Thứ Sáu, 4 tháng 9, 2020

MỘT KẺ ĂN CHÁO, ĐÁ BÁT

     Nguyễn Đình Cống được sinh ra ở Việt Nam, lớn lên dưới mái trường XHCN được Đảng, Nhà nước cho đi đào tạo ở Liên Xô trong khi nhiều bạn bè cùng trang lứa phải lên đường ra trận hoặc vào các công trường, nhà máy để bảo vệ và xây dựng đất nước. Trở thành giáo sư, tiến sỹ, công tác tại trường đại học Xây dựng, một trường đại học lớn. Nhưng khi về hưu, ông ta đã “trở cờ”, thường xuyên có những bài viết xuyên tạc lịch sử, nói xấu Đảng, nhà nước trên Internet và mạng xã hội. Đây là một tội lỗi bởi thái độ vong ân, bội nghĩa đối với đất nước, dân tộc, với chế độ - nơi đã nuôi, dạy ông thành tài. Việc làm nhiều năm qua của ông Cống hoàn toàn trái với đạo lý, truyền thống “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” tốt đẹp của dân tộc ta.

Nguyễn Đình Cống ngang nhiên công khai đưa ra những quan điểm sai trái, xuyên tạc, phản động chống đối Đảng, đi sai con đường mà nhân dân Việt Nam đã lựa chọn. Gần đây, Nguyễn Đình Cống đưa lên mạng bài viết “Học được gì ở Trung cộng?”, cho thấy đây không phải là những ý kiến khách quan mà là sự hằn học cá nhân, cố ý, cố tình xuyên tạc sự thật, phủ nhận sự độc lập, tự chủ của đất nước. Phủ nhận đường lối đối ngoại đúng đắn (đặc biệt với Trung Quốc) của Đảng ta. Ông ta viết: “Ở Việt Nam nhiều người trong nhân dân cũng thấy rõ sự thâm độc của Trung cộng. Duy chỉ có phần lớn trong lãnh đạo Đảng Cộng sản là chưa thấy hoặc thấy mà cố tình lờ đi”.

Thật buồn ông là người học nhiều, biết rộng, nhưng chính lại không phân biệt được đúng - sai, hoặc có biết cũng cố tình lờ đi, một thực tế là: Từ xưa đến nay, quan hệ Việt Nam- Trung Quốc là một quan hệ rất phức tạp. Dù công khai hay không công công khai thừa nhận thì đó là một thực tế không thể che giấu được.

Chúng ta đều biết mối quan hệ phức tạp đó thể hiện trên nhiều phương diện: Chính trị, văn hóa, chủ nghĩa dân tộc, chân chính hay không chân chính, lành mạnh hay không lành mạnh, trong đó có cả tâm lý đám đông. Trước hết, cần khẳng định quan hệ Việt - Trung từ quá khứ lịch sử đến tận ngày nay là mối quan hệ nhiều chiều phong phú, đa dạng, phức tạp và đầy nghịch lý, mâu thuẫn; Quan hệ đó phải được nhìn nhận hết sức khách quan.

Trong lịch sử, Việt Nam tiếp thu nhiều điều từ Trung Quốc do chịu ảnh hưởng của Trung Quốc cả một thiên niên kỷ, suốt thời gian dài đó, chúng ta không thể nào không tôn trọng một dân tộc có nền văn minh, văn hóa thuộc loại hàng đầu thế giới. Việt Nam và Trung Quốc là hai nước có chung đường biên giới rất dài cả trên đất liền và trên biển. Do đó để có thể sống bên nhau ổn định, cần có sự gắn kết, bang giao hữu nghị cả về cộng đồng, xã hội lẫn phương diện quốc gia. Hai nước vừa là “bạn” vừa là đối tác, vừa là “đối thủ”. Ngay trong một cộng đồng nhỏ cũng tồn tại những đối thủ, huống hồ là 2 đất nước. Điều này được thể hiện trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội. Nhưng cũng không vì vậy mà yếu tố đối thủ làm triệt tiêu yếu tố đối tác, bằng hữu. Bên cạnh đó, hàng nghìn năm qua, Việt Nam thường xuyên là nạn nhân của chủ nghĩa dân tộc cực đoan và sự bành trướng đế chế của Trung Quốc. Trong thực tế, và nhiều lý do lịch sử, Việt Nam không phải là nước lớn để đặt đồng đẳng trên bàn cân so với Trung Quốc. Cho nên, để tồn tại bên cạnh một đế chế “khổng lồ” có dân số chiếm 1/5 nhân loại, không phải là điều đơn giản. Rõ ràng, so sánh tiềm lực, Việt Nam không phải là đối thủ cạnh tranh bình đẳng của Trung Quốc. Không nhận thức được điều này thì sẽ có ngày mất nước. Chính vì điều này, ngay từ quá khứ lịch sử đã luôn đặt ra một tình huống, đó là mất cân bằng. Đất nước ta nhỏ bé hơn nằm ngay cạnh một nước lớn, đây luôn là một hiểm họa. Điều này không có gì lạ, từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây đều như vậy. Nói một cách lạnh lùng, đây là một quy luật, có thể gọi là “chủ nghĩa Darwin xã hội” đó là quy luật sinh tồn, cạnh tranh về mặt xã hội.
Quy luật này chính các nhà kinh điển Mác - Lê Nin đã nhận thức và coi là quy luật bất di bất dịch: Quốc gia nào mạnh sẽ đi xâm lược, quốc gia nào yếu sẽ bị xâm lược. Không có một quốc gia đạo đức thuần túy nào từng xuất hiện trên trái đất; chủ nghĩa bành trướng như một lẽ đương nhiên của các nước lớn. Trung Quốc từ xưa đến nay, trừ những giai đoạn tự mâu thuẫn, tự đấu tranh nội bộ, khi họ đạt được sự thống nhất nhất định thì họ đều có tư thế nước lớn. Và khi đó, họ tự có thuộc tính bành trướng và xâm chiếm, bằng mọi cách để thu phục các nước khác về mình, nó như lực hút của thỏi nam châm. Nếu nước nào khống chế được lực hút đó thì được độc lập, còn không tất yếu sẽ bị phụ thuộc.

Điều quan trọng nhất hiện nay đối với chúng ta là làm thế nào để cân bằng được niềm tự hào dân tộc, khí phách dân tộc với hoạt động thực tiễn chính trị tỉnh táo để đạt được mục tiêu quan trọng hàng đầu là giữ gìn độc lập dân tộc. Đồng thời tránh cho đất nước khỏi những tổn thất, va chạm không cần thiết.

Ông Nguyễn Đình Cống là người đọc nhiều, biết rộng nên chắc ông biết và nhớ rằng Lê Lợi sau khi đánh tan quân Minh và Quang Trung sau khi phá tan 29 vạn quân Thanh đã phải làm gì với Trung Quốc. Sống kề cận với một gã khổng lồ, ông cha ta đã đưa ra nhiều bài học về phép ứng xử. Nguyên tắc “vừa hợp tác, vừa đấu tranh” với người bạn lớn này là tư tưởng xuyên suốt để giữ vững hòa bình, ổn định và xây dựng đất nước.

Vậy nên ông Nguyễn Đình Cống ạ, hãy đừng chỉ trích, cố tình khiêu khích gây rối bằng những lời lẽ xúc xiểm, thóa mạ, xuyên tạc chế độ mà làm hoen ố bản thân ông mà bao năm được Đảng Cộng sản cho ăn học, nuôi ông thành tài, đừng làm cho con cháu ông và hậu duệ sau này, nhất là các học trò đã học ông sẽ nhìn ông như một kẻ đào tẩu. Ông có học thì đừng như kẻ vô học, dừng ngay cái chiêu trò của mấy kẻ phản dân hại nước.

Yêu nước ST.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét