Chủ Nhật, 29 tháng 1, 2023

Truyền thông chính sách cần được giám sát

 

Do sự cạnh tranh giữa các cơ quan truyền thông nhằm thu hút lượng người xem, nên truyền thông chính sách có xu hướng vượt qua giới hạn của nó. Một số chương trình, bài viết thảo luận chính sách...được phát sóng vội vàng, thiếu sự kiểm soát dẫn đến phản ánh sai lệch chính sách, gây bức xúc dư luận. Do đó, cần xây dựng quy tắc ứng xử, các quy định chặt chẽ để chính phủ, doanh nghiệp và người dân giám sát hoạt động của truyền thông tốt hơn, công bằng hơn.

Chính sách luôn luôn thay đổi để phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội thực tiễn. Mỗi lần thay đổi chính sách luôn là điều khó khăn vì liên quan đến các bên. Để làm chính sách, chính phủ thường đưa các bên liên quan trở thành chủ đạo trong quy trình chính sách và ra quyết định chính sách. Do đó, trong xã hội dân chủ, quy trình chính sách là một mô hình quản trị “toàn diện” thay vì “độc quyền”. Trong khi đó, truyền thông chính sách không chính thống có thể định hướng dư luận theo hướng có lợi cho họ, gây ra sự hiểu lầm đối với công chúng, dẫn đến việc họ không thể hiểu được các vấn đề phức tạp của quản trị chính sách.

Trong bài nghiên cứu của mình, Meyer chỉ rõ truyền thông quá đà, làm sai lệch bản chất của chính sách sẽ làm cho chính phủ và các bên liên quan phải đối mặt với những lo ngại về các chính sách sẽ có trong tương lai. Vì vậy, giám sát truyền thông không chỉ là công việc của chính phủ mà còn là trách nhiệm của các công dân nhằm hạn chế đến mức thấp nhất sự sai lệch của truyền thông.

 


 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét