Theo các nhà nghiên
cứu, truyền thông có chức năng tạo dư luận xã hội để gây sức ép đối với chính
quyền trong hoạch định chính sách, cho phép các nhà hoạch định chính sách khai
thác sự chú ý của truyền thông như là cơ hội chính sách. Nếu như trước đây, chính
phủ có thể che giấu thông tin đối với người dân, doanh nghiệp, các tổ chức xã
hội thì ngày nay, sự phát triển của công nghệ thông tin, truyền thông đã làm
cho các quy trình xây dựng chính sách được minh bạch nhờ tính chất theo dõi,
giám sát và phản ứng của truyền thông. Sự phát triển của các loại hình báo chí
cùng với các nghiệp vụ phản ánh tinh vi đã làm cho sức mạnh của hệ thống truyền
thông chính sách như là một trụ cột thứ tư của nhà nước.
Vai trò của truyền
thông chính sách không chỉ giới hạn để cung cấp thông tin mà còn có chức năng
giáo dục mọi người về các vấn đề chính sách quan trọng, liên quan đến cuộc sống
của người dân. Truyền thông tiến hành các phê bình, phân tích và đánh giá
chuyên sâu bằng cách thảo luận về ưu và nhược điểm một chính sách nào đó của
chính phủ hoặc bất kỳ vấn đề nào một cách vô tư và công bằng. Trong quá trình
phục vụ công chúng, truyền thông chính sách có thể thông báo những gì tốt hay
có hại cho nhà nước, người dân, doanh nghiệp để có những phản đối hoặc hỗ trợ.
Đó là cách truyền thông chính sách thực hiện vai trò của một người đưa ra ý
kiến. Kết quả của cách tiếp cận như vậy là làm cho chính phủ có cơ sở thận
trọng, tỉ mỉ trong việc xây dựng chính sách.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét