Nhân quyền là giá trị thiêng liêng mà toàn thế giới hướng tới. Thế nhưng đây cũng là chủ đề nhạy cảm mà các thế lực thù địch và một số tổ chức phi chính phủ được sự bợ đỡ của phương Tây luôn tìm cách lợi dụng nhằm thực hiện những động cơ đen tối, trong đó có Tổ chức Theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch-HRW)-đặt trụ sở tại New York, Hoa Kỳ.
"Con rối" đội lốt nhân quyền
Tổ chức HRW được thành lập năm 1988 trên cơ sở hợp nhất tổ chức
Helsinki Watch (do Robert L.Bernstein thành lập năm 1978 với mục đích
"giám sát" Liên Xô bằng cách thu thập tư liệu liên quan tới việc Liên Xô
thực hiện quy ước của Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE), hỗ trợ
các nhóm "bảo vệ" nhân quyền tại nước này) với một số tổ chức quốc tế
khác có cùng tôn chỉ, mục đích nghiên cứu và cổ vũ cho phát triển nhân
quyền. Nói là chuyên nghiên cứu và cổ vũ cho nhân quyền, nhưng nhìn vào
những hoạt động của HRW người ta không khó để nhận ra tổ chức này đã và
đang “lời nói không đi đôi với việc làm”, ngày càng xa rời, thậm chí đi
ngược tôn chỉ, mục đích.
Tổ chức này thường xuyên lợi dụng nhân quyền để can thiệp vào công việc
nội bộ của các nước. Nhiều quốc gia trên thế giới đã cáo buộc HRW chịu
quá nhiều chi phối từ chính phủ Hoa Kỳ, hoạt động không đúng tôn chỉ,
mục đích. Chẳng hạn Liên bang Nga đã nhiều lần chỉ trích HRW về những
động thái tuyên truyền, xuyên tạc, kích động tạo cớ can thiệp vào những
vấn đề nội bộ của nước này. Tương tự, do có những hành động vi phạm
nghiêm trọng luật pháp quốc tế và các quy tắc cơ bản của quan hệ quốc
tế, cũng như can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc nên chính
phủ nước này đã áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với HRW. Không phải
ngẫu nhiên mà trang web của HRW lại bị cấm hoạt động tại Thái Lan.
Chính phủ nước này buộc phải làm điều ấy là vì thông qua trang web này
tổ chức HRW thường xuyên đội lốt "theo dõi nhân quyền" để tuyên truyền
xuyên tạc, tán phát những nội dung thông tin sai lệch, kích động, vi
phạm các quy định về an ninh quốc gia của họ. Ngoài ra HRW còn bị nhiều
quốc gia, như: Đức, Cuba, Sri Lanka, Triều Tiên, Ethiopia, Syria... chỉ
trích, phản đối với những nội dung và mức độ khác nhau vì đã can thiệp
làm phức tạp tình hình, gây khó khăn cho việc bảo đảm nhân quyền ở các
nước này.
Bảo đảm cho mọi người dân được hưởng các quyền của mình và có cơ hội phát triển toàn diện, làm cho cuộc sống của người dân ngày càng được nâng cao, bảo đảm an sinh xã hội… là mục tiêu mà Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN |
Không là ngoại lệ, HRW đã nhiều lần đưa ra những thông tin thiếu khách
quan, không chính xác, mang tính xuyên tạc, phủ nhận thành quả, bôi nhọ
bức tranh nhân quyền Việt Nam. Những việc làm mang dụng ý xấu của HRW ít
nhiều khiến cộng đồng quốc tế hiểu chưa đúng về dân chủ, nhân quyền ở
Việt Nam. Có thể thấy HRW đã lộ nguyên hình là "con rối" đội lốt "thúc
đẩy nhân quyền" phục vụ cho mục tiêu chính trị của một thế lực đen tối.
HRW đã vi phạm nghiêm trọng công ước và nguyên tắc quốc tế
Hành động của HRW vi phạm nghiêm trọng công ước và nguyên tắc quốc tế
về cấm can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác. Quy định về cấm
can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác được đề cập trong các
điều ước quốc tế. Đặc biệt trong Hiến chương Liên hợp quốc (LHQ) năm
1945, lần đầu tiên đã quy định về nguyên tắc cấm can thiệp vào công việc
nội bộ của quốc gia khác ở Điều 2. Sau đó tại Nghị quyết 2625 năm
1970 của Đại hội đồng LHQ, nguyên tắc cấm can thiệp vào công việc nội bộ
của quốc gia khác tiếp tục được ghi nhận cụ thể và rõ ràng hơn.
Nền tảng pháp lý của nguyên tắc này là các nước, các tổ chức quốc tế có
nghĩa vụ tôn trọng chủ quyền lãnh thổ và toàn vẹn chính trị của một
quốc gia. Nội dung chính của nguyên tắc theo Nghị quyết 2625 là: Không
quốc gia nào hay nhóm quốc gia nào có quyền can thiệp, trực tiếp hay
gián tiếp, vì bất kỳ lý do gì vào công việc đối nội và đối ngoại của bất
kỳ quốc gia nào khác. Theo đó: Can thiệp vũ trang và tất cả các hình
thức can thiệp hay đe dọa chống lại tư cách của quốc gia hay chống lại
các đặc trưng chính trị, kinh tế và văn hóa của quốc gia đó, đều là vi
phạm luật pháp quốc tế; không quốc gia nào có thể sử dụng hay khuyến
khích sử dụng các biện pháp cưỡng ép bằng kinh tế, chính trị hay các
hình thức khác nhằm buộc quốc gia khác phải phụ thuộc mình khi thực hiện
các quyền chủ quyền và nhằm bảo đảm các lợi thế ở bất kỳ hình thức nào.
Ngoài ra Nghị quyết 2625 còn quy định: Không quốc gia nào được tổ chức,
hỗ trợ, khuyến khích, tài trợ, kích động hay dung thứ cho hành vi lật
đổ, khủng bố hay các hoạt động vũ trang trực tiếp nhằm lật đổ bằng bạo
lực thể chế của quốc gia khác, hoặc can thiệp vào các cuộc bạo động dân
sự ở quốc gia khác;... Theo Nghị quyết 2625, việc sử dụng bất cứ hình
thức nào nhằm ngăn cản các dân tộc có bản sắc quốc gia cấu thành hành vi
vi phạm các quyền không thể tách rời của các dân tộc đó và vi phạm
nguyên tắc không can thiệp...
Đối với Việt Nam, trong nhiều văn bản pháp luật Nhà nước Việt Nam cũng
quy định rõ các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài,
cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam và thành viên của
những cơ quan đó phải: Tôn trọng pháp luật và phong tục, tập quán của
Việt Nam; không can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam;... Thế
nhưng HRW đã phớt lờ những quy định và nguyên tắc ấy. Điều này càng lộ
rõ thông qua những việc làm và phát ngôn của một số nhân vật đại diện
cho HRW thời gian gần đây.
Xuyên tạc nhân quyền Việt Nam là bản chất của HRW
Ngày 14-1-2020, HRW đã ra cái gọi là “Báo cáo Thế giới 2020” điểm lại
bức tranh nhân quyền của khoảng 100 quốc gia... Phần nói về Việt Nam,
báo cáo này viết: “Năm 2019 là một năm tàn bạo đối với các quyền tự do
căn bản ở Việt Nam khi chính quyền kết án tù ít nhất 30 nhà hoạt động và
bất đồng chính kiến”;... Trước khi đưa ra bản báo cáo này, HRW đã không
ít lần đòi trả tự do cho một số đối tượng mà họ khoác lên chiếc áo “nhà
dân chủ”; “nhà hoạt động nhân quyền”;... đang thụ án do vi phạm pháp
luật Việt Nam.
Những việc làm và giọng điệu trên thêm một lần nữa chứng minh, mang
danh là tổ chức nhân quyền nhưng hoạt động của HRW không phục vụ cho sự
phát triển nhân quyền ở các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt
Nam. Không quá lời khi nói rằng: Xuyên tạc về nhân quyền ở Việt Nam đã
trở thành bản chất của HRW. Cần khẳng định rằng: “Báo cáo Thế giới 2020”
mà HRW đưa ra đã dựa trên những thông tin xuyên tạc, bịa đặt và không
có cơ sở, không phản ánh đúng bức tranh nhân quyền của Việt Nam.
Sau gần 35 năm đổi mới, bằng sự nỗ lực vượt bậc, Việt Nam đạt được
nhiều thành tựu quan trọng trong thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ
của LHQ. Theo đánh giá của cộng đồng quốc tế, trong hơn 30 năm đổi mới
nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng trung bình gần 7%/năm, tỷ lệ hộ đói
nghèo giảm trung bình hằng năm 5%... Việt Nam ngày càng nổi lên như một
nền kinh tế có thu nhập trung bình và là nước xuất khẩu đang phát triển
mạnh. Năm 2019, Việt Nam lần đầu tiên xuất hiện trong nhóm 60 nền kinh
tế sáng tạo nhất thế giới. Ông Justin Wood, Giám đốc khu vực châu Á của
Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), nhận định: "Những năm gần đây kinh tế
Việt Nam đang phục hồi trở lại và tăng trưởng rất nhanh. Lạm phát và nợ
công được giữ ở mức ổn định, xuất-nhập khẩu tăng mạnh; các vấn đề cũ
liên tục được Chính phủ khắc phục; đầu tư nước ngoài đang gia tăng mạnh
mẽ... Có thể thấy bức tranh kinh tế Việt Nam đang sáng sủa hơn rất nhiều
nhờ những nỗ lực cải tổ nền kinh tế của Chính phủ..."
Mục tiêu cao nhất của quá trình phát triển ở Việt Nam không ngoài ý
nghĩa vì con người, cho con người. Sự phát triển, nhất là về kinh tế
những năm qua là tiền đề, là nhân tố trước hết để Việt Nam bảo đảm quyền
con người. Trên thực tiễn Việt Nam liên tục đạt được những tiến bộ vượt
bậc trong việc tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người. Sự nỗ lực
cố gắng của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người những năm qua, đặc
biệt trong năm 2019 được bạn bè quốc tế ghi nhận. Không phải ngẫu nhiên
mà Việt Nam được chọn là nơi tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần
hai. Sự kiện này đã chứng tỏ sự tin tưởng của cộng đồng quốc tế về vai
trò của Việt Nam trong vấn đề bảo đảm an ninh, an toàn, giữ gìn hòa bình
trong khu vực và thế giới. Việt Nam lần thứ 3 đăng cai tổ chức thành
công Đại lễ Phật đản LHQ Vesak 2019. Đây là bằng chứng sinh động khẳng
định chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo, đại đoàn kết tôn giáo và
đoàn kết dân tộc ở Việt Nam. Với việc trúng cử Ủy viên không thường trực
Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2020-2021, Việt Nam đang góp phần tích cực
cho hòa bình và an ninh quốc tế, trong đó có việc thúc đẩy nhân quyền.
Việt Nam là khách mời của Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nền kinh tế phát
triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) chứng tỏ sự ghi nhận của quốc
tế về những nỗ lực của Việt Nam trong công cuộc phát triển KT-XH... Rõ
ràng năm 2019, Việt Nam tiếp tục trở thành tâm điểm của thế giới với
những thành tựu đối nội, đối ngoại nổi bật. Thực tiễn sinh động ấy đã
bác bỏ hoàn toàn những nhận định hồ đồ, vô căn cứ về Việt Nam mà HRW bịa
đặt trong “Báo cáo Thế giới 2020”.
Hệ thống pháp luật Việt Nam được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc cơ
bản của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Hiến chương LHQ và các công ước
quốc tế mà Việt Nam tham gia; lịch sử văn hóa truyền thống và điều kiện
hoàn cảnh cụ thể của đất nước. Mục tiêu cao nhất mà hệ thống pháp luật
Việt Nam hướng tới là bảo đảm cho người dân được thụ hưởng quyền con
người một cách tốt nhất. Mọi công dân sống, làm việc trên lãnh thổ Việt
Nam, không phân biệt tuổi tác, giới tính, địa vị xã hội, thành phần dân
tộc hay trình độ đều bình đẳng trước pháp luật. Những trường hợp mà HRW
gọi là "nhà hoạt động và bất đồng chính kiến" đã và đang bị chính quyền
Việt Nam kết án tù, thực chất đó là những công dân đã vi phạm pháp luật
Việt Nam và họ phải chịu những hình phạt của luật pháp là hoàn toàn
chính xác. Đòi trả tự do cho những công dân Việt Nam vi phạm pháp luật
của HRW là hành động trắng trợn can thiệp vào công việc nội bộ của Việt
Nam, vi phạm nghiêm trọng công ước và nguyên tắc quốc tế.
Thực tế khẳng định, bảo đảm cho mọi người dân được hưởng các quyền của
mình và có cơ hội phát triển toàn diện, làm cho cuộc sống của người dân
ngày càng được nâng cao, bảo đảm an sinh xã hội… là mục tiêu mà Đảng,
Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn nỗ lực hướng tới. Việt Nam kiên quyết
phản đối, bác bỏ những cái nhìn phiến diện, những luận điệu vô căn cứ
của HRW. Những chiêu trò của HRW dù có tinh vi, xảo quyệt tới đâu đi
chăng nữa cũng không thể đánh lừa được dư luận và càng không thể phủ
nhận hoặc làm lu mờ những thành tựu nhân quyền của Việt Nam đã được cộng
đồng quốc tế ghi nhận.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét