Thế giới sẵn sàng cho TQ thời gian để điều chỉnh các hành vi sai trái nhưng Bắc Kinh không hề có ý định tuân thủ pháp luật quốc tế ở Biển Đông.
“Liên tiếp những tuyên bố, công hàm phản đối đã cho thấy một thực tế là nhiều quốc gia sẵn sàng đứng về luật pháp quốc tế khi nói tới các tranh chấp ở Biển Đông. Khi Tòa trọng tài Quốc tế đã ra phán quyết bất lợi với TQ vào 7/2016, thế giới cho thời gian đủ lâu để họ tự điều chỉnh các hành vi sai trái nhưng đến giờ có thể thấy, TQ chưa hề có ý định tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông, và các nước phải đồng loạt lên tiếng” GS TS Leszek Buszynski /Trung tâm Nghiên cứu Quốc phòng/Đại học Quốc gia Australia đã nhận định .
TQ biết rõ chính sách của Mỹ về Biển Đông là “không đứng về bên nào” điều duy nhất Mỹ quan tâm là làm sao có thể duy trì tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.. vì thế, TQ rằng họ luôn cam kết ủng hộ tự do an ninh, an toàn hàng hải và hàng không, không hề quân sự hoá Biển Đông để trấn an Mỹ và các nước trong và ngoài khu vực.
Nhưng thực tế hoàn toàn khác, TQ ra sức bồi đắp, cải tạo các bãi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền hợp pháp của Việt Nam thành các đảo nhân tạo, xây cả cầu cảng, đường băng, gấp rút hành chính và quân sự hoá các đảo nhân tạo đó, biến mọi thứ thành “chuyện đã rồi”!
..không ngừng gây sức ép với các nước có chủ quyền khác ở Biển Đông buộc dừng các dự án thăm dò, khai thác dầu khí dù trong thềm lục địa của họ(!) ủ mưu biến khu vực không có tranh chấp thành có tranh chấp. Những việc làm đó đã thay đổi nghiêm trọng hiện trạng cũng như cân bằng lực lượng ở Biển Đông.
Nếu 2019, TQ bỏ mặc tàu cá Philippines cùng 22 ngư dân bị đâm chìm trên biển, hay ngang ngược đưa Hải dương 8 vào xâm phạm vùng đặc quyền, thềm lục địa Việt Nam thì 2020, TQ thường xuyên dùng sức mạnh áp chế- tần suất cao hơn và phạm vi bao trùm toàn bộ các vùng biển một cách phi lý.
Tháng 4/2020, tàu cá QNg 90617 Việt Nam đang lưới cá tại vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam thì bị hải cảnh Trung Quốc gây rối, đâm chìm(?) Tư lệnh Bộ chỉ huy miền Tây quân đội Philippines đã lên án TQ có hành động thù địch, vi phạm luật quốc tế cho khinh hạm hướng hệ thống kiểm soát pháo vào khinh hạm của Philippiness trên Biển Đông. Cũng 4/2020 tàu Hải dương 8 của TQ đã tới Nam Biển Đông, bám theo tàu West Capella do Petronas Malaysia thuê.. có lúc TQ cho 10 tàu hải cảnh và lực lượng dân quân biển hộ tống.
Trước đó, cuối 2019 đầu 2020, Indonesia cũng tố cáo hàng chục tàu cá TQ cùng các tàu hải cảnh cỡ lớn đã xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Indonesia, quần đảo Natuna ở nam Biển Đông buộc Indonesia phải triển khai 8 chiến hạm cùng nhiều tiêm kích F-16 đến “tuần tra và bảo đảm an ninh”...
18/4, TQ ngang ngược thông cáo quyết định thành lập cái gọi là “quận Tây Sa” (tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) và “quận Nam Sa” (tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam) thuộc “thành phố Tam Sa” gì gì ở đâu đó của họ(?) rồi đẻ ra 'danh xưng tiêu chuẩn' của 25 đảo, đá và 55 thực thể địa lý thuộc biển Đông nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (?) Ngoài ra, còn lập các trạm nghiên cứu trên các đảo nhân tạo, rồi đưa chiến đấu cơ ra tập trận tại Biển Đông, rồi duy trì cấm đánh bắt cá ..vv...
Thất bại "đường lưỡi.. 9 đoạn” bị bác bỏ bởi phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế, từ 2017 TQ đưa ra chiến thuật mới: yêu sách“Tứ Sa” sai trái... hiện rõ dã tâm thể chế hóa cái gọi là “Tứ Sa” trong hệ thống quản lý quốc gia - bước thực hiện mưu đồ độc chiếm Biển Đông...với mọi hành động đều trái với Hiến chương Liên Hợp Quốc và UNCLOS 1982.
Khi Mỹ - qua Ngoại trưởng Pompeo tuyên bố 13/7: ..có thể tạo ra ảnh hưởng tích cực Biển Đông, Ông Buszynski đã cho rằng: “Ai đúng ai sai đã được Tòa trọng tài Quốc tế làm rõ... nhưng TQ sẽ tiếp tục bác bỏ phán quyết, bất chấp dù thế giới có phản đối..Tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Pompeo sẽ chả giải quyết gì các tranh chấp trên biển như ta thấy &TQ vẫn tiếp tục chống lại các nước có chủ quyền ở Biển Đông như Malaysia, Philippines, Việt Nam…”.
Vậy động cơ của họ là gì? Tại sao Bắc Kinh sẵn sàng chà đạp lên công lý, bất chấp dư luận quốc tế đẩy mạnh các hành vi sai trái hòng để hiện thực hóa yêu sách , đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang hoành hành trên toàn cầu? ta sẽ tìm hiểu và trao đổi tiếp sau./.
Cường/VOV)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét