Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2020

Từ thắng lợi của chống dịch COVID- 19, Việt Nam phát huy hơn nữa sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc



Đảng ta từ khi thành lập và trong xuốt quá trình lãnh đạo luôn xác định: Vấn đề dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc là nhiệm vụ chiến lược, cơ bản, lâu dài trong sự nghiệp cách mạng nước ta. Điều đó  được thể hiện trong Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt của Đảng năm 1930, với  mục tiêu của cách mạng Việt nam là thực hiện cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ, nhân quyền và tiến lên XHCN. Kế thừa, phát huy, phát triển văn kiện đầu tiên của Đảng ở văn kiện nghị quyết các kỳ đại hội của Đảng tiếp theo đều thể hiện rõ là thực hiện vấn đề dân tộc là mục tiêu của cách mạng Việt Nam, là nhiệm vụ chiến lược, cơ bản, lâu dài. Như vậy để cách mạng XHCN của chúng ta thành công phải thực hiện tốt  vấn đề dân tộc, phải giải phóng dân tộc,  muốn giải phóng dân tộc phải giải phóng con người. Vì vậy phải là một quá trình lâu dài trong sự nghiệp cách mạng nước ta.
Trong thời gian vừa qua, chúng ta đã thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện để các dân tộc phát triển đi lên con đường văn minh, tiến bộ, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Tôn trọng lợi ích, truyền thống, văn hóa, ngôn ngữ, tập quán tín ngưỡng của các dân tộc. Chống tư tưởng dân tộc lớn và dân tộc hẹp hòi, kỳ thị và chia rẽ dân tộc. Với mục tiêu cuối cùng là: các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội
Trải qua các kỳ đại hội, Đảng ta luôn nhất quán chủ trương, nguyên tắc trong đường lối, chính sách dân tộc, đó là xây dựng khối đoàn kết, bình đẳng giữa cộng đồng các tộc người, phát triển toàn diện về kinh tế- chính trị- xã hội, bảo đảm các quyền và tiếp cận các quyền của đồng bào DTTS trên các lĩnh vực.
Đặc biệt trong thời gian vừa qua,  các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển, cùng nhau phấn đấu thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Kiên quyết đấu tranh với mọi âm mưu chia rẽ dân tộc. Các dân tộc luôn bình đẳng: Bình đẳng trong giải quyết các mối quan hệ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá v.v…; Các dân tộc đoàn kêt: Đoàn kết trong xây dựng và thực hiện quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước; Các dân tộc tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển: Dân tộc  mạnh giúp dân tộc yếu, cùng nhau phát triển vì lợi ích chung. Đặc biệt các dân tộc luôn đấu tranh với mọi âm mưu chia rẽ dân tộc, làm thất bại âm mưu phá hoại kẻ thù.
Những vấn đề trên đã được chứng minh qua nhiều thành tựu, từng giai đoạn lịch sử, đặc biệt qua chống dịch COVID- 19 vừa qua, nếu các dân tộc không đoàn kết đồng lòng sẽ rất khó thắng được đại dịch (minh chứng là hiện nay đã gần 12 triệu người trên thế giới mắc dương tính với dịch COVID- 19, trong đó đã có hơn 500.000 người chết vì đại dịch.
Để phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, trong thời gian tới, Đảng và Nhà nước ta cần thực hiện tốt hơn nữa công tác dân tộc, nhát là vùng đồng bào dân tộc, tập trung thực hiện tốt các vấn đề sau:
 Phát triển toàn diện chính trị,  kinh tế, văn hoá, xã hội và an ninh- quốc phòng trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi; gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá, xã hội, quốc phòng- an ninh
Về chính trị: Mở rộng, phát huy dân chủ, nâng cao chất lượng tham kiến về chính trị đối với đồng bào các dân tộc thiểu số.
Về kinh tế: Quy hoạch lại các điểm dân cư phân tán tại địa bàn Miền núi, đồng bào dân tộc. Nghiên cứu cơ chế quản lý liên kết hợp tác phát triển vùng phù hợp, tạo điều kiện phát triển các khu vực, địa bàn còn nhiều khó khăn, nhất là miền núi, biên giới hải đảo, Tây bắc, Tây nguyên, Tây Nam bộ và  phía tây các tỉnh miền trung.
Về văn hoá- xã hội: Quan tâm phát triển giáo dục dạy nghề trong đồng bào dân tộc thiểu số và các vùng khó khăn. Đẩy mạnh giảm nghèo bền vững, nhất là các vùng đặc biệt khó khăn và có chính sách đặc thù để giảm nghèo nhanh hơn trong đồng bào DTTS. Hoàn thiện mạng lưới cơ sở y tế, nhất là miền núi, biên giới, hải đảo. Tăng cường nhân lực y tế cho khu vực nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo. Phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, giữ gìn bản sắc tốt đẹp của các dân tộc. Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Kịp thời di dời đồng bào ra khỏi khu vực sạt lở, lũ lụt. Tăng cường bảo vệ và phát triển rừng bền vững, nhất là rừng phòng hộ, ven biển, rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thuỷ sản. Xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Giữ gìn và phát huy truyền thống, tập quán tốt đẹp của làng quê Việt Nam.
Về quốc phòng- An ninh: Kết hợp tốt nhiệm vụ QP-AN với nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội trong các khu vực phòng thủ, phải bảo đảm yêu cầu về QP-AN nhất là ở những vị trí trọng yếu, chiến lược. Xây dựng đường tuần tra biên giới. Nâng cao hiệu quả hoạt động các khu kinh tế- quốc phòng và phát triển bền vững kinh tế- xã hội khu vực dọc biên giới và biển đảo.
Ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế, xã hội các vùng dân tộc và miền núi, trước hết tập trung vào phát triển giao thông và cơ sở hạ tầng, xoá đói, giảm nghèo.
Ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế, xã hội các vùng dân tộc và miền núi, trước hết tập trung vào phát triển giao thông và cơ sở hạ tầng, xoá đói, giảm nghèo. Ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước, tín dụng ưu đãi và huy động các nguồn lực ngoài nhà nước để đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế- xã hội. Đẩy mạnh tạo nghề với các hình thức đa dạng, phù hợp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn, miền núi. Tập trung giải quyết tình trạng du canh, du cư, di dân tự do. Khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, đi đôi với bảo vệ bền vững môi trường sinh thái. Phát huy nội lực, tự cường của đồng bào các dân tộc, đồng thời tăng cường sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương và sự giúp đỡ của các địa phương trong cả nước.
Để thực hiện tốt quan điểm trên, chúng ta cần đồng bộ thực hiện tốt các giải pháp sau:
Thứ nhất, cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các cấp, các ngành và toàn xã hội về công tác dân tộc trong thời kỳ mới
 Cần làm chuyển biến nhận thức về công tác dân tộc cho đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành, nhất là cán bộ địa phương vùng dân tộc. Trang bị kiến thức về công tác dân tộc cho cán bộ công tác ở vùng dân tộc. Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của toàn dân về công tác dân tộc, đặc biệt là nhận thức, ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi công dân cho đồng bào DTTS (không nghe theo kẻ xấu, không tham gia bạo loạn, biểu tình, chống chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, tự ti, dân tộc cực đoan,...)
   Thứ hai, thực hiện tốt chính sách dân tộc, nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS
      Phát triển kinh tế , hạ tầng KT - XH ở vùng dân tộc. Ưu tiên giảm nghèo, hạn chế bất bình đẳng, phân hóa giàu nghèo.  Giải quyết vấn đề thiếu đất và những vấn đề bức xúc của đồng bào. Nâng cao chất lượng giáo dục, y tế, phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, thực hiện chính sách an sinh xã hội (không để đồng bào đói, khát); cải thiện đời sống văn hóa, tinh thần cho đồng bào DTTS. Bảo vệ môi trường (bảo vệ rừng, nguồn nước, vệ sinh)
Thứ ba, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
Đấu tranh chống xuyên tạc lịch sử các vùng đất, biên giới (nhất là vùng Tây Nam bộ); Xuyên tạc chính sách dân tộc của Đảng, nhà nước ta (vu cáo VN phân biệt đối xử, ngược đãi các DTTS); Đòi công nhận một số dân tộc thiểu số là người dân bản địa (đòi hưởng các quyền của dân tộc bản địa); Xuyên tạc chính sách tôn giáo, nhân quyền ở vùng dân tộc (ngăn cấm tôn giáo, vi phạm nhân quyền)
Thứ tư, làm tốt công tác xây dựng Đảng, phát triển đội ngũ cán bộ là người DTTS
 Có chính sách ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ là người DTTS. Kiện toàn và chăm lo xây dựng hệ thống tổ chức cơ quan làm công tác dân tộc; tăng cường số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc. Đổi mới phong cách, phương thức công tác dân vận, dân tộc.
Thứ năm, Xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, phát huy sức mạnh tổng hợp, chủ động đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, để chống phá cách mạng nước ta
Làm rõ âm mưu, thủ đoạn của địch; chống tư tưởng chủ quan, mơ hồ, mất cảnh giác, bị động. Kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của địch lợi dụng vấn đề dân tộc. Củng cố thế trận QP toàn dân, an ninh nhân dân trên địa bàn xung yếu, vùng trọng điểm về QP&AN
Thứ sáu, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước trong công tác dân tộc
Tăng cường công tác xây dựng Đảng, nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy trong công tác dân tộc. Xây dựng chính quyền, nhất là cơ sở vững mạnh. Xây dựng và thực hiện có hiệu quả chính sách dân tộc. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra. Vận động đồng bào thực hiện tốt chính sách, pháp luật, công tác dân tộc; tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững chắc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét