Khi đất nước chưa thống nhất, nhiệm vụ và mục tiêu lớn nhất của cả dân tộc là giành độc lập dân tộc, dù có thể” đốt cháy cả dãy Trường Sơn”, “không có gì quý hơn độc lập tự do”. Nhưng khi đất nước chuyển sang giai đoạn mới, đòi hỏi phải xác định lại nội hàm, mục tiêu và mối quan hệ của hai nhiệm vụ cho phù hợp, đối với mục tiêu bảo vệ Tổ quốc, Đại hội VII, trong Cương lĩnh 1991 xác định: “ Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, lãnh thổ toàn vẹn của Tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, sự ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, quyền làm chủ của nhân dân, làm thất bại mọi âm mưu và hành động của các thế lực đế quốc, phản động phá hoại sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta”, sự phát triển nhận thức ở đây mở rộng cả phạm vi, đối tượng; bảo vệ Tổ quốc không chỉ là nhiệm vụ của quốc phòng và cũng không chỉ là chủ quyền, lãnh thổ. Trật tự và tầm quan trọng của từng đối tượng bảo vệ cũng được sắp xếp lại, tuỳ theo từng thời kỳ, phụ thuộc vào đặc điểm trong nước và quốc tế. Đại hội IX, tại hội nghị Trung ương lần thứ tám, xác định rõ 6 nội dung là:
1. Bảo vệ vững chắc
độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ;
2. Bảo vệ Đảng, Nhà nước,
Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa;
3. Bảo vệ sự nghiệp đổi mới,
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;
4. Bảo vệ lợi ích của quốc
gia, dân tộc;
5. Bảo vệ an ninh chính trị,
trật tự an toàn xã hội và nền văn hoá;
6. Giữ vững ổn định
chính trị và môi trường hoà bình, phát triển đất nước theo định hướng xã hội
chủ nghĩa.
Điểm đặc biệt trong phát
triển nhận thức của Đảng ta về giải quyết mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc là sự gắn kết chặt chẽ, nhuần nhuyễn hai trong một, xây
dựng đi đôi với bảo vệ, xây dựng cũng là bảo vệ và ngược lại. Lấy mục tiêu phát
triển đất nước làm căn cứ để xây dựng nội hàm của cả hai nhiệm vụ.
Các kỳ đại hội Đảng X, XI
và đặc biệt Đại hội XII, xác định:” Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân
tộc, của cả hệ thống chính trị, tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của cộng
đồng quốc tế, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ
quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân
dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ công cuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, bảo vệ lợi ích quốc gia-dân tộc; bảo vệ nền văn hoá dân tộc;
giữ vững môi trường hoà bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, trật tự, an
toàn xã hội”. Nhận thức và giải quyết mối quan hệ này, là cơ sở để cụ thể hoá
trong chủ trương, chính sách phát triển trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế,
văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Thời kỳ đầu của công cuộc
đổi mới, sự kết hợp này mới chỉ xác định: kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc
phòng và ngược lại trong quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế của cả nước
và trên từng địa phương; trong quy hoạch và phát triển kinh tế vùng, các ngành
công nghiệp, lấy hiệu quả kinh tế gắn với yêu cầu bảo đảm quốc phòng- an ninh.
Tiếp đó, bổ sung lĩnh vực an ninh và xã hội, đó là kết hợp kinh tế với quốc
phòng và an ninh, xây dựng cơ chế phù hợp để thực hiện sự kết hợp này, sau đó
là kết hợp kinh tế- xã hội với tăng cường quốc phòng và an ninh trên cơ sở phát
huy mọi tiềm năng, thế mạnh của đất nước, và: “Phát triển kinh tế- xã hội đi
đôi với tăng cường sức mạnh quốc phòng- an ninh. Kết hợp chặt chẽ kinh tế với
quốc phòng- an ninh, quốc phòng- an ninh với kinh tế trong từng chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế- xã hội và
trên từng địa bàn.
Sự gắn kết chặt chẽ mối
quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong nhận thức và thực hiện càng mở
rộng, đi vào chiều sâu trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, gắn kết trong
tổng thể phát triển của đất nước và quan hệ của Việt Nam với bên ngoài. Đại hội
XII phát triển thêm sự gắn kết yếu tố văn hoá: kết hợp chặt chẽ kinh tế, văn
hoá, xã hội với quốc phòng, an ninh và quốc phòng, an ninh với kinh tế, văn
hoá, xã hội. Quá trình nước ta ra khỏi bao vây, cấm vận, từng bước hội nhập sâu
rộng với thế giới và tác động của hội nhập quốc tế ngày càng lớn, cả tích cực
và tiêu cực đối với xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, yêu cầu bảo vệ Tổ quốc từ sớm,
từ xa. Đồng thời, kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại trong
phát triển đất nước, đòi hỏi phải giải quyết hai nhiệm vụ này gắn kết với hoạt
động đối ngoại. Việc phân loại đối tác, đối tượng trong xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc là một bước tiến lớn về nhận thức, xác định lợi ích của đất nước trong xử
lý mối quan hệ này. Đại hội XII của Đảng khẳng định: “Trên cơ sở vừa hợp tác,
vừa đấu tranh, hoạt động đối ngoại nhằm phục vụ mục tiêu giữ vững môi trường
hoà bình, ổn định, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất
nước, nâng cao đời sống nhân dân; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững
chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ
Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa”. Trải qua quá trình gần 35
năm đổi mới, trong điều kiện đất nước có hoà bình, tập trung sức xây dựng và
phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, nguy cơ xâm
lược, đe doạ đến độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ vẫn còn tiềm ẩn, nhất là
vấn đề Biển Đông, biên giới đất liền, sự chống phá của các thế lực cơ hội, thù
địch cùng với âm mưu kích động bạo loạn, lật đổ từ bên ngoài. Điều này càng cho
thấy, tầm quan trọng của việc giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc trong tình hình mới. Dự thảo Báo cáo Chính trị trình Đại hội XIII, khi xác
định quan điểm mới đã chỉ rõ: “Tiếp tục phát triển nhanh và bền vững đất nước;
gắn kết chặt chẽ và triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, trong đó phát triển kinh
tế- xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hoá là nền
tảng tinh thần của xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường
xuyên”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét