chống dịch bệnh càng khó khăn hơn. Trong đó phải kể đến một số thủ đoạn, âm mưu nguy hiểm sau:

1. Lợi dụng việc triển khai giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15, 16 của Chính phủ tại các địa phương có diễn biến dịch phức tạp để tuyên truyền, xuyên tạc, vu cáo về quyền tự do đi lại, “ngăn sông cấm chợ”... gây khó khăn cho cuộc sống của người dân. Nguy hiểm hơn khi chúng phỏng vấn một số trường hợp người lao động tự do, cắt ghép, đổi trắng thay đen hòng “củng cố” cho những luận điệu xuyên tạc của mình.

2. Xuyên tạc về công tác điều trị dịch bệnh, bóp méo bản chất, ý nghĩa việc lập ra Quỹ vắc – xin phòng, chống Covid-19 của nước ta, cho rằng chính quyền không chủ động trong ứng phó dịch bệnh. Sử dụng video, clip bị cắt xén, lồng ghép những hình ảnh, âm thanh xuyên tạc về dịch Covid-19 gây hoang mang dư luận; đăng bài viết có tiêu đề giật tít, nhưng nội dung thì “không có gì” chỉ để tăng tỉ lệ tương tác, lượt like nhằm mục đích câu “view”, tư lợi, “đánh bóng tên tuổi”.

Thời gian qua, các cơ quan chức năng của tỉnh đã phát hiện, xử lý một số trường hợp ở Tp. Phan Thiết, thị xã La Gi, Phú Quý, Hàm Thuận Bắc… sử dụng facebook cá nhân đăng tải, chia sẻ nội dung sai sự thật về tình hình dịch bệnh, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

Để chung tay ứng phó với dịch bệnh, trong lúc này, chúng ta cần:

- Hết sức bình tĩnh, hợp tác với chính quyền và cơ quan chức năng, khai báo y tế, thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch bệnh, hạn chế tụ tập đông người. Đồng thời, cần tỉnh táo, thận trọng khi tiếp nhận các thông tin trên mạng xã hội, tránh tin, nghe theo những đồn đại vô căn cứ, thông tin chưa được kiểm chứng hoặc cơ quan chức năng chưa xác nhận, tuyệt đối không chia sẻ những thông tin chưa được kiểm chứng.

- Cảnh giác trước những thông tin gây hoang mang dư luận trên mạng xã hội, phỏng đoán theo quan điểm, nhận thức cá nhân nhằm câu view, câu like, gây hoang mang trong dư luận xã hội. Trước tình hình dịch bệnh như hiện nay, mọi người dân cần sàng lọc thông tin trước khi tiếp nhận, đăng tải lên mạng xã hội, tránh biến mình thành công cụ phát tán thông tin giả, sai sự thật, gây hoang mang dư luận. Dịch bệnh sẽ được kiểm soát và ngăn chặn nếu có sự đồng lòng, quyết tâm của mọi tầng lớp nhân dân và cả hệ thống chính trị.

- Tỉnh táo, cảnh giác, đừng tự hủy hoại tính mạng, sức khỏe, tự đạp đổ “chén cơm” của mình trước những lời kích động, xúi giục của số đối tượng chống phá. Điều cần nhất bây giờ là tinh thần đoàn kết, là sự chung tay, góp sức từ tất cả mọi người để chúng ta sớm chiến thắng đại dịch Covid-19, để trở về những ngày bình thường.

- Nêu cao tinh thần trách nhiệm, sự tự giác của bản thân, cùng sẻ chia khó khăn với đồng bào và đất nước. Với tinh thần vô cùng nhân đạo “không ai bị bỏ lại phía sau”, Việt Nam chúng ta đã làm được và lần này chúng ta cũng sẽ làm được. Việt Nam quyết thắng đại dịch./.

 

Tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nhâm Dần 2022 vui tươi, an toàn, tiết kiệm

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh vừa ký ban hành Chỉ thị số 35/CT-TTg ngày 31/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm.

Để triển khai thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW ngày 8/12/2021 của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Nhâm Dần 2022; chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ nhân dân đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm; thúc đẩy phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh trên các lĩnh vực vào cuối năm và dịp Tết Nguyên đán; đồng thời, bảo đảm công tác phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu.

Bộ Y tế tập trung, nỗ lực cao nhất cho công tác phòng, chống dịch COVID-19

Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ về ban hành Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19". Tập trung, nỗ lực cao nhất cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh có nguy cơ bùng phát trong mùa Đông - Xuân. Chủ động các phương án đáp ứng với các cấp độ dịch COVID-19 nhằm phát hiện sớm, khoanh vùng, cách ly và điều trị phù hợp ngay khi phát hiện ca bệnh; thần tốc hơn nữa về tiến độ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, bảo đảm tiêm an toàn, khoa học, hiệu quả; đẩy mạnh truyền thông thông điệp 5K và đề cao ý thức phòng, chống dịch của người dân, không lơ là chủ quan ngay cả khi đã tiêm đủ 2 mũi và mũi thứ 3 vaccine phòng COVID-19.

Chỉ đạo các bệnh viện, cơ sở y tế ứng trực 24/24 giờ; có phương án bảo đảm đủ nhân lực, thuốc, vật tư, thiết bị (nhất là máy thở, oxy y tế) để tổ chức điều trị người bệnh COVID-19, cấp cứu do tai nạn giao thông, ngộ độc thực phẩm, sinh đẻ trong những ngày Tết… Các cơ sở y tế, bệnh viện thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch COVID-19. Bảo đảm đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết, không để xảy ra tình trạng tăng giá đột biến, tăng giá hàng loạt; tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc phát hiện và kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp có hành vi đầu cơ, tích trữ, buôn bán thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc không được phép lưu hành.

Chuẩn bị nguồn cung các mặt hàng thiết yếu, bảo đảm chất lượng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân

Chỉ thị nêu rõ, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương: Triển khai đồng bộ các giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng; chủ động có phương án chuẩn bị nguồn cung các mặt hàng thiết yếu, các mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng tăng cao, bảo đảm chất lượng, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu của người dân, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến; chủ động can thiệp, xử lý các biến động bất thường của thị trường. Phối hợp với địa phương triển khai các chương trình bình ổn thị trường, các hoạt động kết nối cung cầu phù hợp với tình hình dịch COVID-19, chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, về khu công nghiệp gắn với việc thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, đưa hàng về vùng sâu, vùng xa, hải đảo và đặc biệt là các vùng bị thiệt hại do bão, lũ vừa qua và khu vực thực hiện giãn cách do phòng, chống dịch COVID-19.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương: Theo dõi sát diễn biến giá cả, thị trường nhất là hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu, mặt hàng thuộc diện bình ổn giá, kịp thời chỉ đạo và có biện pháp xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá theo thẩm quyền. Trường hợp cần thiết, kịp thời báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá những vấn đề phát sinh, gây ảnh hưởng đến mặt bằng giá và ổn định kinh tế vĩ mô.

Kịp thời xuất cấp hàng dự trữ quốc gia theo đúng quy định nhằm bảo đảm an sinh xã hội, đặc biệt là tại các vùng xảy ra thiên tai, bão lũ, khu vực có dịch COVID-19 áp dụng biện pháp cách ly, phong tỏa, không để người dân bị thiếu đói trong dịp Tết Nguyên đán và thời kỳ giáp hạt.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương: Chủ động theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết; có các phương án chủ động phòng, chống thiên tai, dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi, thủy sản, bảo đảm thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch COVID-19 để ổn định sản xuất; chỉ đạo các địa phương kịp thời ứng phó với rét đậm, rét hại, hạn hán, xâm nhập mặn; hỗ trợ kịp thời hạt giống cây trồng, vaccine, hóa chất sát trùng, thuốc bảo vệ thực vật theo quy định cho các địa phương để nhanh chóng phục hồi sản xuất, nhất là các địa phương bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh.

Rà soát, bảo đảm các đối tượng chính sách đều được nhận quà trước Tết

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tập trung rà soát, nắm tình hình đời sống của các đối tượng chính sách (thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có công với nước, cán bộ lão thành cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng…); người có hoàn cảnh khó khăn, bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19; hộ nghèo, đồng bào các địa phương bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, miền núi, vùng dân tộc thiểu số; công nhân, người lao động làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp; các gia đình có người thân, trẻ em có cha mẹ mất do dịch COVID-19… để thăm hỏi, quan tâm, kịp thời hỗ trợ hoặc tổng hợp, đề xuất cấp có thẩm quyền hỗ trợ theo quy định. Tổ chức thăm hỏi, tặng quà đúng đối tượng, chế độ, công khai, minh bạch, tránh trùng lặp, chồng chéo, không để lợi dụng, trục lợi chính sách, bảo đảm tất cả các đối tượng chính sách đều có quà và được nhận quà trước Tết.

Đồng thời tăng cường công tác phòng, chống xâm hại trẻ em, phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới; bảo đảm cho tất cả trẻ em đều được đón Tết an toàn, vui tươi, lành mạnh, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em mồ côi do dịch bệnh COVID-19, trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương: Tăng cường công tác điều tiết, tổ chức quản lý chặt chẽ hoạt động vận tải, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân dịp Tết Nguyên đán, không để xảy ra tình trạng người dân không được về quê ăn Tết do không có tàu, xe; bảo đảm linh hoạt, an toàn và kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19; tăng cường kiểm tra việc thực hiện kê khai giá cước, niêm yết giá cước vận tải, giá vé tàu, vé xe theo quy định; tổ chức vận chuyển hàng hóa thông suốt trong dịp Tết, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biển đảo.

Bảo đảm thanh khoản của nền kinh tế, nhu cầu chi trả, thanh toán dịp cuối năm

Chỉ thị nêu rõ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và thiên tai; bảo đảm đáp ứng tốt nhu cầu vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh trong dịp cuối năm và đầu năm.

Điều hành chủ động lượng tiền cung ứng, bảo đảm thanh khoản của nền kinh tế, nhu cầu chi trả, thanh toán dịp cuối năm và yêu cầu kiểm soát lạm phát. Chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bảo đảm thanh khoản và cung ứng các dịch vụ thanh toán thông suốt, an toàn, hiệu quả (đặc biệt là thanh toán điện tử, thanh toán thẻ trên hệ thống ATM, POS), đáp ứng tốt nhu cầu thanh toán tăng cao trước và trong dịp Tết.

Hướng dẫn địa phương tạm dừng tổ chức lễ hội và bắn pháo hoa nổ trong dịp Tết Nguyên đán

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương hướng dẫn các địa phương tạm dừng tổ chức các loại hình lễ hội và bắn pháo hoa nổ trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần.

Tăng cường kiểm tra, giám sát việc tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, lễ hội trước, trong và sau Tết Nguyên đán, bảo đảm phục vụ nhân dân đón Tết vui tươi, lành mạnh, an toàn, phù hợp với nếp sống văn minh, phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc và tình hình dịch bệnh COVID-19 của từng địa phương.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nghiêm túc và hiệu quả Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ. Tạm dừng tổ chức các loại hình lễ hội và bắn pháo hoa nổ trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần; dừng các hoạt động tập trung đông người không cần thiết; tăng cường giám sát dịch bệnh tại các địa bàn, khu vực có nguy cơ cao; tổ chức lực lượng phòng, chống dịch bảo đảm xử lý kịp thời các tình huống xảy ra; đánh giá, cập nhật cấp độ dịch trên Cổng thông tin điện tử của địa phương và Bộ Y tế để có các biện pháp tăng cường đối với công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn.

Không tổ chức đi thăm, chúc Tết cấp trên, khẩn trương tập trung vào công việc ngay sau kỳ nghỉ Tết

Các bộ, cơ quan, đơn vị, địa phương quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm Chỉ thị số 11-CT/TW ngày 8/12/2021 của Ban Bí thư và Chỉ thị này; tập trung nỗ lực cao nhất công tác phòng, chống dịch COVID-19, tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác; thực hiện nghiêm Thông điệp 5K; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, sẵn sàng ứng phó mọi tình huống; chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm vừa phòng, chống dịch COVID-19, vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.

Các cơ quan trong hệ thống hành chính Nhà nước thực hiện nghiêm việc không tổ chức đi thăm, chúc Tết cấp trên và lãnh đạo các cấp; không tổ chức đoàn của Trung ương thăm, chúc Tết cấp ủy, chính quyền các tỉnh, thành phố; nghiêm cấm biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo các cấp dưới mọi hình thức; không sử dụng ngân sách Nhà nước, phương tiện, tài sản công vào các hoạt động trái quy định; không tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan; dành thời gian đi thăm hỏi các gia đình chính sách, các hộ nghèo, các gia đình bị ảnh hưởng do dịch bệnh, thiên tai, bão, lũ. Ngay sau kỳ nghỉ Tết, các cơ quan, tổ chức, đơn vị khẩn trương tập trung vào công việc, không để chậm trễ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.

 

 

Nhận diện thủ đoạn chống phá về nhân quyền của các thế lực thù địch đối với nước ta

Với âm mưu xuyên suốt là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, các thế lực thù địch sử dụng tất cả các thủ đoạn, trên tất cả các lĩnh vực, một trong đó chúng triệt để lợi dụng vấn đề nhân quyền chống phá nước ta. Cụ thể

Trong lĩnh vực pháp lý: Các thế lực thù địch không những đưa ra các luận điệu vô lý để phê phán một số điều luật hay văn bản pháp lý cụ thể của Việt Nam, nhất là họ tập trung đả phá Hiến pháp năm 2013 rồi cho đó là lạc hậu, trái với quy định và luật pháp, thông lệ quốc tế, từ đó lên giọng chỉ trích toàn bộ hệ thống pháp luật của Việt Nam, cho là thiếu hụt, khập khiễng, chưa phù hợp. Đồng thời, họ vin vào việc một số cán bộ, nhân viên Nhà nước vi phạm pháp luật để rêu rao cán bộ, nhân viên Nhà nước đứng ngoài pháp luật, kích động, kêu gọi mọi người không tuân thủ và không thi hành pháp luật. Họ lấy cớ số cá nhân lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí để chống phá Nhà nước và chế độ bị cơ quan chức năng bắt giữ, khởi tố, xử lý theo pháp luật để vu khống Việt Nam vi phạm nhân quyền trong khi giải quyết các vấn đề cụ thể liên quan đến tự do cá nhân. 

Trong lĩnh vực văn hóa: Họ cố tình cắt xén, diễn giải một chiều theo ý đồ xấu, dựng chuyện Việt Nam không thực hiện đúng tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền như đã cam kết, đặc biệt là Điều 19 về quyền tự do ngôn luận, tự do bày tỏ chính kiến; vu cáo, xuyên tạc Nhà nước ta rẻ rúng, nghi kỵ trí thức, đàn áp văn nghệ sỹ, bóp nghẹt tự do báo chí, tự do văn học nghệ thuật… Thổi phồng, đề cao, cổ súy cho số phần tử lợi dụng văn học nghệ thuật để bôi đen bức tranh hiện thực đất nước, hà hơi, tiếp sức cho những phần tử mà họ gọi là “dũng cảm lột xác” dám nhìn nhận lại bản chất đích thực của cuộc chiến tranh giải phóng của Việt Nam, xóa nhòa ranh giới giữa kẻ xâm lược và bọn tay sai với quân đội và quần chúng cách mạng, biến cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ thành cuộc “nội chiến” do “tham vọng của cộng sản” gây ra; ca ngợi chính quyền Sài Gòn theo kiểu hoài niệm, nhớ lại; cố tình gây chia rẽ, tạo ra tâm lý phân biệt vùng miền, làm giảm sự quyết tâm, đồng lòng của nhân dân cả nước trước những thách thức của thiên tai, dịch bệnh. Thậm chí, họ còn phô trương bản chất “đạo đức giả” khi dựng lên các chương trình mang tính nhân văn, nhân đạo kêu gọi mọi người chung tay giúp đỡ nhau nhưng kỳ thực là trò lừa bịp. Các thế lực thù địch còn tuyên truyền, vận động dựng lên những “nhân vật tiêu biểu”, những màn kịch “trao giải thưởng quốc tế” cho những người “tiên phong trong cuộc đấu tranh vì tự do, vì dân chủ”, thực ra đó là những đối tượng chống đối, bất mãn; lợi dụng tình hình dịch COVID -19 đăng bài phỏng vấn liên tục các cá nhân “bất đồng chính kiến”, người lao động nghèo, yếu thế để chống phá.

Trong lĩnh vực dân tộc, tôn giáo: Lợi dụng sự việc các cơ quan chức năng bắt, điều tra, xử lý những đối tượng lợi dụng dân tộc và tôn giáo có hành vi chống đối, vi phạm pháp luật… để xuyên tạc và vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền. Một số cá nhân mượn danh nghĩa chức sắc, tín đồ tôn giáo được sự tiếp tay của các thế lực thù địch đã lợi dụng nhân quyền trong lĩnh vực dân tộc, tôn giáo để chống phá chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta. Các thế lực thù địch vừa tích cực rêu rao, vừa vu cáo Việt Nam không có tự do tín ngưỡng, không cho tự do hành đạo và đàn áp tôn giáo, chia rẽ các tôn giáo, đồng bào lương, giáo để chống lại chính sách đoàn kết, ổn định phát triển kinh tế…

Trong thực hiện chính sách với tù nhân: Tù nhân là những cá nhân vi phạm pháp luật Việt Nam, phải chấp hành các chế tài theo luật định. Trong số các tù nhân này có người lợi dụng nhân quyền để chống phá lại chế độ, nhà nước ta. Thời gian qua, đây là một trong những điểm nóng, một mối quan tâm thường xuyên và cũng là một “mảnh đất” của các thế lực thù địch nhằm vào để can thiệp, vu cáo Nhà nước Việt Nam. Thông qua cơ chế của Liên hiệp quốc, qua nghị viện một số nước hoặc tổ chức phi chính phủ hoạt động về lĩnh vực này, số tổ chức, cá nhân phản động lưu vong cung cấp những thông tin sai lệch, xuyên tạc, mang tính quy chụp, dựng chuyện gửi các “kiến nghị”, “thư ngỏ” lên các tổ chức quốc tế thiếu thiện chí với Việt Nam để chống phá; đồng thời, cố tình đánh tráo bản chất, gieo rắc tâm lý bất an, gây hiểu nhầm, hiểu sai trong dư luận.

Như vậy, các tổ chức, cá nhân cần nhận diện chính xác, không mơ hồ mất cảnh giác trước các thủ đoạn mới của các thế lực thù địch trên cơ sở đó xác định các giải pháp đấu tranh làm thất bại các thủ đoạn mới đó.

                                                Bộ mặt thật của tà đạo “Giê Sùa”

 

Đối tượng cầm đầu là Hờ Chá Sùng, khoảng 50 tuổi, người Mông gốc Lào, hiện đang sinh sống ở bang California, Mỹ. Tên này liên tục đăng tải, tán phát các bài viết tuyên truyền, xuyên tạc kinh thánh như chuyển ngày sinh hoạt từ chủ nhật sang sáng thứ bảy hằng tuần, không thừa nhận tên chúa là Giê Su mà gọi là "Giê Sùa"; không thừa nhận các nhân vật Adam và Eva trong Kinh thánh, mà thay thế bằng nhân vật chàng Ong và cô Ía theo truyền thuyết của người Mông; không tổ chức lễ Giáng sinh, lễ Phục sinh hằng năm; đả kích và không thừa nhận các tôn giáo khác, mà cho là chỉ có "Giê Sùa" mới là tôn giáo thật, chính thống, kiêng ăn một số loài vật như thịt lợn và một số loài cá không có vảy…). Đặc biệt, Hờ Chá Sùng còn lôi kéo người Mông tin theo tà đạo "Giê Sùa" lên trang thông tin điện tử phản động tiếng Mông và trang YouTube.

Trong một số bài tuyên truyền, Hờ Chá Sùng còn đề cập đến việc coi tà đạo "Giê Sùa" là tôn giáo dành riêng cho người Mông; kêu gọi người Mông tin theo "Giê Sùa" và kích động người Mông ở các nơi về tỉnh Xiêng Khoảng, Lào chiến đấu, xây dựng "Nhà nước Mông. Hờ Chá Sùng nhận mình chính là người đưa tin của chúa "Giê Sùa" và biết trước về ngày chúa "Giê Sùa" sẽ tái lâm trong thời gian tới và sẽ làm Vua của dân tộc Mông. Ai tin tưởng đi theo chúa "Giê sùa" thì có được đất nước riêng của người Mông, cuộc sống sẽ ấm no, hạnh phúc… Một số đối tượng khi được người đứng đầu các hệ phái Tin lành tuyên truyền quay lại tôn giáo chính thống đã công khai tuyên bố "Ở Mường Nhé hoạt động Nhà nước Mông không thành, thì người Mông ở huyện Tuần Giáo sẽ làm, mọi người phải tin theo Giê Sùa để lập Nhà nước Mông, ai làm lộ thông tin sẽ giết người đó…".

Do bị ảnh hưởng luận điệu tuyên truyền trên, trên địa bàn tỉnh Điện Biên lúc cao điểm có 199 hộ, 1.229 người (Mường Nhé 28 hộ, 181 người; Nậm Pồ 78 hộ, 459 người; Mường Chà 35 hộ, 230 người; Tuần Giáo 41 hộ, 276 người; Điện Biên Đông 17 hộ, 83 người) ở 28 bản, 15 xã, 5 huyện với 54 đối tượng cầm đầu, cốt cán theo tà đạo "Giê Sùa", tập trung ở 13 điểm nhóm vào sáng thứ bảy hằng tuần. Một số điểm nhóm theo "Giê Sùa" đã công khai cầu nguyện, mong muốn chúa "Giê Sùa" về phù hộ, dẫn dắt để có được "Nhà nước Mông". Nhiều đối tượng cầm đầu, tích cực theo "Giê Sùa" đã tham gia vào tổ chức phản động trên và số đối tượng cầm đầu hoạt động lập "Nhà nước HMông" đã chỉ đạo đối tượng theo "Giê sùa" thu thập các thông tin vu cáo chính quyền đàn áp, tiêu diệt người HMông gửi Đại sứ quán Mỹ và các tổ chức phản động ở bên ngoài nhờ can thiệp, giúp đỡ.

    Như vậy, tà đạo “Giê Sùa” bộc lộ rõ tính phản khoa học, phản động với mục đích lôi kéo đồng bào dân tộc Mông thành lập nhà nước của người Mông, gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Thứ Ba, 1 tháng 2, 2022

 

Cảnh giác trước tà đạo “Bà Cô Dợ”

         

          Tà đạo “Bà Cô Dợ” xuất hiện ở hai huyện Mường Tè và Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu từ tháng 11, năm 2016 và đã thu hút nhiều người dân tham gia, đặc biệt trong đồng bào dân tộc thiểu số của một số huyện của tỉnh Điên Biên và Lai Châu.

Người sáng lập và làm Hội trưởng đạo “Bà Cô Dợ” hay còn gọi là Hội Thánh Đức Chúa trời yêu thương chúng ta là Vừ Thị Dợ sinh năm 1978, người Mông, sinh sống ở thành phố Milvvaukee, bang Wilcosin nước Mỹ) Tính chất tà đạo biểu hiện ở:

Về đối tượng Vừ Thị Dợ đã từng theo Công giáo và hệ phái Tin lành CMA nhưng thường xuyên tạc Kinh thánh nên đã bị trục xuất khỏi giáo hội. Sau khi tách ra (11/2016), Vừ Thị Dợ đóng vai trò làm Hội trưởng, Vù Thị Mỹ - Phó Hội trưởng 1, Sùng Thị Mỷ - Phó Hội trưởng 2, Thào Chứ Lầu - Phó Hội trưởng 3 và Vàng A Páo - Thư ký.

Về hiến chương, điều lệ, đạo “Bà Cô Dợ” không có hiến chương, điều lệ rõ ràng. Đối tượng Vừ Thị Dợ chỉ lợi dụng xuyên tạc một số câu, điều trong Kinh thánh Cựu ước, Tân ước để giảng dạy, tuyên truyền đạo. Vừ Thị Dợ tuyên truyền con trai út Cứ Nu Si Lông chính là Chúa Giê Su tái thế, sẽ cai trị người Mông trong 1.000 năm. Vừ Thị Dợ còn tự nhận mình là người được Chúa Trời chọn để tái lâm lần thứ 2; không phải đóng 10 % thu nhập, ai tin theo đạo “Bà Cô Dợ” sẽ được chia tiền.

Về lễ nghi sinh hoạt của “Bà Cô Dợ” cơ bản giống với các điểm nhóm theo đạo Tin lành. Tuy nhiên, tổ chức Lễ giáng Sinh không cùng thời điểm với đạo Tin lành (23/11 là ngày tái sinh của Nu long - Chúa tái lâm lần thứ hai) và không tổ chức lễ phục sinh. Thời gian đầu, số người theo đạo “Bà Cô Dợ” sinh hoạt từ 21h tối thứ bảy đến 2h sáng hôm sau, hiện nay đã chuyển sang sinh hoạt vào ngày chủ nhật hàng tuần. Các đối tượng và những người tin theo tập trung sinh hoạt tại điểm nhóm.

Về tính phản khoa học, phản động là các đối tượng tuyên truyền mê tín dị đoan, xuyên tạc Kinh thánh, đả kích các tôn giáo chính thống, chê bai phong tục truyền thống của người dân tộc Mông; tuyên truyền về ngày tận thế, việc vua Mông ra đời với mục đích chính trị, thành lập nhà nước của người Mông.

Không dừng lại ở đó, chúng lợi dụng tình hình dịch bệnh Covid-19 để tuyên truyền các nội dung thiếu khoa học như “trái đất sẽ bị huỷ diệt” “ngày tận thế” có liên quan đến dịch COVID 19 như “Chúa sẽ làm cho trái đất nổ tung hết, sẽ làm cho con người bị diệt vong hết; làm cho trái đất khô cằn, làm cho con người chết dần. Lý do Chúa hủy diệt trái đất là vì con người không làm theo lời của Chúa, không theo ý Chúa, chỉ những người theo Chúa (những người theo “Bà Cô Dợ” sẽ được cứu sống) nên bây giờ Chúa mới cho “người mẹ ” về đây cho con người đến với Chúa. Những người ở phía mặt trời lặn gào thét trong sự sung sướng, đó là ở Mỹ và Châu Âu; những người ở phía mặt trời mọc sẽ cảm ơn Chúa, đó là ở Việt Nam, Lào, Thái Lan; những người sót lại sẽ có niềm vui, những người sót lại là những người đến với Chúa (theo Bà Dợ), Chúa sẽ chọn những người sót lại. Trái đất sẽ bị nổ tung thành từng mảnh; Chúa sẽ gom hết con người trên trái đất vào nhốt trong cái hố sâu, hết 1.000 năm Chúa mới phán xét cho. Mặt trời sẽ ngừng sáng, mặt trăng sẽ tối và Chúa sẽ là người cai quản, đó là Chúa Nu Long…”. Ngoài ra, chúng còn tuyên truyền xuyên tạc về công tác phòng, chống dịch bệnh của nước ta. Cụ thể, Vừ Thị Dợ tuyên tuyền “Không được tiêm vaccine phòng dịch bệnh COVID-19 vì sẽ làm giảm trí nhớ, gây hại sức khoẻ cho con người”. Đồng thời, hướng dẫn cách thức đối phó với cơ quan y tế để không tiêm vaccine phòng COVID-19.

Bằng các thủ đoạn truyền đạo như sử dụng bài hát về Chúa đã được cải biên trên nền nhạc trẻ, nhất là từ tháng 11/2016 đến nay, Vừ Thị Dợ đã gửi về nước số tiền 20.000 USD (huyện Mường Tè, huyện Nậm Nhùn) - Lai Châu, 11.977 USD huyện Mường Nhé - Điện Biên số tiền 9.000 USD). Số tiền này được các đối tượng trong nước sử dụng để mua sắm các thiết bị thu phát wifi, máy tính, điện thoại nhằm mục đích quay lại các buổi sinh hoạt rồi gửi cho số đối tượng bên ngoài tài liệu tuyên truyền, ngoài ra mỗi người theo được cấp 600.000-800.000 đồng/tháng.gửi về nước số tiền 20.000 USD (huyện Mường Tè, huyện Nậm Nhùn) - Lai Châu, 11.977 USD huyện Mường Nhé - Điện Biên số tiền 9.000 USD). Số tiền này được các đối tượng trong nước sử dụng để mua sắm các thiết bị thu phát wifi, máy tính, điện thoại nhằm mục đích quay lại các buổi sinh hoạt rồi gửi cho số đối tượng bên ngoài tài liệu tuyên truyền, ngoài ra mỗi người theo được cấp 600.000-800.000 đồng/tháng, nên đã lôi kéo nhiều đồng bào người Mông và đã là tín đồ của Hội thánh Tin lành tin theo. Thời điểm cao nhất vào năm 2017-2019, tổ chức “Bà Cô Dợ” đã có 19 điểm, nhóm với 773 người.

Như vậy, có thể khẳng định, các đối tượng lợi dụng niềm tin tín ngưỡng của chính đồng bào Mông, xâm hại trực tiếp truyền thống văn hóa lâu đời, bản sắc tốt đẹp của dân tộc Mông. Xuyên tạc, lôi kéo người dân thực hiện mục đích chính trị, thành lập nhà nước của người Mông. Đó là hành vi của những kẻ mưu đồ chống phá Nhà nước, lật đổ chính quyền nhân dân, gây chia rẽ đại đoàn kết toàn dân tộc.