Muốn ổn định đất nước, muốn cho thế nước được mạnh, đánh thắng giặc ngoại xâm, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc thì phải làm sao giữ được lòng dân, đoàn kết được toàn dân trên cơ sở những chính sách tiến bộ của mình. Khoan thư sức dân luôn luôn là quốc sách và thượng sách giữ nước.
Theo sử cũ và truyền thuyết, vua Tổ Hùng Vương thứ nhất dựng nước và các vua Hùng nối đời kế nghiệp đã sớm biết chăm dân, dưỡng dân, dạy dân, kéo dài sự hưng thịnh của triều đại mình. Ngay khi lập Quốc đô ở Phong Châu (nay thuộc Phú Thọ), các vua Hùng đã biết chia nước ra làm các bộ để chăm lo đời sống của dân. Chính vì biết lưu tâm dưỡng sức dân, Nhà nước Văn Lang thời đại Hùng Vương là một Nhà nước sớm có các thiết chế, tổ chức xã hội hoàn thiện, đất nước có quy củ, người dân yên hưởng thái bình. Vì thế mà kẻ thù ngoại bang không thể làm gì được trong suốt một thời gian dài. Về thời đại Hùng Vương, thiết nghĩ, trong thời gian tới, những người làm sử Việt Nam nhất định phải lưu tâm và làm rõ một cách khoa học những thành tựu đạt được của thời đại này. Việc chăm dân, giữ dân để dân hết lòng tín phục là một trong những thành công đặc biệt của thời đại Hùng Vương. Chính vì điều này, nhân dân các dân tộc Việt Nam vẫn đời đời nhớ về công đức của tổ tiên. Hàng năm, đến ngày 10 tháng 3 âm lịch, toàn dân hướng về ngày Quốc lễ – Giỗ Tổ – cúng tế hết sức trọng thể. Từ già đến trẻ luôn thuộc lòng và nhắc nhủ nhau:
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba
Không phải ngẫu nhiên mà 18 đời vua Hùng được truyền nối. Trong nhiều lý do, chắc chắn có một lý do là lòng dân đã tạo ra thế vững chắc cho thời đại các vua Hùng.
Tiếp đến thời Thục An Dương Vương mà tiêu biểu là Thục Phán lập nước Âu Lạc đã mạnh dạn dời kinh đô về đồng bằng, chọn đất Kẻ Chủ thuộc bộ Vũ Ninh để định đô (nay thuộc Cổ Loa – Đông Anh – Hà Nội) đây cũng là kinh đô đầu tiên của người Việt tại đồng bằng, kề sát trung tâm Hà Nội ngày nay. Chúng tôi cho rằng, việc định đô ở Cổ Loa cũng là dựa vào tâm nguyện và ý chí của nhân dân. Chính vì biết dưỡng sức dân, mở đất, chăm dân nên việc định đô ở địa hình bằng phẳng rộng lớn, dựa vào các địa thế sông hồ cũng là biểu hiện trí tuệ của nhân dân là vô hạn mà những người đứng đầu Nhà nước Âu Lạc đã biết cách sử dụng. Thành Cổ Loa trải hơn hai nghìn năm lịch sử hiện vẫn đang là một di chỉ văn hóa lịch sử quan trọng, chứng minh bàn tay lao động tài tình của nhân dân Nhà nước Âu Lạc.
Thời Trưng Nữ Vương kéo không dài đã được các nhà nghiên cứu lịch sử phân tích khá thấu đáo nhưng theo chúng tôi, sở dĩ việc lập nước và giữ nước không được lâu bền phần lớn do kẻ thù quá tàn bạo đã gần như giết sạch người dân mà chúng bắt được hoặc những người đứng đầu các bộ lạc bấy giờ chưa cố kết được các tầng lớn nhân dân để giành lại nước.
Trong suốt chiều dài của lịch sử của dân tộc, trong điều kiện phải thường xuyên đối phó với các thế lực ngoại xâm lớn mạnh hơn bội phần, tồ tiên ta không chỉ dựa vào sức mạnh của Nhà nước, của quân đội mà còn phải dựa vào sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc. Để động viên được đông đảo nhân dân tham gia xây dựng và bảo vệ đất nước, thực hiện “toàn dân vi binh”, “cử quốc nghênh địch”, bí quyết thành công trong lịch sử giữ nước của dân tộc ta trải qua nhiều triều đại là “dựa vào dân” và chính sách “khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc”.
Trong lịch sử dân tộc, rất nhiều triều đại nhờ khoan thư sức dân, chăm lo cho dân mà hưng thịnh và phát triển rực rỡ. Sử sách còn chép lại:
Năm 1010, khánh thành cung Thúy Hoa, vua Lý Thái Tổ đại xá cho thiên hạ trong 3 năm, những người mồ côi, góa chồng, già yếu, thiếu thuế lâu năm đều miễn cả.
Năm 1070, đời Lý Thánh Tông, đại hạn, phát thóc và tiền, lụa trong kho để chẩn cấp cho dân nghèo.
Năm 1103, thời Lý Nhân Tông, Thái hậu Ỷ Lan phát tiền ở kho nội phủ để chuộc những người con gái nhà nghèo phải bán mình đi ở đợ, đem gả cho người góa vợ.
Năm 1200, đời Lý Cao Tông, gặp đói to, phát thóc chẩn cấp cho dân nghèo.
Năm 1242, Trần Thái Tông miễn thuế thân đánh cho người không có ruộng đất, hạn hán, miễn một nửa tô ruộng.
Năm 1288, Trần Nhân Tông, sau thắng Nguyên lần thứ ba, đại xá thiên hạ, những nơi bị binh hỏa cướp phá nhiều, thì miễn toàn phần tô, dịch, các nơi khác thì miễn giảm theo mức độ khác nhau.
Năm 1290, đời Trần Anh Tông, gặp đói to, nhiều người bán ruộng, đất, con trai, con gái làm nô tỳ, xuống chiếu phát thóc công chẩn cấp dân nghèo, miễn thuế nhân đinh.
Năm 1303, Thượng hoàng Nhân Tông mở hội Vô lượng phép (một hình thức sinh hoạt của Phật giáo) bố thí vàng bạc tiền, lụa để chẩn cấp dân nghèo trong nước.
Năm 1343 đời Trần Dụ Tông, hạn hán, xuống chiếu giảm một nửa thuế nhân đinh.
Năm 1354 đời Trần Dụ Tông, sâu cắn lúa, giảm một nửa tô ruộng.
Năm 1358, đời Trần Dụ Tông, hạn hán, sâu cắn lúa, xuống chiếu khuyến khích nhà giàu ở các bộ bỏ thóc ra chẩn cấp cho dân nghèo.
Năm 1362, đời Trần Dụ Tông, đói to, xuống chiếu cho nhà giàu dâng thóc để phát chẩn cho dân nghèo, bàn tính theo thứ bậc khác nhau.
Năm 1375, đời Trần Duệ Tông, xuống chiếu cho những người giàu ở các lộ đem dâng thóc, được ban tước theo thứ bậc khác nhau…
Trong triều đại phong kiến, đối với nhà vua “ý trời lòng dân” trở thành lý do định vị. Tuy nhiên một khi đã lên ngôi thì quyền lực của nhà vua là toàn năng và tối thượng, vua lại được coi là “Thiên tử” (con trời) “thế thiên hành đạo” (thay trời cai trị) và là cha mẹ của muôn dân. Vua Lý Thái Tông thì yêu dân như con còn vua Lý Thánh Tông đã từng nói: “Ta yêu con ta như lòng ta làm cha mẹ dân”. Vua Trần Anh Tông có lần khẳng định: “Trẫm là cha mẹ dân, nếu thấy dân lầm than thì phải cứu giúp ngay, há nên so đo khó dễ lợi hại”. Trong “Lộ bố văn”, Lý Thường Kiệt khẳng định: “Trời sinh ra dân chúng, vua hiền ắt hòa mục. Đạo làm chủ dân cốt ở nuôi dân”. Như vậy, với quan niệm lúc đó, vua tuy là tối thượng nhưng lại có quan hệ và trách nhiệm của mình đối với dân chúng. Có khi nhà vua coi đó là một tiêu chuẩn chính trị để tự răn mình.
Thời Lý có thể được coi là một thời đại cực thịnh của Đại Việt, thời kỳ Nho, Phật, Lão đồng nguyên, trong đó đạo Phật là Quốc giáo. Ngay sau khi lên ngôi, Lý Công Uẩn đã hạ chiếu miễn giảm sưu thuế trong nhiều năm. Trong gần 18 năm ông cầm quyền đã 3 lần miễn, giảm sưu thuế cho nhân dân. Đây có lẽ là một trong những vị vua hiền sáng nhất dân tộc Việt. Ông cũng là người quyết định rời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long. Chiếu dời đô có đoạn viết: “…Làm như thế cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh.”… đủ thấy tấm lòng của những ông vua hiền sáng bao giờ cũng hướng đến nhân dân vậy.
Chính vì luôn chăm lo đến đời sống của nhân dân nên Quốc gia Đại Việt thời Lý luôn có biên cương vững chắc, quốc thổ thống nhất, có võ công, có văn hiến, kinh tế, đặc biệt là các nghề nông ta phát triển rực rỡ. Lý Công Uẩn vừa khai sinh triều Lý, vừa đưa thế nước vươn cao khiến các nước lân bang phải nể trọng.
Bước sang vương triều Trần, một vương triều có võ công hiển hách của dân tộc Việt: Đến nay nước sông tuy chảy hoài/ Mà nhục quân thù khôn rửa nổi (Bạch Đằng Giang phú – Trương Hán Siêu), mà để có được những võ công ấy thì việc dưỡng sức dân, đồng cam cộng khổ với nhân dân luôn là kế sách hàng đầu. Người đứng đầu cho tư tưởng này chính là Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Chính ông có câu nói nổi tiếng cũng là tư tưởng xuyên suốt cuộc đời ông, triều đại nhà Trần mà các triều đại ở những giai đoạn tiến bộ sau đó đều tiếp thu trong công cuộc dựng nước và giữ nước.
Đến nay, sau hơn 700 năm đại thắng Nguyên – Mông, các nhà nghiên cứu quân sự, sử gia, chính trị gia, các danh tướng mọi thời đại trong và ngoài nước vẫn không ngừng tìm hiểu và tôn vinh thiên tài quân sự Trần Quốc Tuấn. Cách dùng binh độc đáo, nghệ thuật quân sự kỳ tài, tấm gương đạo đức của ông mãi mãi là tài sản vô giá không riêng của dân tộc Việt Nam. Tìm hiểu diễn biến và cục diện chiến tranh trong toàn bộ cuộc đời Hưng Đạo Vương thấy rõ một điều ông không chỉ chủ động trên chiến trường đang diễn ra mà luôn dành toàn bộ tài năng, tâm huyết, chuẩn bị mọi mặt từ trước đó và cả sau khi chiến tranh đã kết thúc.
Tài năng kiệt xuất của Hưng Đạo vương chính là việc nhận thức rõ nhân dân mới là nguồn sức mạnh giữ nước, nguồn sức mạnh vô địch, nguồn sức mạnh mà không một kẻ thù tàn bạo nào có thể khuất phục. Ông luôn chăm lo sức dân ngay từ thời bình cũng như trong thời chiến. Chủ trương sâu sắc của ông mà đỉnh cao là tư tưởng: “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc mới là thượng sách giữ nước”.
Cũng chính Hưng Đạo Vương, sau các chiến thắng lừng lẫy đã xác định, đại ý: “Vua tôi đồng lòng, anh em hòa mục nên quân địch đã phải bị bắt”. Yếu tố đoàn kết từ thượng tầng triều đình đến hạ tầng dân chúng, đoàn kết quân dân, đoàn kết toàn quân, xây dựng đội quân “phụ tử chi binh” chính là khơi dậy mạch nguồn sức mạnh từng bước tiến tới toàn thắng. Đó là nguồn sức mạnh vô địch mà nhân dân Đại Việt không những đứng vững mà còn chiến thắng đế quốc Nguyên – Mông.
Hưng Đạo Vương không những là vị thống soái quân sự cao nhất mà còn là một nhà lý luận, nhà tư tưởng quân sự nổi tiếng với nghệ thuật chiến tranh nhân dân. Điển hình của lý luận quân sự của ông thể hiện cao nhất ở Hịch tướng sĩ và sau này là bản Di chúc lịch sử thể hiện tinh hoa khí phách dân tộc Đại Việt trong việc đánh giặc giữ nước. Tư tưởng khoan thư sức dân, dựa vào dân, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, toàn quân và triều đình để làm kế sách giữ nước của ông là tư tưởng vượt qua mọi thời gian, đến nay vẫn còn nguyên giá trị, đầy sức sống, luôn có mặt trong mọi thời đại mà hậu thế đã tôn vinh.
Tóm lại, muốn ổn định đất nước, muốn cho thế nước được mạnh, đánh thắng giặc ngoại xâm, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc thì phải làm sao giữ được lòng dân, đoàn kết được toàn dân trên cơ sở những chính sách tiến bộ của mình. Khoan thư sức dân luôn luôn là quốc sách và thượng sách giữ nước.
Theo sử cũ và truyền thuyết, vua Tổ Hùng Vương thứ nhất dựng nước và các vua Hùng nối đời kế nghiệp đã sớm biết chăm dân, dưỡng dân, dạy dân, kéo dài sự hưng thịnh của triều đại mình. Ngay khi lập Quốc đô ở Phong Châu (nay thuộc Phú Thọ), các vua Hùng đã biết chia nước ra làm các bộ để chăm lo đời sống của dân. Chính vì biết lưu tâm dưỡng sức dân, Nhà nước Văn Lang thời đại Hùng Vương là một Nhà nước sớm có các thiết chế, tổ chức xã hội hoàn thiện, đất nước có quy củ, người dân yên hưởng thái bình. Vì thế mà kẻ thù ngoại bang không thể làm gì được trong suốt một thời gian dài. Về thời đại Hùng Vương, thiết nghĩ, trong thời gian tới, những người làm sử Việt Nam nhất định phải lưu tâm và làm rõ một cách khoa học những thành tựu đạt được của thời đại này. Việc chăm dân, giữ dân để dân hết lòng tín phục là một trong những thành công đặc biệt của thời đại Hùng Vương. Chính vì điều này, nhân dân các dân tộc Việt Nam vẫn đời đời nhớ về công đức của tổ tiên. Hàng năm, đến ngày 10 tháng 3 âm lịch, toàn dân hướng về ngày Quốc lễ – Giỗ Tổ – cúng tế hết sức trọng thể. Từ già đến trẻ luôn thuộc lòng và nhắc nhủ nhau:
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba
Không phải ngẫu nhiên mà 18 đời vua Hùng được truyền nối. Trong nhiều lý do, chắc chắn có một lý do là lòng dân đã tạo ra thế vững chắc cho thời đại các vua Hùng.
Tiếp đến thời Thục An Dương Vương mà tiêu biểu là Thục Phán lập nước Âu Lạc đã mạnh dạn dời kinh đô về đồng bằng, chọn đất Kẻ Chủ thuộc bộ Vũ Ninh để định đô (nay thuộc Cổ Loa – Đông Anh – Hà Nội) đây cũng là kinh đô đầu tiên của người Việt tại đồng bằng, kề sát trung tâm Hà Nội ngày nay. Chúng tôi cho rằng, việc định đô ở Cổ Loa cũng là dựa vào tâm nguyện và ý chí của nhân dân. Chính vì biết dưỡng sức dân, mở đất, chăm dân nên việc định đô ở địa hình bằng phẳng rộng lớn, dựa vào các địa thế sông hồ cũng là biểu hiện trí tuệ của nhân dân là vô hạn mà những người đứng đầu Nhà nước Âu Lạc đã biết cách sử dụng. Thành Cổ Loa trải hơn hai nghìn năm lịch sử hiện vẫn đang là một di chỉ văn hóa lịch sử quan trọng, chứng minh bàn tay lao động tài tình của nhân dân Nhà nước Âu Lạc.
Thời Trưng Nữ Vương kéo không dài đã được các nhà nghiên cứu lịch sử phân tích khá thấu đáo nhưng theo chúng tôi, sở dĩ việc lập nước và giữ nước không được lâu bền phần lớn do kẻ thù quá tàn bạo đã gần như giết sạch người dân mà chúng bắt được hoặc những người đứng đầu các bộ lạc bấy giờ chưa cố kết được các tầng lớn nhân dân để giành lại nước.
Trong suốt chiều dài của lịch sử của dân tộc, trong điều kiện phải thường xuyên đối phó với các thế lực ngoại xâm lớn mạnh hơn bội phần, tồ tiên ta không chỉ dựa vào sức mạnh của Nhà nước, của quân đội mà còn phải dựa vào sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc. Để động viên được đông đảo nhân dân tham gia xây dựng và bảo vệ đất nước, thực hiện “toàn dân vi binh”, “cử quốc nghênh địch”, bí quyết thành công trong lịch sử giữ nước của dân tộc ta trải qua nhiều triều đại là “dựa vào dân” và chính sách “khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc”.
Trong lịch sử dân tộc, rất nhiều triều đại nhờ khoan thư sức dân, chăm lo cho dân mà hưng thịnh và phát triển rực rỡ. Sử sách còn chép lại:
Năm 1010, khánh thành cung Thúy Hoa, vua Lý Thái Tổ đại xá cho thiên hạ trong 3 năm, những người mồ côi, góa chồng, già yếu, thiếu thuế lâu năm đều miễn cả.
Năm 1070, đời Lý Thánh Tông, đại hạn, phát thóc và tiền, lụa trong kho để chẩn cấp cho dân nghèo.
Năm 1103, thời Lý Nhân Tông, Thái hậu Ỷ Lan phát tiền ở kho nội phủ để chuộc những người con gái nhà nghèo phải bán mình đi ở đợ, đem gả cho người góa vợ.
Năm 1200, đời Lý Cao Tông, gặp đói to, phát thóc chẩn cấp cho dân nghèo.
Năm 1242, Trần Thái Tông miễn thuế thân đánh cho người không có ruộng đất, hạn hán, miễn một nửa tô ruộng.
Năm 1288, Trần Nhân Tông, sau thắng Nguyên lần thứ ba, đại xá thiên hạ, những nơi bị binh hỏa cướp phá nhiều, thì miễn toàn phần tô, dịch, các nơi khác thì miễn giảm theo mức độ khác nhau.
Năm 1290, đời Trần Anh Tông, gặp đói to, nhiều người bán ruộng, đất, con trai, con gái làm nô tỳ, xuống chiếu phát thóc công chẩn cấp dân nghèo, miễn thuế nhân đinh.
Năm 1303, Thượng hoàng Nhân Tông mở hội Vô lượng phép (một hình thức sinh hoạt của Phật giáo) bố thí vàng bạc tiền, lụa để chẩn cấp dân nghèo trong nước.
Năm 1343 đời Trần Dụ Tông, hạn hán, xuống chiếu giảm một nửa thuế nhân đinh.
Năm 1354 đời Trần Dụ Tông, sâu cắn lúa, giảm một nửa tô ruộng.
Năm 1358, đời Trần Dụ Tông, hạn hán, sâu cắn lúa, xuống chiếu khuyến khích nhà giàu ở các bộ bỏ thóc ra chẩn cấp cho dân nghèo.
Năm 1362, đời Trần Dụ Tông, đói to, xuống chiếu cho nhà giàu dâng thóc để phát chẩn cho dân nghèo, bàn tính theo thứ bậc khác nhau.
Năm 1375, đời Trần Duệ Tông, xuống chiếu cho những người giàu ở các lộ đem dâng thóc, được ban tước theo thứ bậc khác nhau…
Trong triều đại phong kiến, đối với nhà vua “ý trời lòng dân” trở thành lý do định vị. Tuy nhiên một khi đã lên ngôi thì quyền lực của nhà vua là toàn năng và tối thượng, vua lại được coi là “Thiên tử” (con trời) “thế thiên hành đạo” (thay trời cai trị) và là cha mẹ của muôn dân. Vua Lý Thái Tông thì yêu dân như con còn vua Lý Thánh Tông đã từng nói: “Ta yêu con ta như lòng ta làm cha mẹ dân”. Vua Trần Anh Tông có lần khẳng định: “Trẫm là cha mẹ dân, nếu thấy dân lầm than thì phải cứu giúp ngay, há nên so đo khó dễ lợi hại”. Trong “Lộ bố văn”, Lý Thường Kiệt khẳng định: “Trời sinh ra dân chúng, vua hiền ắt hòa mục. Đạo làm chủ dân cốt ở nuôi dân”. Như vậy, với quan niệm lúc đó, vua tuy là tối thượng nhưng lại có quan hệ và trách nhiệm của mình đối với dân chúng. Có khi nhà vua coi đó là một tiêu chuẩn chính trị để tự răn mình.
Thời Lý có thể được coi là một thời đại cực thịnh của Đại Việt, thời kỳ Nho, Phật, Lão đồng nguyên, trong đó đạo Phật là Quốc giáo. Ngay sau khi lên ngôi, Lý Công Uẩn đã hạ chiếu miễn giảm sưu thuế trong nhiều năm. Trong gần 18 năm ông cầm quyền đã 3 lần miễn, giảm sưu thuế cho nhân dân. Đây có lẽ là một trong những vị vua hiền sáng nhất dân tộc Việt. Ông cũng là người quyết định rời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long. Chiếu dời đô có đoạn viết: “…Làm như thế cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh.”… đủ thấy tấm lòng của những ông vua hiền sáng bao giờ cũng hướng đến nhân dân vậy.
Chính vì luôn chăm lo đến đời sống của nhân dân nên Quốc gia Đại Việt thời Lý luôn có biên cương vững chắc, quốc thổ thống nhất, có võ công, có văn hiến, kinh tế, đặc biệt là các nghề nông ta phát triển rực rỡ. Lý Công Uẩn vừa khai sinh triều Lý, vừa đưa thế nước vươn cao khiến các nước lân bang phải nể trọng.
Bước sang vương triều Trần, một vương triều có võ công hiển hách của dân tộc Việt: Đến nay nước sông tuy chảy hoài/ Mà nhục quân thù khôn rửa nổi (Bạch Đằng Giang phú – Trương Hán Siêu), mà để có được những võ công ấy thì việc dưỡng sức dân, đồng cam cộng khổ với nhân dân luôn là kế sách hàng đầu. Người đứng đầu cho tư tưởng này chính là Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Chính ông có câu nói nổi tiếng cũng là tư tưởng xuyên suốt cuộc đời ông, triều đại nhà Trần mà các triều đại ở những giai đoạn tiến bộ sau đó đều tiếp thu trong công cuộc dựng nước và giữ nước.
Đến nay, sau hơn 700 năm đại thắng Nguyên – Mông, các nhà nghiên cứu quân sự, sử gia, chính trị gia, các danh tướng mọi thời đại trong và ngoài nước vẫn không ngừng tìm hiểu và tôn vinh thiên tài quân sự Trần Quốc Tuấn. Cách dùng binh độc đáo, nghệ thuật quân sự kỳ tài, tấm gương đạo đức của ông mãi mãi là tài sản vô giá không riêng của dân tộc Việt Nam. Tìm hiểu diễn biến và cục diện chiến tranh trong toàn bộ cuộc đời Hưng Đạo Vương thấy rõ một điều ông không chỉ chủ động trên chiến trường đang diễn ra mà luôn dành toàn bộ tài năng, tâm huyết, chuẩn bị mọi mặt từ trước đó và cả sau khi chiến tranh đã kết thúc.
Tài năng kiệt xuất của Hưng Đạo vương chính là việc nhận thức rõ nhân dân mới là nguồn sức mạnh giữ nước, nguồn sức mạnh vô địch, nguồn sức mạnh mà không một kẻ thù tàn bạo nào có thể khuất phục. Ông luôn chăm lo sức dân ngay từ thời bình cũng như trong thời chiến. Chủ trương sâu sắc của ông mà đỉnh cao là tư tưởng: “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc mới là thượng sách giữ nước”.
Cũng chính Hưng Đạo Vương, sau các chiến thắng lừng lẫy đã xác định, đại ý: “Vua tôi đồng lòng, anh em hòa mục nên quân địch đã phải bị bắt”. Yếu tố đoàn kết từ thượng tầng triều đình đến hạ tầng dân chúng, đoàn kết quân dân, đoàn kết toàn quân, xây dựng đội quân “phụ tử chi binh” chính là khơi dậy mạch nguồn sức mạnh từng bước tiến tới toàn thắng. Đó là nguồn sức mạnh vô địch mà nhân dân Đại Việt không những đứng vững mà còn chiến thắng đế quốc Nguyên – Mông.
Hưng Đạo Vương không những là vị thống soái quân sự cao nhất mà còn là một nhà lý luận, nhà tư tưởng quân sự nổi tiếng với nghệ thuật chiến tranh nhân dân. Điển hình của lý luận quân sự của ông thể hiện cao nhất ở Hịch tướng sĩ và sau này là bản Di chúc lịch sử thể hiện tinh hoa khí phách dân tộc Đại Việt trong việc đánh giặc giữ nước. Tư tưởng khoan thư sức dân, dựa vào dân, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, toàn quân và triều đình để làm kế sách giữ nước của ông là tư tưởng vượt qua mọi thời gian, đến nay vẫn còn nguyên giá trị, đầy sức sống, luôn có mặt trong mọi thời đại mà hậu thế đã tôn vinh.
Tóm lại, muốn ổn định đất nước, muốn cho thế nước được mạnh, đánh thắng giặc ngoại xâm, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc thì phải làm sao giữ được lòng dân, đoàn kết được toàn dân trên cơ sở những chính sách tiến bộ của mình. Khoan thư sức dân luôn luôn là quốc sách và thượng sách giữ nước.
ST
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét