Đã hơn 20 năm, Việt Nam bước vào xa lộ thông tin thế giới, kết nối với internet toàn cầu. Đất nước ta hiện là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển công nghệ thông tin nhanh nhất thế giới.
Từ xa lạ, mạng xã hội trở thành
một phần tất yếu trong cuộc sống của mỗi người dân. Thế nhưng tự do bày tỏ
chính kiến trên trang cá nhân cũng phải song hành với trách nhiệm công dân
trong việc đăng tải, chia sẻ thông tin phù hợp với các quy định của luật pháp.
Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và bảo vệ các quyền tự do cơ bản của con
người, trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tiếp cận thông
tin, tự do internet nói chung và mạng xã hội nói riêng. Thông qua mạng xã hội,
người dân được bày tỏ chính kiến, tổ chức các diễn đàn thảo luận, phản biện chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Nhiều thông tin từ mạng xã hội được
các cơ quan chức năng kiểm tra và xử lý kịp thời. Việt Nam cũng ngày càng hoàn
thiện các quy định pháp luật để bảo đảm quyền tự do thông tin của người dân.
Trong đó phải kể đến như Luật Báo chí 2016; Luật Tiếp cận thông tin 2016; Luật
An ninh mạng 2018.
Thế nhưng, trái ngược với hiện
thực khách quan tại Việt Nam, các thế lực thù địch lại cố tình bóp méo, xuyên
tạc. Không khó để nhận ra, những cá nhân, tổ chức đưa ra những quan điểm sai
trái trên, đều đi ngược lại với quyền lợi và mong muốn của mỗi người dân Việt
Nam. Một câu hỏi đặt ra là, tại sao trong hơn 60 triệu người sử dụng mạng xã
hội, chỉ một số người bị xử lý? Đó là vì họ đã vi phạm pháp luật. Đơn cử, khi
cả nước đang lo lắng bởi dịch Covid-19, các cấp, các ngành gồng mình chống dịch
thì nhiều người phát tán lên mạng xã hội hàng loạt những thông tin bịa đặt,
rằng nơi này, nơi kia có người bị nhiễm hoặc bị chết vì dịch. Việc xử lý kịp
thời, kiên quyết của cơ quan chức năng được dư luận đồng tình, ủng hộ.
Ngoài những nhu cầu cơ bản, mỗi
công dân còn có mong muốn được sống, làm việc trong môi trường an toàn, được
tôn trọng. Cũng như cuộc sống, mạng xã hội cũng cần được thiết lập “vùng an
toàn” mà trong đó, mỗi công dân phải được pháp luật bảo vệ. Không chỉ tại Việt
Nam, các quốc gia trên thế giới đều đưa ra những quy định cụ thể với các hành
vi, phát ngôn trên mạng xã hội. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, khoảng 6 năm
trở lại đây, đã có 23 quốc gia ban hành trên 40 văn bản luật và dưới luật về an
ninh mạng, tạo cơ sở pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ
quan, tổ chức trên môi trường internet.
Theo thống kê của Microsoft, có đến 39% người dùng mạng xã hội tại Việt Nam gặp
phải những thông tin có tính chất bịa đặt, lừa đảo. Sau hơn một năm thực thi
(1/1/2019), Luật An ninh mạng đã phát huy vai trò tích cực trong việc thực hiện
các biện pháp bảo vệ an toàn, an ninh mạng, kịp thời ngăn chặn, xử lý các hành
vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng. Trên cơ sở đó, ngày 3/2/2020, Chính phủ
ban hành Nghị định số 15 về “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch
điện tử”. Nghị định 15 của Chính phủ ra đời là khách quan, có căn cứ thực tiễn,
pháp lý rõ ràng, đáp ứng yêu cầu cấp thiết về an toàn thông tin mạng, đảm bảo
cho mạng xã hội phát triển lành mạnh, góp phần bảo vệ trật tự an toàn xã hội.
Riêng đối với những hành vi lừa đảo, tung tin sai sự thật lên mạng xã hội, mức
xử phạt từ 10 đến 20 triệu đồng. Đây là chế tài để người dùng mạng xã hội cân
nhắc trước khi phát ngôn trên mạng xã hội.
ảng, Nhà nước ta đã và đang nỗ lực để bảo đảm quyền được thông tin của người
dân. Hưởng thành quả đó, mỗi người cũng phải ý thức rõ trách nhiệm công dân của
mình trên xa lộ thông tin toàn cầu, luôn cảnh giác và kiên quyết đấu tranh với
thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, truyền bá những quan điểm sai trái, thù địch, vu
cáo, xuyên tạc làm tổn hại đến lợi ích của đất nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét