Lì xì ngày đầu năm là nét văn hóa đặc sắc trong Tết Nguyên đán. Mặc dù cách đón Tết nay và Tết xưa đã có ít nhiều thay đổi, nhưng tục lệ này vẫn sẽ luôn được gìn giữ và trở thành một phần không thể thiếu trong dịp Tết của người Việt Nam.
Theo truyền
thống, sáng mùng một Tết, cả gia đình sẽ sum họp lại với nhau thắp hương tổ
tiên và cùng nhau vui vầy ăn Tết. Trẻ nhỏ trao cho người lớn những lời chúc tốt
đẹp. Ông bà, cha mẹ thì gửi đến trẻ trong nhà những phong bao lì xì đỏ để lấy
lộc đầu năm. Đây được xem như là phong tục chẳng thể thiếu vào ngày Tết cổ
truyền Việt. Ngày nay, việc mừng tuổi
đã không còn giới hạn trong ngày mùng một hay ba ngày đầu năm nữa,
mà chỉ cần còn không khí Tết thì vẫn có thể lì xì con cháu của mình.
Ngoài ra tục lì xì cũng không còn giới hạn chỉ người
lớn lì xì cho trẻ nhỏ nữa. Chỉ cần là người đã đi làm, có thú nhập
là có thể mừng tuổi những bậc cao niên như cha mẹ, ông bà rồi. Không chỉ người
thân trong gia đình, tục lì xì đã mở rộng khi bạn bè, đồng nghiệp,
hàng xóm chúc Tết cũng có thể lì xì lẫn nhau.
Cận
Tết, trên nhiều diễn đàn chia sẻ câu chuyện của một bạn trẻ 25 tuổi, ra trường
đi làm 3 năm. Bạn trẻ thắc mắc bây giờ “Lì xì đầu năm bao nhiêu cho đủ?” bởi mọi
năm dù đã mừng tuổi 50.000 đồng nhưng anh ta vẫn bị họ hàng đánh giá là “mừng
tuổi quá ít”. Ngoài ra, trên nhiều diễn đàn cũng đăng tải những hình ảnh các bạn
trẻ xin tư vấn “Tết này thu chi bao nhiêu”, “mừng tuổi như thế nào”, “đổi tiền
mừng tuổi”. Một câu hỏi được đặt ra là việc mừng tuổi, tặng lì xì đầu năm có
còn như xưa hay đã bị biến tướng, mang nặng tính kinh tế.
Điều
đó cho thấy tục mừng tuổi đầu năm đang bị biến tướng, không còn giữ được nét đẹp
như xưa. Một đứa trẻ khi được mừng tuổi, sau tiếng cảm ơn không còn là niềm vui
sướng đi khoe vì may mắn nhận lì xì mà vội vàng kiểm tra xem bên trong có bao
nhiêu tiền.
Để giữ được nét đẹp của tục lì xì, chúng ta phải nâng cao
ý thức, nên nghĩ rằng mừng tuổi là ý nghĩa biểu tượng thôi.
“Cái cho không quan trọng bằng cách cho”, không quan
trọng bằng cách biếu nên coi đó là một thuần phong mỹ tục với ý nghĩa là khát
vọng cầu may, cầu cho sinh sôi phát triển, cầu cho ngoan ngoãn, cầu cho tốt
đẹp,... chứ không phải để mua những giá trị đó. Đưa phong tục trở về với ý
nghĩa tốt đẹp nhất của nó, làm sao đó để phong tục này là mỹ tục đừng biến
thành hủ tục”.
Hãy luôn nhớ phong bao lì xì màu đỏ chỉ đơn giản là món
quà may mắn đầu năm. Màu đỏ là biểu tượng của may mắn, Như ý - Cát tường - An
khang - Thịnh vượng, tất cả đều chứa đựng trong chiếc phong bao lì xì. Đặc
biệt, việc dùng bao lì xì còn thể hiện việc không so bì hơn thua, một sự kín
đáo nhã nhặn bởi tiền mừng tuổi chỉ là tiền may mắn không quan trọng số lượng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét