Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã tạo nên bài học quý báu về phát huy sức mạnh nội lực. Trước hết, thông qua phát huy sức mạnh nội lực từ sự đoàn kết thống nhất trong Đảng. Quá trình đó, nhờ đoàn kết thống nhất, Đảng đã phát huy trí tuệ, xác định đường lối chính trị đúng đắn; thường xuyên làm tốt công tác tư tưởng và xây dựng Đảng vững mạnh về tư tưởng; tăng cường công tác xây dựng hệ thống tổ chức Đảng từ “thành thị đến thôn quê” và tổ chức thực hiện cương lĩnh, đường lối, chủ trương chính sách của Đảng để bảo đảm cho Đảng luôn vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Đồng thời, luôn cảnh giác đề phòng nghiêm ngặt và kiên quyết loại ra khỏi Đảng những phần tử giả danh cộng sản chui vào Đảng để phá hoại. Chính vì thế, chỉ với 5.000 đảng viên, Đảng không chỉ phát huy sức mạnh to lớn của một tổ chức Mácxit chân chính mà còn tập hợp, huy động được sức mạnh nội lực của toàn dân tộc trong Mặt trận Việt Minh tạo sức mạnh như nước vỡ bờ, triều dâng sóng dềnh biển cả, nhấn chìm bè lũ cướp nước và bán nước.
Bằng
tinh thần quảng giao trong quan hệ quốc tế theo tư tưởng Hồ Chí Minh “làm bạn
với tất cả mọi nước dân chủ và không gây thù oán với một ai”, Việt Nam chủ
động, tích cực hội nhập quốc tế, đã có quan hệ với 189 nước và đã là thành viên
của rất nhiều tổ chức hợp tác kinh tế khu vực và quốc tế. Việt Nam đã hai lần
được bầu làm Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (2008-2009
và 2020-2021). Năm 2020, Việt Nam làm Chủ tịch luân phiên ASEAN và đến nay đã
tham gia nhiều tổ chức và diễn đàn quốc tế, trở thành một thành viên tích cực,
có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Điều đáng chú ý là mới đây, chúng ta được
Đại hội đồng Liên hợp quốc bầu với số phiếu tín nhiệm rất cao, gần như tuyệt
đối, lần thứ hai trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp
quốc. “Với những thành tựu to lớn đã đạt được, chúng ta có cơ sở để khẳng định
rằng, đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như
ngày nay”. Đây là những thành quả tất yếu từ quá trình phát huy sức mạnh nội
lực của cả dân tộc Việt Nam.
Để
tiếp tục phát huy sức mạnh nội lực của dân tộc, tận dụng cơ hội, vượt qua nguy cơ,
thách thức, Đảng nhấn mạnh phải khơi dậy tinh thần yêu nước, đây là một trong
những giá trị, thuận lợi cơ bản để phát huy tối đa sức mạnh nội lực của dân tộc
Việt Nam. Đồng thời, phải nhận thức đúng và xử lý tốt các nhân tố tạo thành
động lực tổng hợp để đổi mới và hội nhập, kết hợp hài hòa các lợi ích; phát huy
lòng yêu nước, tinh thần dân tộc; phát huy dân chủ, sức mạnh đại đoàn kết toàn
dân tộc và phát huy nhân tố con người. Quá trình đó, đòi hỏi tăng cường xây
dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Theo đó, trước hết và trên hết
là thực hiện nhiệm vụ “then chốt” xây dựng, chỉnh đốn Đảng vững mạnh về chính
trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác xây
dựng, chỉnh đốn Ðảng theo tinh thần Nghị quyết Ðại hội XII của Ðảng và Nghị
quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 4 khóa XII về Tăng cường xây dựng,
chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức,
lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, gắn
với thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về Đẩy mạnh học tập và làm
theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Thực hiện quyết liệt cuộc
đấu tranh phòng, chống tham nhũng, ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng suy thoái về
tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” trong nội bộ.
Phải
nhận thức đúng và xử lý tốt các nhân tố tạo thành động lực tổng hợp để đổi mới
và hội nhập, kết hợp hài hòa các lợi ích; phát huy lòng yêu nước, tinh thần dân
tộc; phát huy dân chủ, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và phát huy nhân tố
con người.
Đặc
biệt coi trọng xây dựng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đổi mới chính sách giai cấp,
chính sách xã hội, nhất là đổi mới, hoàn thiện chính sách dân tộc, chính sách
tôn giáo, chính sách đối với công nhân, nông dân, trí thức, với cộng đồng người
Việt Nam ở nước ngoài, chính sách đối với các thành phần kinh tế, phát huy sức
mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, nhằm huy động sức mạnh nội lực cho sự nghiệp
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Tiếp
tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần thứ 9 khóa
XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu
cầu phát triển bền vững đất nước, trong đó chú trọng xây dựng lòng yêu
nước, với mục tiêu đề cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, lương tâm, trách
nhiệm của mỗi người với bản thân mình, với gia đình, cộng đồng, xã hội và đất
nước.
Hơn
nữa, trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, để khơi dậy và phát huy tối đa nội lực, trong chính sách đại đoàn kết
phải chú ý phát huy tính năng động của mỗi người, mỗi bộ phận để mọi việc từ
lãnh đạo, quản lý, đến sản xuất kinh doanh, học tập và lao động đều có năng
suất, chất lượng, hiệu quả ngày càng cao. Đồng thời, phải khắc phục những mặt trái
của kinh tế thị trường, nhất là tâm lý chạy theo đồng tiền, cạnh tranh không
lành mạnh làm phai nhạt truyền thống đoàn kết, tình nghĩa tương thân, tương ái
của dân tộc.
Cùng
với các biện pháp trên, trong điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập quốc
tế, phát huy tối đa sức mạnh nội lực dân tộc còn đòi hỏi phải củng cố sự đoàn
kết với phong trào cách mạng các nước trên thế giới. Thực hiện chính sách ngoại
giao mềm dẻo, có nguyên tắc theo phương châm Việt Nam là bạn, là đối tác tin
cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, vì hòa bình, hợp tác và
phát triển… Thực hiện “thêm bạn bớt thù” trong hội nhập quốc tế, góp phần biến
sức mạnh ngoại lực thành sức mạnh nội lực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
75 năm trôi qua, bài học phát huy sức mạnh nội lực trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã tồn tại với thời gian và chính thời gian đã làm cho giá trị lịch sử, giá trị hiện thực của bài học đó thêm sâu sắc và bền vững, tiếp tục toả sáng, định hướng cho việc phát huy cao độ sức mạnh nội lực của dân tộc Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét