Đó là quan điểm của luật sư Đặng Văn Sơn - Đoàn Luật sư TP Hà Nội. Theo luật sư Đặng Văn Sơn, vụ án giết người và chống người thi hành công vụ xảy ra tại xã Đồng Tâm được Tòa án Hà Nội đưa ra xét xử là vụ án về an ninh trật tự xã hội mang tính chất đặc biệt nghiêm trọng và được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm, theo dõi.
Tính chất
đặc biệt nghiêm trọng trong vụ án trước hết thể hiện ở chỗ hành vi của các đối
tượng đã khiến 3 cán bộ, chiến sĩ công an hy sinh; gây mất trật tự trị an; gây
hoang mang, lo lắng đối với nhân dân và gây nhiều hệ lụy khác cho xã hội. Tiếp
đến, vụ án có tới 29 người bị xử lý về hình sự, trong đó 25 người bị đưa ra
truy tố, xét xử về tội “Giết người”, theo quy định tại khoản 1, Điều 123 - Bộ
luật Hình sự năm 2015.
Căn cứ
vào kết luận điều tra cũng như cáo trạng truy tố thì 25/29 bị can trong vụ án
này bị truy tố về tội “Giết người” gắn với 4 tình tiết định khung quy định tại
khoản 1, Điều 123. Và hành vi phạm tội chỉ cần thuộc một trong các điểm từ a đến
q của khoản 1 thì mức án các bị cáo sẽ phải gánh chịu, thấp nhất là 12 năm tù
và cao nhất lên đến tử hình.
Về phạm tội
có tổ chức, theo quy định tại khoản 2, Điều 17 - Bộ luật Hình sự năm 2015: “Phạm
tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người
cùng thực hiện tội phạm. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực
hành, người xúi giục, người giúp sức”.
Như vậy,
phạm tội có tổ chức là hành vi nguy hiểm cho xã hội khi có từ 2 người trở lên
và cùng hướng tới mục đích là mong muốn cho hậu quả xảy ra từ hành vi nguy hiểm
của mình. Về bản chất, tội phạm có tổ chức là hành vi phạm tội có tính đồng phạm
nhưng có sự cấu kết chặt chẽ với nhau trong quá trình thực hiện tội phạm.
Ở đó, có
người giữ vai trò chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy; có người thì chuẩn bị về công cụ,
phương thức, thủ đoạn phạm tội; có người trực tiếp thực hành tội phạm và có người
đóng vai trò xúi giục, giúp sức, cổ vũ về mặt tinh thần…
Cũng theo
kết luận điều tra và cáo trạng truy tố, quá trình thực hiện hành vi tước đoạt
sinh mạng của 3 cán bộ, chiến sĩ công an, mỗi bị can, bị cáo trong vụ án Đồng
Tâm không chỉ cố ý thực hiện hành vi phạm tội của riêng mình mà còn biết và
mong muốn sự cùng tham gia của những người khác.
Điều đó
được thể hiện ở 2 phương diện. Thứ nhất, về mặt lý trí, mỗi bị can trong vụ án
đều nhận thức được tính chất nguy hiểm đối với hành vi của mình, nhận thức được
tính chất nguy hiểm của những đồng phạm khác và thấy trước được việc gây ra hậu
quả chung của chuỗi hành vi đó; Thứ hai, về mặt ý chí, các bị can trong vụ án đều
có sẵn ý đồ cố tình thực hiện hành vi giết người. Và thực tế, sau hàng loạt hành vi nguy hiểm của các đối tượng
gây ra thì 3 cán bộ, chiến sĩ công an thực thi công vụ đã hy sinh./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét